Các hình thức chi trả cổ tức qua các năm

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị tài chính phân tích chính sách cổ tứuc công ty cổ phần tập đoàn hòa phát (Trang 27 - 30)

Chương II Phân tích chính sách cổ tức tập đoàn Hòa Phát

2. Chính sách trả cổ tức của tập đoàn Hòa Phát

2.3. Các hình thức chi trả cổ tức qua các năm

CTCP Tập đoàn Hòa Phát trả cổ tức cho cổ đông dưới hai hình thức đó là trả bằng tiền mặt và trả bằng cổ phiếu. Biểu đồ về hình thức chi trả cổ tức của CTCP Tập đoàn Hòa Phát trong 5 năm gần đây như sau:

Hình 6. Hình thức chi trả cổ phiếu của Hòa Phát giai đoạn 2016 – 2020 Biểu đồ trên cung cấp cho ta số liệu của các hình thức chi trả cổ tức của CTCP Tập đoàn Hòa Phát của 5 năm gần đây. Cụ thể như sau:

- Năm 2016, công ty thực hiện trả cổ tức hoàn toàn bằng cổ phiếu với tỷ lệ thực hiện là 50%, tức là mỗi cổ đông nắm giữ 10 cổ phiếu sẽ được nhận 5 cổ phiếu mới. Đây là mức chi trả cổ tức cao. Năm 2016 là năm mà Tập đoàn Hòa Phát đạt tổng doanh thu gần 34.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 6.606 tỷ đồng. Đây là năm đạt doanh thu và lợi nhuận cao nhất kể từ khi thành lập Tập đoàn. Vì thế mức chi trả cổ tức hậu hĩnh như vậy là một điều hoàn toàn hợp lý. Điều này cho thấy nguồn vốn các cổ đông bỏ ra đã được đầu tư một cách hiệu quả.

- Năm 2017 tiếp tục là một năm CTCP Tập đoàn Hòa Phát trả cổ tức hoàn toàn bằng cổ phiếu, với tỷ lệ là 40%, một tỷ lệ khá cao cho các cổ đông, bởi lẽ năm 2017 cũng

29

là một năm hoạt động tốt của Hòa Phát: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt mức 46.854 tỷ đồng, tăng 38,2% so với năm trước và tăng 17,1% so với kế hoạch; Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối năm là 8.015 tỷ đồng, vượt 33,4% so với kế hoạch đề ra.

- Năm 2018, CTCP Tập đoàn Hòa Phát một lần nữa trả cổ tức bằng cổ phiếu, nhưng tỷ lệ năm này là 30%, tức mỗi cổ đông đang sở hữu cứ 10 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 3 cổ phiếu mới. Đây là năm thứ 3 liên tiếp công ty sử dụng hình thức chi trả cổ tức hoàn toàn bằng cổ phiếu. Lý do Hòa Phát không trả cổ tức tiền mặt vì cần nguồn vốn để đầu tư cho Khu Liên hợp sản xuất gang thép ở Dung Quất, Quảng Ngãi. Hoạt động chi trả cổ tức bằng cổ phiếu - thay vì bằng tiền mặt - sẽ giúp Hòa Phát làm dày thêm đệm vốn, giữ lại được lợi nhuận, tạo lập nguồn lực cho các kế hoạch đầu tư phát triển của mình.

- Năm 2019, CTCP Tập đoàn Hòa Phát chi trả cổ tức dưới 2 hình thức là tiền mặt và cổ phiếu. Đây là lần đầu tiên Hòa Phát trả cổ tức tiền mặt kể từ khi đầu tư vào Dung Quất. Phương án chia cổ tức năm 2019 được thực hiện với tổng tỷ lệ chi trả là 25%. Cụ thể, tập đoàn sẽ chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu bằng tiền mặt với tỷ lệ 5% trên mệnh giá 10.000 đồng, tức là mỗi cổ phiếu sở hữu sẽ được nhận 500 đồng. Ngoài ra công ty cũng phát hành thêm hơn 552 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức năm 2019 theo tỷ lệ 20% - cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 2 cổ phiếu mới.

- Năm 2020, Hòa Phát tiếp tục sử dụng chính sách cổ tức chi trả cho cổ đông dưới cả 2 hình thức là tiền mặt và cổ phiếu. Mức chi trả cổ tức cho năm 2020 là 40%, trong đó 5% được chi trả bằng tiền mặt và 35% còn lại chi trả dưới hình thức cổ phiếu, hệ số chi trả là 20:7 tức là mỗi 20 cổ phiếu sở hữu sẽ được nhận về 7 cổ phiếu mới. Dù ngành thép có kết quả kinh doanh suy giảm do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19, nhưng CTCP Tập đoàn Hòa Phát vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất, tăng thị phần trong nước và tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới. Cụ thể, thị phần của Hòa Phát tăng lên chủ yếu nhờ sự đóng góp của khu liên hợp Dung Quất. Hòa Phát lại là doanh nghiệp niêm yết đầu ngành thép, có quy mô lớn cùng cơ cấu tài chính lành mạnh đã giúp duy trì được mức lợi nhuận gộp cao hơn hẳn trung bình ngành. Ngoài ra, Hòa Phát cũng được hưởng lợi từ việc đẩy mạnh đầu tư công. Do đại dịch COVID-19, Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư

30

công để hỗ trợ nền kinh tế, thông qua các dự án cơ sở hạ tầng trong khoảng thời gian 6 tháng cuối năm 2020.

Trước đó, CTCP Tập đoàn Hòa Phát dự định trả cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 35%, trong đó có 30% bằng cổ phiếu và 5% bằng tiền mặt. Tuy nhiên, tại Đại hội cổ đông 2021, có cổ đông bày tỏ mong muốn nâng tổng tỷ lệ cổ tức lên 40%. Sau khi biểu quyết, Hòa Phát thống nhất chia cổ tức mức 40% như trên. Tổng Giám đốc Trần Tuấn Dương cho rằng “Việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức không làm tăng lượng tiền mặt của công ty, nhưng việc này lại làm tăng vốn điều lệ, thể hiện sự cam kết của cổ đông vào hoạt động dài hạn.

Như vậy có thể thấy rằng CTCP Tập đoàn Hòa Phát sử dụng chính sách chi trả cổ tức kết hợp cả 2 hình thức chi trả bằng tiền mặt và chi trả bằng cổ phiếu. Trên thực tế, các nhà đầu tư đều thích nhận cổ tức bằng tiền mặt hơn, bởi khi được nhận về một lượng tiền để có thể sử dụng luôn sẽ tạo cảm giác an toàn và chắc chắn. Ngoài ra một công ty trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ thể hiện rằng đó là một công ty có khả năng thanh toán tốt, có sức khỏe tài chính lành mạnh. Tuy nhiên ở Hòa Phát lại khác: Tuy hoạt động kinh doanh khá ổn định và luôn có chiều hướng phát triển, thậm chí còn đạt doanh số cao qua từng năm, nhưng Hòa Phát lại có mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt khá thấp, chỉ 5%, thậm chí giai đoạn 3 năm từ 2016-2018 không trả cổ tức bằng tiền mặt. Nguyên nhân ở đây là bởi, CTCP Tập đoàn Hòa Phát đang trong giai đoạn tăng trưởng cao, họ có nhu cầu được giữ lại lợi nhuận để mở rộng kinh doanh, cụ thể là đầu tư vào Khu Liên hợp Hòa Phát Dung Quất. Công suất thiết kế của Khu này lên đến 5 triệu tấn thép/năm, vì vậy mà nhu cầu vốn rất lớn. Cho đến nay, các hạng mục chính đã cơ bản hoàn thành và đạt được công suất như dự kiến, Chủ tịch tập đoàn cho biết trong tương lai CTCP Tập đoàn Hòa Phát dự định vẫn sẽ giữ lại lượng tiền của công ty để tiếp tục đầu tư và tập trung vào hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Trả cổ tức bằng cổ phiếu là hình thức chi trả được sử dụng phổ biến tại CTCP Tập đoàn Hòa Phát trong 5 năm vừa qua. Đây là hình thức chi trả giúp Hòa Phát hạn chế được lượng tiền mặt ra khỏi công ty, qua đó gia tăng được việc đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất và cũng tránh nguy cơ phải đi vay vốn, giảm chi phí phát hành cổ phiếu khi cần vốn.

31

Theo lẽ thông thường, các nhà đầu tư sẽ thích được trả cổ tức bằng tiền hơn, nhưng ở Hòa Phát, cụ thể là năm 2017, nếu chia cổ tức bằng tiền mặt thì với mỗi cổ phần nắm giữ mệnh giá 10.000 đồng, cổ đông sẽ nhận về 4.000 đồng; Nhưng cũng với tỷ lệ chi trả 40% như trên, theo phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu, thì với mỗi cổ phần nắm giữ, cổ đông HPG sẽ nhận về thêm 0,4 cổ phiếu mới. Mà thị giá HPG thời điểm đó đang khá cao, thường duy trì trên vùng giá 40.000 đồng/cổ phiếu. Nếu cổ đông lấy phần cổ phiếu nhận về từ chia cổ tức đem chuyển nhượng trên sàn, họ có thể sẽ thu về số tiền thực thu gấp nhiều lần so với phương án nhận cổ tức bằng tiền mặt. Như vậy chia cổ tức bằng cổ phiếu là một phương án hữu hiệu cho cả đôi bên ở Hòa Phát.

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị tài chính phân tích chính sách cổ tứuc công ty cổ phần tập đoàn hòa phát (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)