Nguyên tố vi lượng với bệnh tim mạch

Một phần của tài liệu chất khoáng (Trang 30 - 32)

II. Sự hấp thu các khoáng vi lượng.

Nguyên tố vi lượng với bệnh tim mạch

mạch

Vài năm gần đây, các nhà y học phát hiện thấy một vài kim loại và nguyên tố vi lượng có quan hệ mật thiết với các bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh nhồi máu cơ tim

Các nguyên tố vi lượng thường bao gồm Cobalt (Co), kẽm(Zn), cadimi(Cd), chì(Pb), đồng(Cu) và mangan(Mn).

Chúng tuy chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể con người nhưng không thể thiếu. Sở dĩ như vậy vì nguyên tố vi lượng có khả năng kích thích hoặc ức chế hệ thống men trong cơ thể, mà men đối với quá trình sinh vật học lại có một tác dụng rất quan trọng.

VD: rất nhiều nguyên tố vi lượng kết hợp trực tiếp với tế bào cơ tim, đóng vai trò quan trọng trong tổ chức then chốt của hệ thống tim mạch. Có thể thấy trong tổ chức cơ tim của người mắc bệnh nhồi máu cơ tim, tỷ lệ kẽm và đồng rất cao, đã gây ảnh hưởng bất lợi.

Thí nghiệm với động vật cũng cho kết quả tương tự, cho động vật ăn thức ăn có Niobi, Ziniconi, chì cadimi và antimon thì có thể dẫn đến xơ hóa cơ tim cục bộ. Ngoài ra, nguyên tố kẽm còn có thể khiến cho chất béo chuyển hóa hỗn loạn, tạo ra xơ cứng động mạch.

Các học giả Nhật Bản cho biết, dân cư ở khu vực sử dụng nước mềm lâu dài có tỷ lệ xuất huyết não rất cao. Các chuyên gia khi nghiên cứu hiện tượng này cũng chú ý đến độ cứng và các thành phần khác của nước, đặc biệt là mối quan hệ giữa nguyên tố vi lượng với bệnh nhồi máu cơ tim và những bệnh tim mạch khác, từ đó rút ra kết luận. Một số nguyên tố vi lượng nào đó được hấp thu quá nhiều hoặc không đủ đều ảnh hưởng đến sự thay đổi của men, cuối cùng dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Từ trước đến nay chúng ta đều biết rằng mối quan hệ giữa một số nguyên tố vi lượng dươi đây với sự hình thành bệnh tim mạch vô cùng mật thiết:

1+ Nguyên tố Antimon, ở các công nhân làm việc nhiều năm trong môi trường Antimon Surphuric (SbS3) điện tâm đồ thường biến đổi thất thường, đa số biểu hiện đổi vị trí sóng T. Còn người tiếp xúc nhiều với nguyên tố Antimon và Cobalt, cơ tim có triệu chứng bất thường.

2+ Nguyên tố Co, khi hàm lượng Co trong cơ thể quá nhiều, có thể gây trở ngại trong trao đổi sinh hoá cơ tim biểu hiện giống như bệnh thiếu vitamin B1, cơ tim xuất hiện hoại tử, dẫn đến suy giảm chức năng tim.

3+ Nguyên tố chì. Tiếp xúc quá nhiều, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch rất cao, đồng thời nồng độ chì trong tổ chức thận của người bệnh cao huyết áp cao hơn mức bình thường. Còn đối với người mắc bệnh nhồi máu cơ tim thì hàm lượng chì trong động mạch chủ gia tăng gấp bội.

4+ Nguyên tố cadimi. Nồng độ Cd trong huyết thanh có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp.

5+ Nguyên tố kẽm. Những người mắc bệnh nhồi máu cơ tim có hàm lượng kẽm, đồng khá cao, có thể thông qua rèn luyện thể thao thải ra theo đường mồ hôi. Có thể nói hoạt động chân tay rất có lợi cho phòng bệnh SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hồng – Trần Hồng Loan

nhồi máu. Có nhà khoa học cho biết, tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu cơ tim ở vùng thường sử dụng nước cứng có thể liên quan đến hàm lượng kẽm rất ít trong cơ thể, bởi vì hàm lượng calci chlorur rất cao trong nước cứng làm kẽm chuyển từ gan vào xương khiến cho tỷ lệ kẽm và đồng giảm.

Hiện nay, rất nhiều học giả cho rằng, hàm lượng các nguyên tố vi lượng nói trên quá cao hoặc quá thấp đều không có lợi đối với cơ thể người. Nói chung, trừ phi mắc các bệnh như bệnh tả, hấp thụ dinh dưỡng khó khăn hoặc các bệnh tiêu hao mãn tính.. trong cơ thể mới xảy ra hiện tượng thiếu nguyên tố vi lượng. Do nhu cầu cơ thể đối với nguyên tố vi lượng rất ít, hoàn toàn có thể đáp ứng được trong thức ăn hàng ngày, không cần thiết phải bổ sung, cứ để hấp thụ tự nhiên là tốt nhất.

Trương Thế Anh

(Theo báo khoa học kỹ thuật_kinh tế – số 28, ngày 15/7/1999)

Một phần của tài liệu chất khoáng (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w