Những hình thức thể hiện mới

Một phần của tài liệu Tổng hợp, biến tính vật liệu nano của một số nguyên tố đất hiếm và đánh giá hoạt tính xúc tác quang hóa (Trang 46)

6. Cấu trúc của luận án

2.2.2. Những hình thức thể hiện mới

Văn chính luận thường đưa ra những bình giá công khai, khác với văn bản nghệ thuật thường thể hiện quan niệm, lập trường theo kiểu ngầm ẩn, gián tiếp. Thái độ bình giá trong một văn bản chính luận không phải chỉ của riêng tác giả mà còn của chung một nhóm người, một tập thể, một tổ chức xã hội, một giai cấp.

Với tư duy khái quát của nhà chính trị kết hợp với sự nhạy cảm trước các vấn đề thời sự, tác giả của các áng văn chính luận thường luận bàn về những vấn đề thời sự cấp bách, thiết thân với nhiều người và nêu lên những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề đó. Chính vì vậy, văn chính luận luôn được nhiều đối tượng trong xã hội quan tâm.

Như đã nêu trên, thái độ bình giá trong một văn bản chính luận không phải chỉ của riêng tác giả mà còn của chung một nhóm người, một tập thể, một tổ chức xã hội, giai cấp, các tác phẩm được viết ra đều hướng đến động cơ, mục đích nhất định gắn liền với đời sống chính trị, xã hội của đất nước, không hướng đến mục đích giải trí.

Nội dung văn chính luận luôn gắn liền với đời sống văn hóa chính trị, xã hội của một thời kỳ, vì vậy, ngôn ngữ chính được sử dụng trong đó thường là những quy luật, khái niệm, thuật ngữ của khoa học chính trị. Trong quá trình chuyển tiếp và định hình dòng văn chính luận có thể kể đến Phan Bội Châu (1867 - 1940) như một trường hợp tiêu biểu. Trên phương diện hệ hình tác giả, Trần Ngọc Vương một mặt ghi nhận sự tiếp nối Phan Bội Châu - Hồ Chí Minh, mặt khác hướng đến xác định kiểu tác giả "nhân cách lãnh tụ” ở tầm cấp phạm vi phương Đông: "Một cách chặt chẽ thì phải nói rằng Phan Bội Châu không hiểu thực chất tư tưởng dân chủ và tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Sự trưởng thành của phong trào quần chúng cách mạng từ những năm XX từng bước một đã vượt ra ngoài sự hình dung của Phan Bội Châu. Nhà cách mạng thế hệ mới Nguyễn Ái Quốc một mặt vẫn thừa nhận ông là "người anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, mặt khác đã nhận thấy rằng ông "không am hiểu chính trị hiện đại và quần chúng cách mạng hiện đại”. Có thể nói hai phương diện có ý nghĩa trường tồn trong nhân cách Phan Bội Châu là nhà yêu nước vĩ đại và con người vị tha, nhà nhân đạo chủ nghĩa chiến đấu. Cùng với Tôn Trung Sơn, Mahátma Găngđi, ông nằm trong số những lãnh tụ cách mạng phương Đông kế thừa nhiều đặc điểm của các nhân cách lãnh tụ trong quá khứ” [201, tr. 34]. Có

thể thấy ở đây dấu ấn vị thế loại hình tác giả lãnh tụ, nhà chính trị, nhà yêu nước, cách mạng và tuyên truyền Phan Bội Châu như một điển hình của dòng văn chính luận giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.

Nhận diện Phan Bội Châu như một kiểu tác giả "Nhà tuyên truyền tư tưởng yêu nước”, Nguyễn Văn Hoàn nhấn mạnh cách hiểu, cách vận dụng vũ khí chính luận tuyên truyền: "Với Phan Bội Châu và các chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ, lần đầu tiên văn chương đã trở thành một lợi khí tuyên truyền một cách có ý thức, một lợi khí tuyên truyền nhằm vào một đối tượng công chúng rộng lớn là nhân dân toàn quốc. Với Phan Bội Châu và các chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ, văn chương đã vượt ra khỏi khuôn khổ tiêu khiển chật hẹp nơi "trà dư tửu hậu” của nhà nho để có một sứ mệnh thiêng liêng, một nội dung cao quý”, đồng thời xác định các phương diện nghệ thuật về thể tài, thể loại, cảm xúc, lập luận đi vào lòng người: "Văn tuyên truyền trước hết phải có sức rung động lòng người. Học tập tốt văn cổ động của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, vận dụng các hình thức văn học dân tộc, Phan đã viết nhiều "huyết lệ”, "huyết thư”, lời lẽ lâm ly, cảm khái. Văn tuyên truyền cần có nghệ thuật, có nghệ thuật thực sự mới mong xúc động được lòng người, nhưng quan trọng hơn nữa là cần có một nội dung, có khả năng hướng đạo quần chúng, chỉ rõ một hướng đi, nói cụ thể là phải vừa có tình, vừa có lý” [63, tr. 135-137]. Có thể nói đây cũng là những căn cứ tiền đề để xác định phong cách nghệ thuật văn chính luận tuyên truyền Phan Bội Châu trong dòng chảy văn chính luận của các chí sĩ yêu nước và cách mạng giai đoạn đầu thế kỷ XX so với toàn bộ văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Nằm trong quỹ đạo chung của nền văn học Việt Nam giai đoạn hiện đại hoá chặng đường đầu thế kỷ XX, văn chính luận cũng đã từng bước phát triển mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu cuộc sống.

Về thể loại, văn chính luận Việt Nam hiện đại đã dần thoát khỏi được các thể loại hịch, cáo, chiếu, biểu... hướng đến các tác phẩm gắn liền với báo chí. Tuy nhiên lực lượng sáng tác thể loại này không nhiều so với thành tựu sáng tác hình

tượng, hư cấu. Tác giả tiêu biểu nhất viết thể loại văn chính luận giai đoạn này là Nguyễn Ái Quốc, Người viết nhiều tác phẩm chính luận đăng trên các tờ báo:

Người cùng khổ (Le Paria), Nhân đạo (L’ humanité), Đời sống thợ thuyền (La vie ouvrière), Thư tín quốc tế (La correspondence internationale), Sự thật (Pravda),

Tiếng còi, Công nhân Bakinski. Các tác phẩm tiêu biểu có: Tâm địa thực dân, vấn đề dân bản xứ (1919), Bình đẳng (1922), Vực thẳm thuộc địa (1923), Công cuộc khai hóa giết người (1924), Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).

Về ngôn ngữ sáng tác, văn chính luận giai đoạn giai đoạn đầu thế kỷ XX đã không còn chịu sự tác động của văn tự cổ Trung Hoa. Chữ Quốc ngữ và văn hóa phương Tây đã có cuộc lấn sân và thay thế ngôn ngữ, phương thức sáng tác trước đó. Văn chính luận giai đoạn này chủ yếu được viết bằng tiếng Pháp trên các loại sách, báo, tạp chí nước ngoài.

2.3. Di sản văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

2.3.1. Văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từ góc nhìn định lượng

Theo cái nhìn khái quát nhất, trước tác của Hồ Chí Minh có ba bộ phận chính: văn chính luận, truyện ký và thơ ca. Trong số này, văn chính luận được viết trải đều trong suốt cả cuộc đời; truyện ký chủ yếu được viết ở nửa đầu cuộc đời, còn lại thơ ca lại được sáng tác chủ yếu ở nửa sau cuộc đời.

Về truyện ngắn và ký, Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều tác phẩm phi hư cấu và hư cấu, trong đó có tác phẩm viết bằng tiếng Pháp như Paris, Lời than vãn củabà Trưng Trắc, Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Con rùa (1925)…; bằng tiếng Việt như Nhật ký chìm tàu (1925-1926), Giấc ngủ mười năm (1949), Tình nghĩa anh em Việt - Ấn

- Miến (1958), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (1948) (Tiếng Hoa, 1949), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1960),… Lữ Huy Nguyên xác định trong 46 năm (1922 - 1968), Hồ Chí Minh có 29 truyện ký [125, tr.480], (xét kỹ, có một số thuộc tiểu phẩm, văn chính luận, lược dịch, kiểu như Chết mà

chưa hết nhục, Tổng Giôn và vụ giết chết Nghị sĩ R. Kennơđi…). Các truyện ký này chủ yếu được sáng tác ở giai đoạn đầu (thập kỷ 20) và nửa sau thiên về truyện tiểu sử, tự thuật, ghi chép.

Thơ ca cũng là lĩnh vực sáng tạo nổi bật, giàu tính thẩm mỹ nhất trong sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh với Nhật ký trong tù (135 bài), thơ quốc ngữ (105 bài), thơ chữ Hán khác (36 bài), cộng chung 276 bài [127, tr. 560]. Ngoại trừ một số bài viết riêng lẻ làm vào thời kỳ đầu (Thơ gửi cụ Phan Châu Trinh, Việt Nam yêu cầu ca, Bấy lâu mơ ngủ…), hầu như các tác phẩm về thơ Hồ Chí Minh được viết vào giai đoạn sau, khi Người ở tù và lãnh đạo toàn dân kháng chiến kiến quốc cho đến khi qua đời (1941 - 1969).

Khác với truyện ký và thơ ca, văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã công khai, trực tiếp đề cập các vấn đề thời sự, chính trị, đề cao nhiệm vụ tuyên truyền, tranh đấu, gồm các tác phẩm được viết ra trong khoảng 56 năm, từ 1913 đến 1969. Không có một bộ phận thể loại, thể tài nào sánh được với bộ phận văn chính luận cả về số lượng tác phẩm và quá trình sáng tác liên tục, cả về mức độ gắn kết giữa trang viết với các sự kiện lớn lao của đất nước. Các tác phẩm đó có khả năng thức tỉnh phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, Đông Dương và các nước thuộc địa (Lời phát biểu tại đại hội Tua, 1920;

Đông Dương, 1921; Đường kách mệnh, 1925 - 1927). Có nhiều khi, đó là những văn kiện chính trị có giá trị pháp lý, lịch sử, tuyên bố và khẳng định quyền độc lập của dân tộc Việt Nam trước toàn thể nhân dân trong nước và thế giới (Tuyên ngôn Độc lập, 1945), hiệu triệu toàn quân, toàn dân trong những thời điểm thử thách còn mất quyết liệt với quân xâm lược (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,

1946; Không có gì quí hơn độc lập, tự do, 1966), thể hiện nguyện ước cuối cùng hướng về đồng bào, đồng chí trước đi xa (Di chúc, 1965 - 1969). Như vậy, văn chính luận Hồ Chí Minh gắn bó chặt chẽ với cuộc đời hoạt động của Người cũng như các bước ngoặt, các sự kiện lịch sử lớn lao của đất nước, quốc gia, dân tộc.

[3], trong khi đó, số lượng bút danh gắn với truyện ký và thơ thì lại rất hạn chế. Ngô Vương Anh xác định: “Kể từ ngày báo Nhân Dân ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành nhiều tâm trí, thời gian viết bài cho báo. Từ bài Phong trào mua công trái đăng trên số báo Nhân Dân đầu tiên ra ngày 11/3/1951, với bút danh C.B và hơn 30 bút danh khác, tiêu biểu như: V.K, A.G, T.L, L.T, K.C, Thu Giang, Ph.K.A, K.U, C.K, Trần Lực, Tuyết Lan, Trần Lam, Luật sư Th.Lam, Lê Thanh Long, CH, CPP, Chiến Sỹ, Thanh Lan, Nguyễn Kim, Lê Nông, La Lập, Nói thật, Chiến đấu, Việt Hồng... (trong đó bút danh C.B được dùng nhiều nhất), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hơn 1.000 bài viết trên báo Nhân Dân trong số khoảng 2.000 bài báo cho đến nay sưu tầm được trong suốt sự nghiệp cách mạng của Người” [3]. Điều đó cho thấy Hồ Chí Minh sử dụng phong phú các bút danh khi viết chính luận nhằm tạo nên sự đa dạng cho vai trò chủ thể người viết, phù hợp với hệ thống chủ đề, đề tài và cũng là phù hợp với các đối tượng tiếp nhận khác nhau.

Hướng cái nhìn định lượng về phương tiện, hình thức lưu truyền, phổ biến, có thể thấy văn chính luận Hồ Chí Minh có mặt trên nhiều loại báo, tạp chí, sách, công văn, thư ngỏ, thư trả lời, thư thăm, điện thư; báo cáo, lời kêu gọi, chúc mừng, cổ động, ý kiến ngắn; phân tích, nhận xét, tiểu luận, bình luận, bài nói chuyện, bài dịch, lược dịch. Ít có loại sáng tác nào sánh được với khả năng phổ cập, lan tỏa như văn chính luận Hồ Chí Minh trên nhiều loại báo chí trong và ngoài nước. Đó là báo chí tiếng Pháp có Le Paria (Người cùng khổ), L' Humanité (Nhân đạo) của Đảng Cộng sản Pháp, La Vie d'Ouvriers (Đời sốngthợ thuyền) của Liên đoàn Lao động Pháp, Mezdunarodnaia Telegramma (Điện tín Quốc tế) của Quốc tế Cộng sản III; tiếng Nga có Pravda (Sự thật) của Đảng Cộng sản Liên Xô và các báo Đời sống công nhân Balinxki, Tiếng còi, Tạp chí Đỏ, Thời mới; đặc biệt cộng tác in văn chính luận trên nhiều báo chí tiếng Việt

Thanh niên, Công nông, Lính Kách mệnh (tiền thân báo Quân đội nhân dân),

thức sâu rộng, khả năng ứng chiến linh hoạt trước các loại báo và yêu cầu mỗi loại chủ đề, mỗi đối tượng tuyên truyền và trình độ, sở thích bạn đọc khác nhau. Việc hiện diện thường xuyên các tác phẩm chính luận của Hồ Chí Minh trên báo chí chứng tỏ nhiệm vụ tuyên truyền, vận động cách mạng có tầm quan trọng như thế nào.

Lữ Huy Nguyên, khi sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu văn chính luận của Hồ Chí Minh (tuyển 63 tác phẩm và sắp xếp theo trật tự thời gian tuyến tính) [128, tr. 256], đã chia cuốn sách thành 8 phần với 8 chủ điểm: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, kách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin (9 bài), Những thảm họa của nền “văn minh” Pháp (14 bài), Mỹ đang ra sức xâm lược văn hóa (19 bài), Không có giáo dục, không có cán bộ, thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa (20 bài), Bài báo là tờ hịch cách mạng (33 bài), Cây bút phục vụ chính nghĩa trong tay nhà văn chiến đấu có một lực lượng cực kỳ mạnh mẽ (28 bài), Phát triển truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc (19 bài), Và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới (20 bài) [128, tr. 450]. Việc định danh các nhóm chủ điểm, chủ đề này cho thấy sự vượt trội của định hướng tuyên truyền, bao quát từ chính trị tới kinh tế, văn hóa, xã hội; từ dân tộc đến quốc tế; từ truyền thống đến hiện đại; từ nội bộ tình hình cách mạng trong nước đến quan hệ đối kháng với quân xâm lược Pháp, Mỹ; từ phong trào giải phóng dân tộc đến nhiệm vụ kiến thiết nền kinh tế, văn hóa, xã hội kiểu mới.

Những tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh được viết ra chủ yếu với mục đích tuyên truyền, đấu tranh chính trị nhằm tiến công, vạch mặt kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua những chặng đường lịch sử. Di sản văn chính luận Hồ Chí Minh đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự, thể hiện đặc sắc trong nghệ thuật tuyên truyền và nêu lên nhiều bài học đối với công tác tuyên truyền cách mạng bằng hình thức ngôn từ. Mặt khác, văn chính luận của Hồ Chí Minh chiếm một vị trí đặc biệt trong chương trình môn Ngữ văn ở các

cấp phổ thông, cao đẳng, đại học, có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống xã hội.

2.3.2. Văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh qua hai giai đoạn hoạt động cách mạng

Có nhiều cách để phân loại di sản văn chính luận Hồ Chí Minh (theo thời kỳ và nhiệm vụ cách mạng, theo chủ đề và thể tài, theo ngôn ngữ và thể loại). Nhận diện di sản văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh theo quá trình xuất hiện tác phẩm, có thể nói tới hai chặng đường trước tác: thứ nhất là chặng 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước (1911 - 1941) và thứ hai là 28 năm ở trong nước trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc (1941 - 1969). Đây cũng là cách phân kỳ của nhà nghiên cứu trong công trình Hồ Chí Minh - Anh hùng dân tộc và tầm thời đại của người [42, tr. 1-416]. Điều này phù hợp với việc định mốc thời gian hoạt động của Hồ Chí Minh trong các sách tiểu sử: "Hoạt động ở nước ngoài” và "Trở về Việt Nam”; "Hoạt động của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1911 - 1941” và "Hoạt động của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1941 - 1969” (bên cạnh các cách chia giai đoạn theo dấu mốc lịch sử đất nước trước và sau khi đất nước giành độc lập năm 1945, hoặc theo ba chặng đường lịch sử: 1941 - 1945; 1945 - 1954 và 1954 - 1969). Việc tìm hiểu di sản văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn thời gian như trên có tác dụng làm nổi bật mối quan hệ giữa đời và văn của Người cũng như ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển phong trào cách mạng từ những áng văn chính luận mà Người đã viết.

Giai đoạn 1911 - 1941

Trong giai đoạn 1911 - 1941, Hồ Chí Minh đã hoạt động ở nhiều nước với khoảng thời gian dài: Tại Pháp từ năm (1911 đến 1912; 1917 đến 1923), tại Hoa Kỳ từ năm (1912 đến 1913), tại Anh từ năm (1913 đến 1917), tại Nga từ năm (1923 đến 1924 ; 1934 đến 1938), tại Trung Quốc từ năm (1924 đến 1927, 1930 đến 1933, 1938 đến 1941), tại Thái Lan từ năm (1928 đến 1929, 1930) và trở về Việt Nam tháng 01 năm 1941. Di sản văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn này chủ yếu được thực hiện ở Pháp và một phần ở Nga, Trung Quốc.

Trên tổng thể, các tác phẩm chính luận giai đoạn từ năm 1911 đến 1940 được in trong ba tập đầu của bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập (2011). Thống kê

Một phần của tài liệu Tổng hợp, biến tính vật liệu nano của một số nguyên tố đất hiếm và đánh giá hoạt tính xúc tác quang hóa (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w