II. Sự hấp thu các khoáng vi lượng.
Sử dụng Fluor thế nào cho hợp lý?
Kể từ khi thiết lập chế độ bổ sung fluor cho trẻ em vào đầu những năm 80, rồi việc thay đổi những thói quen ăn uống (nhai thức ăn rắn ít hơn) và sử dụng kem đánh răng có chứa fluor, tình trạng vệ sinh răng miệng ở thanh niên đã được cải thiện một cách đáng kể. Vì vậy chúng ta nên áp dụng chế độ này sớm hơn và liên tục cho đến khi trẻ 12 tuổi. Tới lúc đó, fluor sẽ ngấm sâu vào men răng đang khoáng hóa và tăng cường sức đề kháng chống vi khuẩn. Trẻ em được bổ sung fluor sẽ không hoặc ít bị mắc các bệnh về răng miệng. Ngược lại, những trẻ không theo chế độ này có nguy cơ bị sâu răng hàm thường xuyên khi lớn lên.
Ở Canada và Mỹ, việc cho fluor vào nước cùng với việc điều trị bằng thuốc đã gây ra những hiện tượng những đốm trắng trên men răng. Vấn đề này đã đặt ra cho các bác sĩ nha khoa nhiều câu hỏi và tất cả các câu trả lời đều đề cập đến nguồn cung cấp fluor cho cơ thể (tùy theo từng vùng). Pháp là nước có nguồn nước máy ít bị fluor hóa nhất. Quả thật rất hiếm khi người ta bắt gặp những trường hợp bị đốm trắng ở men răng tại các nước này (chỉ có 1% và 0.4% nhẹ). Do đó chúng ta có thể sử dụng một lượng fluor cần thiết và an toàn bằng cách quản lý những nguồn cung cấp chất này. Đối với trẻ nhỏ, bạn nên cho uống thuốc Zymafluor, liều lượng phù hợp với lứa tuổi và trọng lượng. Đối với trẻ sau 3 tuổi, bạn cần cho ăn các thức ăn nhạt và sử dụng kem đánh răng có chứa fluor. Khi đến tuổi đi học, bạn nên lập một danh sách những nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể với sự trợ giúp của bác sĩ.
Những nguồn cung cấp fluor được khuyến khích.
Trong một ngày, ngoài những nguồn cung cấp fluor cho cơ thể, thì trẻ từ _ Từ 0 đến 2 tuổi cần dùng 0,25mg (1 viên nén hoặc 4 giọt dung dịch thuốc).
_ Từ 2 đến 4 tuổi dùng 0,50 mg (2 viên hoặc 8 giọt).
_ Từ 4 đến 6 tuổi, uống 0,75mg fluor (tương đương với 3 viên và 12 giọt) _ Hơn 6 tuổi, ngày uống 1mg (4 viên 0,25mg và 1 viên nén 1 mg).
Hãy bảo con bạn ngậm viên nén trong miệng (không nuốt ngay) vì fluor có tác dụng tại chỗ đối với men răng.
Đức Nhuận
(Theo báo khoa học kỹ thuật_kinh tế, số 38, ngày 16/9/1999)