Thực trạng phương thức và mức đóng BHXH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện xuyên mộc tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 81 - 84)

2.3.4.1. Phương thức đóng

Hiện nay cơ quan BHXH Huyện Xuyên Mộc đang thực hiện phương thức thu BHXH theo Căn cứ Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014. Căn cứ Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ

qui định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ lao động thương binh xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.

Hàng tháng chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng NSDLĐ đóng BHXH trên quỹ tiền lương, tiền công của những NLĐ tham gia BHXH, phần này đóng cùng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH tỉnh đăng ký sử dụng tại kho bạc Nhà Nước hoặc hệ thống các ngân hàng.

Với phương thức và mức đóng BHXH bắt buộc như hiện nay đã đảm bảo cho đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về trích nộp BHXH bắt buộc ngay sau khi thanh toán tiền lương, thuận tiện cho đơn vị SDLĐ trong việc thanh quyết toán tiền lương cho NLĐ, đồng thời giúp cho cơ quan BHXH dễ quản lý, theo dõi và là căn cứ giải quyết các chế độ BHXH cho NLĐ được kịp thời khi họ không may gặp rủi ro.

2.3.4.2. Mức đóng BHXH

- NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (thực hiện theo thang, bảng lương của Nghị định 204/2004/NĐ-CP) thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) (quy định tại Khoản 1, Điều 89 Luật BHXH 2014).

- Đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và từ ngày 01/01/2018 trở đi thêm các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động (quy định tại Khoản 1, Điều 89 Luật BHXH 2014).

- Trường hợp tiền lương tháng cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở (quy định tại Khoản 3, Điều 89 Luật BHXH 2014).

Ngoài ra, theo Bộ luật lao động quy định mức tiền lương do đơn vị quyết định thì mức tiền lương thấp nhất để trả cho NLĐ là mức tiền lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, đối với NLĐ đã qua học nghề đào tạo phải cộng thêm 7% và người làm công việc nặng nhọc, độc hại cộng thêm 5% lương tối thiếu vùng. Đối với người quản lý điều hành doanh nghiệp hoặc hợp tác xã có hưởng tiền lương thì mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH do Điều lệ đơn vị quy định.

Thực hiện Điều 93, Bộ luật lao động 2012 thì NSDLĐ có trách nhiệm xây dựng thang, bảng lương trên cơ sở định mức lao động để làm căn cứ tuyển dụng và thỏa thuận mức tiền lương ghi trên HĐLĐ để trả lương cho NLĐ. Khi xây dựng định mức lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở và phải công bố công khai thang, bảng lương tại nơi làm việc của NLĐ trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi đơn vị đặt trụ sở để báo cáo.

Bảng 2.6: Số người tham gia BHXH bắt buộc theo mức lương

STT Mức lương (triệu đồng) Năm Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018 Năm 2017 Tỷ lệ (%) Năm 2018 Tỷ lệ (%) Năm 2019 Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 < 4 2.626 43,3 2.449 37,5 2.101 30,1 -177 -7,2 -348 -14,2 2 4 - 5 3.111 51,3 3.538 54,1 3.521 50,5 427 12,1 -17 -0,5 3 5 - 6 101 1,7 251 3,8 756 10,8 150 59,8 505 201,2 4 6 - 7 67 1,1 104 1,6 149 2,1 37 35,6 45 43,3 5 7 - 8 41 0,7 71 1,1 112 1,6 30 42,3 41 57,7 6 8 - 10 31 0,5 36 0,6 128 1,8 5 13,9 92 255,6 7 10 - 15 44 0,7 33 0,5 87 1,2 -11 -33,3 54 163,6 8 > 15 39 0,6 56 0,9 117 1,7 17 30,4 61 108,9 Tổng 6.060 100 6.538 100 6.971 100 478 7,3 433 6,6

Bảng 2.6 cho thấy Số người tham gia BHXH bắt buộc theo mức lương. Mức lương thấp từ 4-5 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất qua các năm, mức lương rất thấp dưới 4 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao thứ hai. Tuy nhiên mức lương rất thấp dưới 4 triệu đồng đã giảm dần qua các năm 2018 và 2019 để thay vào đó là các mức lương cao hơn. Điều này cho thấy số người tham gia BHXH bắt buộc theo mức lương cao hơn (Từ 5 triệu đồng trở lên) ngày càng tăng lên theo thời gian.

Bảng 2.7: Mức đóng BHXH hàng tháng của NLÐ và NSDLÐ

Đơn vị tính: Tỷ lệ %

Năm Người SDLĐ (%) NLĐ (%) Cộng (%)

2016 – 5/2017 22 10,5 32,5

6/2017 - 2019 21,5 10,5 32

(Nguồn: Báo cáo của BHXH Huyện Xuyên Mộc) Bảng 2.8: Mức đóng BHXH hàng tháng của NLÐ và NSDLÐ

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Quỹ lương năm Mức tiền đóng

NSDLĐ Mức tiền đóng NLĐ 2017 306.197 65.832 32.150 2018 341.469 73.416 35.854 2019 405.123 87.101 42.538

(Nguồn: Bộ phận quản lý thu tại BHXH Huyện Xuyên Mộc) Tuy tỷ lệ đóng BHXH hàng tháng của NSDLÐ kể từ tháng 6/2017 – 2019 có giảm 0,5% (21,5%) nhưng do sự gia tăng số lượng lao động và số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn nên số tiền thu BHXH cũng tăng dần qua các năm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện xuyên mộc tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)