Tương hợp giữa ngôn từ nghệ thuật và hệ thống chủ đề trong

Một phần của tài liệu Tổng hợp, biến tính vật liệu nano của một số nguyên tố đất hiếm và đánh giá hoạt tính xúc tác quang hóa (Trang 114)

6. Cấu trúc của luận án

4.1.2. Tương hợp giữa ngôn từ nghệ thuật và hệ thống chủ đề trong

Về bản chất, tương hợp giữa ngôn từ nghệ thuật và hệ thống chủ đề trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh nói riêng cũng như trong văn học, nghệ thuật nói chung chính là khả năng tự ý thức trước trang viết, việc xác định mục đích, đặc biệt gắn với nhiệm vụ hoạt động tuyên truyền, giáo dục, định hướng tư tưởng cách mạng.

Từ việc khảo sát hệ thống văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh có thể thấy rõ các đặc trưng của phong cách diễn đạt. Trước hết, đó là việc xác định rõ các tương quan: Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông, dễ hiểu, ngắn gọn, dễ đọc. Trước khi thực hiện một bài nói, bài viết nào đó, Người luôn xác định rõ chủ đề, đối tượng, mục đích, từ đó tìm cách nói, cách viết cho đúng, cho phù hợp với đối tượng nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Những thông tin trong bài nói, bài viết của Người luôn có tính xác thực cao, có nhiều số liệu thực tế. Người luôn chọn lọc từ ngữ trong quá trình sử dụng để sao cho “lời ít nhưng ý nhiều”, đặc biệt Người ưu tiên lựa chọn và sử dụng những từ thuần Việt nhằm không ngừng làm trong sáng tiếng nói của dân tộc Việt Nam. Thứ hai, trong quá trình chuẩn bị bài viết, Hồ Chí Minh luôn quan sát và lắng nghe các ý kiến. Thứ ba, chống bệnh ham dùng chữ, sính dùng từ nước ngoài; chống nói dài, viết rỗng, coi trọng sự trong sáng, giản dị, dễ hiểu. Người còn nhắc nhở: viết dài mà rỗng thì không tốt; viết ngắn mà rỗng, cũng không hay. Chúng ta phải chống tất cả những thói rỗng tuếch. Nhưng trước hết phải chống thói đã rỗng

lại dài; bất kỳ làm việc gì cũng phải có chừng mực [112, tr. 463-466].

Theo một nghĩa rộng, sự tương hợp, phù hợp, gắn kết ngôn từ nghệ thuật và hệ thống chủ đề trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trước hết là sự qui định của đặc điểm nội dung chủ đề, đề tài đến thể tài, thể loại, tiểu loại khác nhau. Chẳng hạn, với chủ đề đối kháng, vạch mặt kẻ áp bức, xâm lược thì chọn tiểu loại văn luận chiến, tiếng nói đanh thép, quyết liệt: Tội ác của chủ nghĩa thực dân

(La Vie Ouvrière, số 126, ra ngày 30/9/1921) [105, tr. 63-65], Bọn Diệm láo toét

(Ký C.B. Nhân dân, số 556, ngày 10/9/1955) [114, tr. 132-133], Tổng Giôn đã phạm tội ác tày trời (Nhân dân, số 4508, ngày 10-8-1966 [116, tr. 144-146], với chủ đề tình hữu nghị bang giao tầm quốc gia, dân tộc thì chọn tiểu loại điện thư, điện thăm hỏi, chào mừng quốc khánh, diễn văn uy nghiêm, chuẩn mực: Gửi Việt Mỹ ái hữu hội (Ngày 2/9/1947) [109, tr. 243], Điện chúc mừng nhân dịp Quốc khánh Vương quốc Lào) (Nhân dân, số 886, ra ngày 7/8/1956 [114, tr. 405], Thư chào mừng Đại hội lần thứ XXIII Đảng Cộng sản Liên Xô (Nhân dân, số 4377, ra ngày 31/3/1966) [120, tr. 66-69], với chủ đề tình hữu nghị nhằm tranh thủ sự đoàn kết, đồng tình, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân thì vận dụng tiểu loại trả lời phỏng vấn, điện tín, thư từ mừng sinh nhật, thể hiện sự quan tâm chân thành, bình dị, cụ thể: Thư gửi bà V.Ia. Vaxiliêva (Ngày 4/8/1958) [115, tr. 509], Thư gửi họa sĩ Picátxô (Tiếng Pháp. La nouvelle critique, số đặc biệt về Picátxô, tháng 11/1961) [116, tr. 186], Trả lời nhà báo Anh Phêlich Gơrinh (Nhân dân, số 4266, ra ngày 9/12/1965) [119, tr. 664-670], với đồng chí, đồng bào, chiến sĩ thì có nhiều tiểu loại hình thức như phát biểu khai mạc, tổng kết, nói chuyện, thư khen, thiên về phân tích, bình luận, trao đổi, định hướng, khuyến khích, động viên: Lời căn dặn giáo viên mẫu giáo (Nhân dân, số 2016, ra ngày 23/9/1959) [116, tr. 286], Bài nói tại Hội nghị cán bộ phụ nữ miền núi (Nhân dân, số 3643, ra ngày 20/3/1964) [119, tr. 262-264], Bài nói chuyện tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội (Ngày 21/10/1964) [119, tr. 400-404], Điện gửi luật sư Trịnh Đình Thảo (Nhân dân, số 5440, ngày 6/3/1969) [120, tr. 558-559], Nói

chuyện với cán bộ cao cấp toàn quân (Nhân dân, số 5517, ra ngày 23/5/1969) [120, tr. 567-568]. Qua đây có thể thấy hệ thống chủ đề chia ra các tiểu loại đã qui định cách đặt nhan đề như là những qui ước nghệ thuật.

Có thể đem so sánh giữa hai tác phẩm cùng của Hồ Chí Minh viết cho tổng thống Mỹ Giônxơn và đều in chính thức, công khai, rộng rãi trên báo Nhân dân. Bài thứ nhất Tổng Giôn đã phạm tội ác tày trời ký tên La Lập với tiếng nói đanh thép, sắc nét, chỉ rõ tội ác gây chiến tranh của chính quyền Mỹ và trực tiếp là “tổng Giôn”: “Ngày 30-6, tức là một hôm sau khi giặc Mỹ ném bom ngoại ô Hà Nội và Hải Phòng, tổng Giôn diễn thuyết ở thành phố Ômaha (Mỹ). Y nói ba hoa thiên địa, nào là nhân nghĩa đạo đức, nào là dân chủ hoà bình kiểu Hoa Kỳ. Nhưng có ba điểm đặc biệt đáng chú ý vì cực kỳ láo toét (…)”, tiếp đến đoạn kết bất ngờ, sâu sắc, thâm thúy: “Các báo Mỹ đăng tin: Ngày 1-8, một sinh viên 24 tuổi, thuỷ binh lục chiến cũ; quê ở Tếchdát, tức là người đồng hương của tổng Giôn. Sau khi bắn chết mẹ nó và vợ nó, sinh viên này mang súng trèo lên tầng lầu thứ 26 và tiếp tục bắn chết 14 người, bắn bị thương 30 người nữa. Dư luận Mỹ cho hai tên giết người đó đã phạm tội ác vô cùng ghê tởm. Đúng như vậy. Nhưng so với chúng, thì tội ác của thủ phạm chiến tranh Giônxơn còn ghê tởm gấp vạn vạn lần” (Nhân dân, số 4508, ngày 10-8-1966 [120, tr. 144-146]. Bài thứ hai ký rõ tên Hồ Chí Minh với lời lẽ trung tính, quyết đoán của bậc nguyên thủ quốc gia “Gửi Ngài L.B. Giônxơn, Tổng thống nước Mỹ”, không thấy đâu câu chữ thăm hỏi thân mật, tình cảm mà chỉ có những ngôn từ lập luận sắc bén, chỉ ra sự phi nghĩa và truy tố tội trạng đối thủ: “Nước Việt Nam cách xa nước Mỹ hàng vạn dặm. Nhân dân Việt Nam không hề động chạm đến nước Mỹ. Nhưng, trái với lời cam kết của đại diện Chính phủ Mỹ tại Hội nghị Giơnevơ năm 1954, Chính phủ Mỹ đã không ngừng can thiệp vào Việt Nam, gây ra và mở rộng chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam nhằm chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Từ hơn hai năm nay, Chính phủ Mỹ còn dùng không quân và hải quân đánh phá nước Việt Nam

Dân chủ Cộng hòa, một nước độc lập, có chủ quyền” và đi đến lời kết đanh thép như một lời thề, lời nguyền và cảnh cáo kẻ xâm lược: “Nhân dân Việt Nam quyết không khuất phục trước vũ lực và quyết không nói chuyện trước sự đe dọa của bom đạn. Sự nghiệp của chúng tôi là chính nghĩa, Chính phủ Mỹ hãy hành động hợp với lẽ phải” (Nhân dân, số 4730, ra ngày 22/3/1967 [120, tr. 300-302].

Xét trong toàn bộ các tác phẩm chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh có thể khẳng định tính tương hợp giữa ngôn từ nghệ thuật với hệ thống chủ đề, thể hiện từ nội dung biểu cảm của nhan đề cũng như sắc thái ngôn ngữ văn bản. Điều đó thể hiện cả ở tầm cao tư tưởng cũng như sự phong phú các mối quan tâm, sự đa dạng của các chủ đề và tài năng sử dụng ngôn từ nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ở văn chính luận.

4.2. Vấn đề tích hợp thể loại trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Lữ Huy Nguyên khi sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu 162 tác phẩm đã nhấn mạnh ý nghĩa chức năng, nhiệm vụ và gọi chung kiểu văn bản này là “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận” (1995) và chia thành 8 phần với 8 chủ điểm khác nhau [126, tr. 1-450], rồi qua hai năm sau lại chắt lọc, biên soạn, sắp xếp theo trật tự thời gian và đặt tên theo cách nhấn mạnh đặc trưng thể loại “Văn chính luận Hồ Chí Minh” (1997) [127, tr. 1-256]. Trong “Lời giới thiệu” Tuyển tập văn chính luận Hồ Chí Minh, Lữ Huy Nguyên cho thấy tất cả tính phong phú, sinh động, phức tạp của bộ phận văn bản được gọi là “văn chính luận”, “văn nghị luận”, “tiểu phẩm” (trong đó có Bản án chế độ thực dân Pháp), đồng thời nhấn mạnh sự khác biệt, cao thấp: “Rõ ràng Chủ tịch Hồ Chí Minh phân biệt một tác phẩm tuyên truyền với một tác phẩm văn học (…). Qua những tác phẩm chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, chúng ta càng thấy rõ hơn sự phân biệt rạch ròi hai thứ ngôn ngữ ấy” [127, tr. 5-14]. Đó là sự so sánh, đối sánh về tính mục đích giữa hai dòng “tác phẩm tuyên truyền” với “tác phẩm văn học”, trong khi vấn đề đặt ra là cần tìm hiểu thực chất đặc điểm thể loại của

văn chính luận Hồ Chí Minh (sự tích hợp, đan xen phong cách thể loại và khả năng trình diễn các kiểu diễn ngôn “người quan sát”, thông tin tư liệu, luận chiến và trữ tình).

4.2.1. Diễn ngôn “người quan sát”

Tìm hiểu diễn ngôn (“cách nói năng, phương thức biểu đạt” - Trần Đình Sử) với ý nghĩa xác định vị thế “người quan sát” trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc

- Hồ Chí Minh chính là nhấn mạnh vai trò chủ thể tác giả từ nhiều hệ qui chiếu, nhiều điểm nhìn khác nhau. Trên bình diện sáng tác, vấn đề “tác gia văn học” đương nhiên phải được đặt trong tương quan giai đoạn, thời gian lịch sử cụ thể và các mối quan hệ, tương quan giữa đặc điểm người sáng tác và văn bản tác phẩm chính luận.

Có thể thấy khá rõ văn chính luận Nguyễn Ái Quốc giai đoạn trước 1941 thường trung tính, chủ thể ẩn, thiên về thông tin sự kiện, sự vụ, tin tức; chiếm tỉ lệ cao là lối văn chức năng hành chính, nghị luận, báo cáo qua các nhan đề kiểu như chỉ ngắn gọn có địa danh: Đông Dương (La Revue Communiste, số 14, tháng 4/1921) [105, tr. 39-40], (La Revue Communiste, số 15, tháng 5/1921) [105, tr. 45-48], (La Revue Communiste, số 15, tháng 5/1921) [105, tr. 49-50], (Yi Chê Pao - Thiên Tân, Trung Quốc, ngày 20/9/1919 [105, tr.367-458], có khi nới rộng thêm chữ nhưng vẫn không soi sáng thêm sắc thái tình cảm, vị thế, vai trò chủ thể: Ở Đông Dương (L'Humanité, ra ngày 4/11/1920) [105, tr. 27-28], Vụ âm mưu ở Đông Dương (Năm 1921) [105, tr. 51-54], Phòng kiểm duyệt ở Đông Dương (L'Humanité, ngày 28/9/1922) [105, tr. 127], Diễn đàn Đông Dương (Le Paria, số 15, tháng 6/1923) [105, tr. 204-205], Tệ độc đoán ở Đông Dương -

Người được bảo hộ và người đi bảo hộ (Le Paria, số 16, tháng 7/1923) [105, tr. 215-216]. Bước sang giai đoạn từ 1941, diễn ngôn “người quan sát” ngay trong nhan đề văn chính luận Hồ Chí Minh cũng chuyển hóa dần sang tiếng nói in đậm sắc thái trữ tình, biểu cảm thái độ, tương tác quan hệ vai trò chủ thể tác giả với địa danh và đối tượng giao tiếp: Gửi anh em văn hóa và trí thức

Nam Bộ (Ngày 25/5/1947) [109, tr. 157], Thư gửi đồng bào, chiến sĩ và cán bộ huyện Tiên Lãng (Ngày 29/9/1953) [112, tr. 303], Bài nói chuyện với những cán bộ, đảng viên ở Nghệ An hoạt động lâu năm (Ngày 9/12/1961) [118, tr. 271- 278], Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Quảng Ninh (Nhân dân, số 3961, ra ngày 5/2/1965) [119, tr. 474-479].

Bước sang giai đoạn từ 1941, diễn ngôn chủ thể tác giả và người quan sát trong văn chính luận Hồ Chí Minh cũng trở nên rộng mở, đa phương, đa diện, phong phú, sinh động hơn nhiều. Bên cạnh các hoạt động đối ngoại với cương vị chính khách, Chủ tịch Đảng, Chủ tịch Nước, trên thực tế, Hồ Chí Minh đã chủ ý chuyển hóa nhiều mối quan hệ ngoại giao quốc tế thành quan hệ gia đình, thân tộc, bằng hữu, anh em, bạn bè, bác cháu, thường xưng danh rõ tên Hồ Chí Minh và xưng “Bác”. Chẳng hạn, Hồ Chí Minh chia ngôi một cách đồng cảm, ân tình, thắm thiết “tôi - bạn”, “Các bạn của tôi”, “Các con của tôi”, “Bác Hồ gửi những cái hôn” khi viết Thư gửi hàng binh Âu Phi trước khi hồi hương: “Các bạn của tôi. Các bạn bằng lòng về việc này phải không? Bằng lòng vì được chấm dứt vai trò không vinh quang gì là phục vụ chủ nghĩa thực dân Pháp chống lại nhân dân Việt Nam. Bằng lòng vì được trở lại quê hương, với cha mẹ, vợ con và những người thân của các bạn. Trong những ngày ở với chúng tôi, chúng tôi đã bảo đảm những nhu cầu vật chất với khả năng có thể được. Nếu có gì chưa đáp ứng được thì lỗi đó thuộc về bọn thực dân Pháp tìm mọi cách làm trở ngại chúng ta. Các bạn phải miễn thứ cho chúng tôi điều đó. Trước khi lên đường, không được quên các bạn cũ trong đội quân viễn chinh không bao giờ được nhìn lại đất nước và gia đình của họ. Nghĩ đến họ và nói những gì họ đã phải làm. Trong chuyến đi các bạn hãy giữ kỷ luật nghiêm chỉnh, khi người ta nói về các bạn: "Họ là những thanh niên ưu tú" và người ta giữ lại những kỷ niệm tốt đẹp lâu dài về các bạn. Khi trở về nhà, các bạn đem lời chào của nhân dân Việt Nam đến gia đình các bạn. Trong số các bạn thế nào chẳng có những người có cha mẹ già và con nhỏ. Các bạn hãy nói với họ: Bác Hồ gửi những cái hôn thắm thiết. Vĩnh biệt các bạn

thân mến, các con của tôi! Tôi chúc tất cả: Lên đường bình yên và sức khỏe tốt” (Đầu năm 1951) [111, tr. 6-7]. Trong bài Phát biểu trong buổi tiếp đại biểu các đơn vị anh hùng và chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước, Hồ Chí Minh xưng là “bác” với “các cô, các chú”, “các anh hùng” và có cách đáp từ, khuyên nhủ, răn dạy đúng bậc cha chú, riêng có ở Người, không có ở một ai khác: “Các cô, các chú vừa chúc Bác mạnh khoẻ. Nếu các cô, các chú làm việc tốt thì Bác càng khoẻ hơn. Các cô, các chú được tuyên dương là anh hùng phải nhận rõ rằng vinh dự đó là vinh dự chung của tập thể, chứ không chỉ là của riêng từng người” (Nhân dân, số 4660, ra ngày 10/1/1967) [120, tr. 263-264].

Vốn là người am hiểu các nước thực dân, đế quốc, Người hiểu tường tận ngay các nước chính quốc ấy cũng phân chia ra giai cấp thống trị và người bị trị, kẻ diều hâu theo đuổi chiến tranh và nhân yêu chuộng công lý, hòa bình. Chính vì thế mà Người chia ra trong đối tượng gọi là kẻ thù đối lập, gọi tên đất nước kẻ xâm lược kia vẫn có bạn đồng minh, người dân hướng đến tiến bộ xã hội. Nắm rõ tình hình sau khi Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh vào miền Nam năm trước (1965) thì ngay dịp đầu năm mới năm sau (1966), trên cương vị Chủ tịch nước, Người đã có ngay Lời chúc đầu năm gửi nhân dân Mỹ thực sự sâu sắc và được in ngay trên báo Nhân dân (Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam): “Nhân dịp năm mới, tôi thân ái chúc nhân dân Mỹ hoà bình, phồn vinh, hạnh phúc. Nhân dân Việt Nam rất tha thiết với hoà bình, nhưng hoà bình thật sự không thể tách khỏi độc lập thật sự. Vì đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, cho nên nhân dân Việt Nam phải chống lại để bảo vệ độc lập và gìn giữ hoà bình. Nhà cầm quyền Mỹ nói hoà bình nhưng thật sự là họ đang tăng cường chiến tranh. Chỉ cần đế quốc Mỹ chấm dứt xâm lược, chấm dứt mọi hành động chiến tranh chống lại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, rút quân đội Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, để nhân dân Việt Nam giải quyết lấy công việc của mình như Hiệp định Giơnevơ 19542 đã quy định, thì tức khắc có hoà bình ở Việt Nam. Nhân dân Việt Nam rất quý trọng tình hữu nghị với nhân dân Mỹ vĩ đại đang tiếp tục

những truyền thống của Hoa Thịnh Đốn và Lincôn đấu tranh cho độc lập dân tộc và dân chủ. Tôi nhiệt liệt hoan nghênh và cảm ơn nhân dân Mỹ đã đấu tranh đòi Chính phủ Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam. Các bạn làm như vậy cũng là để cho tính mạng của nhiều thanh niên Mỹ khỏi phải bị hy sinh vô ích trong cuộc chiến tranh phi nghĩa chống lại nước Việt Nam ở cách xa nước Mỹ hàng vạn dặm. Chúc nhân dân Mỹ đạt nhiều thắng lợi mới trong sự nghiệp đấu tranh cho dân chủ, hoà bình và hạnh phúc” [120, tr. 3]. Định hướng minh triết tuyên truyền này được Người xác định sáng rõ, nhất quán trong bài Mặt trận số 2 chống đế quốc Mỹ (ký tên Chiến Sĩ, in báo Nhân dân, ngày 19-8- 1966): “Mặt trận số 1 chống đế quốc Mỹ là Việt Nam. Mặt trận số 2 ở ngay tại nước Mỹ. Ở nước Mỹ có 20 triệu dân Mỹ da đen. Họ bị áp bức, bóc lột, khinh rẻ như người nô lệ (…). Một điều quan trọng nữa là người Mỹ da đen đã kết hợp

Một phần của tài liệu Tổng hợp, biến tính vật liệu nano của một số nguyên tố đất hiếm và đánh giá hoạt tính xúc tác quang hóa (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w