2.5.2.1. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý thu BHXH tại BHXH Huyện Xuyên Mộc còn những mặt tồn tại và hạn chế như sau:
Mặc dù số lao động tham gia và số thu BHXH tăng qua các năm nhưng chưa nhiều, tỷ trọng người tham gia BHXH trên tổng số người trong độ tuổi lao động trong toàn huyện còn thấp chỉ đạt 25,5% (năm 2019) .
Số tiền nợ đọng ở Huyện Xuyên Mộc ở mức thấp (0,6% năm 2019), tuy nhiên số nợ này chủ yếu thuộc vào một vài DNNQD nợ kéo dài nhiều tháng, từ năm này
qua năm khác; BHXH huyện đã đề nghị BHXH tỉnh lập đoàn thanh tra, kiểm tra, qua thanh tra, kiểm tra đã có Quyết định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực BHXH theo quy định nhưng đơn vị vẫn cố tình không chấp hành.
Công tác tuyên truyền các chính sách BHXH, BHYT chưa thực hiện thường xuyên, liên tục, chưa đa dạng và phong phú về hình thức cũng như nội dung tuyên truyền chưa có chiều sâu. Vì vậy đối tượng tham gia BHXH bắt buộc hàng năm tăng không nhiều, trong khi đó đối tượng hưởng trợ cấp 01 lần hàng năm rất nhiều số liệu thể hiện trong 02 năm như sau: năm 2017 là: 1.144 người, số tiền 25,11 tỷ đồng, năm 2018 là 1.343 người, số tiền 35,02 tỷ đồng, năm 2019 là 1.434 người, số tiền 42,19 tỷ đồng; tỷ lệ tăng năm 2018 so với năm 2017 số người tăng 17%, số tiền tăng 39%, năm 2019 so với năm 2018 số người tăng 7%, số tiền tăng 20%. Qua số liệu này thể hiện chính sách BHXH chưa mang tính lâu dài ảnh hưởng rất lớn đến chính sách ASXH.
Việc thực hiện các quy định của pháp luật về xử lý các vi phạm pháp luật về BHXH đã có trong các văn bản Luật, Nghị định nhưng khi thực hiện còn rất nhiều vướng mắc do quy định về thủ tục tiếp nhận và thụ lý hồ sơ.
Công tác thanh tra, kiểm tra, đốc thu BHXH đã được thực hiện nhưng chưa thường xuyên nhất là kiểm tra liên ngành và kiểm tra đột xuất tại đơn vị có dấu hiệu vi phạm.
2.5.2.2. Nguyên nhân những hạn chế
Số lao động tham gia còn thấp chưa đúng với tiềm năng lao động hiện nay là do tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện còn chưa đồng đều, sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu mang tính chất gia đình; Huyện có thế mạnh về du lịch các dự án đầu tư vào Du lịch hiện nay mới đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở chưa hoàn thiện đưa vào khai thác do vậy chưa thu hút được lao động. Nhiều chủ SDLĐ chỉ ký HĐLĐ tượng trưng với một số lao động quản lý chủ chốt của doanh nghiệp, khai
giảm số lao động hoặc không ký HĐLĐ với NLĐ; hoặc có những trường hợp lách luật bằng cách chỉ ký HĐLĐ dưới 3 tháng hoặc hợp đồng khoán việc theo thời vụ… NLĐ làm trong các doanh nghiệp lại không hiểu biết nhiều về BHXH, nhiều NLĐ còn khó khăn về đời sống vì vậy đã thỏa thuận với chủ SDLĐ không trích nộp tiền của mình để tham gia BHXH hoặc đồng ý tham gia BHXH với mức lương thấp nhất.
Tình trạng trốn, nợ, chậm đóng BHXH vẫn xảy ra thường xuyên làm cho công tác thu không đạt hiệu quả cao. Trong giai đoạn 2017 - 2019, dù số nợ đọng ở mức tỷ lệ nợ thấp hơn kế hoạch giao nhưng khắc phục triệt để, vẫn còn tồn tại những doanh nghiệp nợ BHXH kéo dài.
Công tác thông tin tuyên truyền về chính sách BHXH chưa hiệu quả nhiều, tuyên truyền chưa sâu rộng, chưa sát với cơ sở, các hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú do vậy đối tượng chưa hiểu rõ hết lợi ích của chính sách BHXH, BHYT nên chưa có ý thức chấp hành, tự giác tham gia.
Thực hiện quy định của pháp luật về chính sách BHXH hiện nay còn nhiều hạn chế. Đối với cơ quan thực thi pháp luật, còn có nhiều quan điểm trái chiều nhau khi về xử lý vi phạm luật BHXH về hồ sơ cũng như thụ lý vụ việc; chế tài chưa mạnh, chưa đủ sức răn đe.
Cán bộ làm công tác thu BHXH hiện nay do áp lực công việc ngày càng tăng, trong khi đó biên chế không tăng vì vậy chủ yếu là xử lý nghiệp vụ chuyên mộn, chưa có nhiều thời gian bồi dưỡng trình độ chuyên môn, do va chạm thực tế ít, không thường xuyên bán sát cơ sở, thiếu kinh nghiệm giải quyết những phát sinh xảy ra. Tác phong làm việc còn nặng về hành chính, thiếu biện pháp và phương thức tổ chức thực hiện.
Công tác thanh tra, kiểm tra chưa đươc thực hiện theo đúng yêu cầu thực tế hiện nay. Hàng tháng, có phân công cán bộ thu xuống đơn vị đối chiếu, đôn đốc nợ đối
với đơn vị chậm nộp BHXH và để kiểm tra tình tình thực hiện chế độ BHXH. Hiện nay, BHXH huyện vẫn còn thực hiện tổ chức kiểm tra đơn vị dựa trên số lượng đơn vị theo chỉ tiêu, kế hoạch được BHXH tỉnh giao hàng năm. Kiểm tra liên ngành những năm qua cũng chỉ thực hiện một năm hai đợt vào quý II và quý IV, chưa tăng thêm số lượng các cuộc kiểm tra là do hiện nay khối lượng công việc của BHXH nói riêng, của các ngành liên quan nối chung tăng quá nhiều nhưng số lao động lại giảm do Nhà nước thực hiện tinh giản biên chế, khi tổ chức đi kiểm tra đơn vị thì cần có thời gian chuẩn bị và nghiên cứu nên thành lập đoàn gặp nhiều khó khăn.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển thiếu bền vững, sản phẩm làm ra khó cạnh tranh trong cơ chế thị trường do vậy không có điều kiện để trả lương xứng đáng cho NLĐ, chưa có cơ chế tốt để giữ chân NLĐ vì vậy NLĐ không gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến phát triển của doanh nghiệp và đời sống của NLĐ.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong nội dung Chương 2 của luận văn, tác giả đã giới thiệu tổng quan về BHXH Huyện Xuyên Mộc và thực trạng của các hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH Huyện Xuyên Mộc trong 03 năm (2017 = 2019). Qua quá trình nghiên cứu, phân tích, tác giả đã tiến hành nhận xét, đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH Huyện Xuyên Mộc trong thời gian vừa qua. Kết quả nghiên cứu sẽ là tiền đề giúp tác giả đưa ra các nhóm giải pháp đề xuất phù hợp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH Huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ
HỘI HUYỆN XUYÊN MỘC