Đánh giá chính sách cổ tức

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị tài chính phân tích chính sách cổ tứuc công ty cổ phần tập đoàn hòa phát (Trang 32 - 33)

Chương II Phân tích chính sách cổ tức tập đoàn Hòa Phát

1. Đánh giá chính sách cổ tức

1.1. Ưu điểm

 Chính sách chi trả cổ tức thu hút nhiều nhà đầu tư, giảm nguy cơ thiếu vốn:

Từ năm 2007 đến nay, kể từ khi lên sàn chứng khoán, tỷ lệ chi trả cổ tức của Tập đoàn Hòa Phát luôn từ 20% trở lên, thậm chí vào những thời kỳ doanh nghiệp cần một lượng vốn lớn để rót vào các dự án trọng điểm (giai đoạn 2016 - 2020) thì tỷ lệ này vẫn không bị giảm. Một doanh nghiệp vừa có bề dày thương hiệu - vừa có chính sách cổ tức ổn định và cao như Tập đoàn Hòa Phát, thật dễ hiểu khi công ty ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư rót vốn. Chỉ trong 5 năm (từ 2016 - 2021), vốn điều lệ của Tập đoàn đã cao gấp năm lần (44.729 tỷ đồng so với 8.429 tỷ đồng) so với cùng kỳ 5 năm trước, đưa Tập đoàn Hòa Phát thành doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

 Sử dụng linh hoạt hai hình thức chi trả cổ tức là tiền mặt và cổ phiếu:

Trong lịch sử chi trả cổ tức của Tập đoàn Hòa Phát, công ty luôn cố gắng vận dụng linh hoạt hai hình thức chi trả cổ tức (tiền mặt và cổ phiếu).

Ví dụ: trong giai đoạn 2016-2018, tập đoàn Hoà Phát tập trung nguồn lực vào dự án Thép Dung Quất nên cổ tức trả cho cổ đông hoàn toàn là cổ phiếu (lần lượt là 50%, 40%, 30%). Khi Dung Quất bắt đầu đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp (giai đoạn 2019 - 2020) thì doanh nghiệp lại trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt (2019: 5% tiền mặt - 20% cổ phiếu; 2020: 5% tiền mặt - 35% cổ phiếu). Trong năm 2021, do Khu Liên hợp Dung Quất bước vào giai đoạn 2 nên có thể tỷ lệ cổ tức chi trả bằng cổ phiếu vẫn cao, song rõ ràng là doanh nghiệp đã vận dụng khá linh hoạt hai hình thức trên, gắn liền với từng giai đoạn của kế hoạch cụ thể. Điều này đã giúp doanh nghiệp giữ chân được các cổ đông và có nguồn vốn để đầu tư.

 Chính sách cổ tức gắn liền với chiến lược của công ty:

Là một doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực với nhiều dự án quan trọng, Tập đoàn Hòa Phát nhận định được vốn là yếu tố cực kỳ cấp thiết. Do đó, trong suốt lịch sử chi trả

34

cổ tức của mình, tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu của công ty khá lớn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thêm vốn điều lệ.

1.2. Nhược điểm

 Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cao:

Trong ba năm từ 2016 đến 2018, Tập đoàn Hòa Phát chi trả cổ tức hoàn toàn bằng cổ phiếu. Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu trong thời gian dài có thể gây ra phản ứng ngược: không chỉ gây gánh nặng về cổ tức đối với cổ phiếu mới, mà còn khiến cổ đông cảm thấy mất niềm tin về tính thanh khoản của khoản đầu tư hoặc e ngại khi đầu tư thêm.

 Cổ phiếu có rủi ro pha loãng:

Tính đến ngày 22/11/2021, số cổ phiếu đang lưu hành của Tập đoàn Hòa Phát lên tới 4.472.922.706 cổ phiếu. Đối chiếu với lịch sử tỷ lệ chi trả cổ tức của Tập đoàn Hòa Phát, có thể nhận thấy doanh nghiệp đang trả cổ tức bằng cổ phiếu cao hơn rất nhiều so với trả cổ tức bằng tiền mặt (năm 2020 là 5% chi trả bằng tiền mặt, 35% chi trả bằng cổ phiếu), việc mất cân đối về tỷ lệ chi trả cổ tức có thể khiến cổ phiếu của tập đoàn bị pha loãng.

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị tài chính phân tích chính sách cổ tứuc công ty cổ phần tập đoàn hòa phát (Trang 32 - 33)