IV. Những định hướng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa Chăm qua nghi lễ vòng đời ngườ
2. Một số đề xuất, kiến nghị về giải pháp bảo tồn, làm giàu và phát huy những giá trị văn hóa Chăm (qua nghi lễ vòng đời người)
giá trị văn hóa Chăm (qua nghi lễ vòng đời người)
a. Những định hướng cơ bản
Với đường lối chủ trương của Đảng về văn hóa dân tộc, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương rất quan tâm đến công tác nghiên cứu văn hóa Chăm, báo cáo của Tỉnh uỷ Ninh Thuận chỉ rõ: “Cần phải quan tâm nghiên cứu, chắt lọc tinh hoa văn hóa để phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Chăm, tạo điều kiện để làm sao giúp đỡ bà con khắc phục gánh nặng về những hủ tục lạc hậu đang làm cản trở bước phát triển của đồng bào trong sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa tỉnh nhà”.
Văn hóa Chăm từ xưa đến nay thu hút giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhưng những tác giả người Pháp như E. Aymonier, H. Parmentier, E.M. Durand, L. Pinot, A. Cabaton v.v… mới chủ yếu đi vào những lĩnh vực như ngôn ngữ, văn tự, khảo cổ, nhiều nhất là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, chưa chú trọng đến tín
ngưỡng và hệ thống nghi lễ Chăm. Giai đoạn sau năm 1975 tuy văn hóa Chăm đã được nghiên cứu nhiều, nhưng hầu hết các công trình nghiên cứu thường chỉ dừng lại ở tính khái quát, ít có công trình nào đi sâu nghiên cứu những vấn đề cụ thể. Những công trình nghiên cứu chuyên biệt lại chủ yếu tập trung vào nghiên cứu những di sản văn hóa trong quá khứ như các di tích lăng tẩm đền tháp, các tôn giáo cổ Chăm Pa mà chủ yếu nghiên cứu trên tư liệu văn bản nhiều hơn là thực trạng hiện tại. Đọc 2.780 danh mục công trình, bài viết nghiên cứu về văn hóa Chăm xưa nay, chúng tôi thấy có sự trùng lặp khá nhiều, có những bài viết chồng chéo, đó là chưa kể đến có những bài viết chép qua chép lại trên tư liệu đã thành văn. Những vấn đề nóng hổi của thực trạng đời sống văn hóa, xã hội của cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận ít được chú ý. Một số đề tài có tính chuyên sâu nhưng lại manh mún, thiếu những chương trình nghiên cứu có kế hoạch. Đó là những hạn chế cơ bản của công tác nghiên cứu văn hóa Chăm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống Chăm. Vì vậy, trong định hướng cơ bản, cần có một chương trình kế hoạch ở tầm quốc gia để bảo lưu những giá trị văn hóa Chăm một cách có hiệu quả, tránh sự manh mún, tự phát như thời gian qua.
b. Những đề xuất, kiến nghị
Từ thực trạng trên đây, chúng tôi xin nêu lên một số giải pháp sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy sắc thái văn hóa Chăm như sau:
Trước hết, cần có chương trình tổng điều tra, kiểm kê kho tàng các giá trị văn hóa phi vật thể của tộc người Chăm, chương trình sưu tầm, sao chụp, biên dịch kho tàng thư tịch cổ Chăm. Tiến hành đồng thời chương trình mục tiêu “Sưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể và xây dựng ngân hàng dữ liệu văn hóa các dân tộc”. Trong các nghi lễ vòng đời, ưu tiên triển khai thực hiện những đề tài đang có nguy cơ mai một như đề tài: Lễ cưới của người Chăm Bàlamôn; tiến hành biên soạn và xuất bản cuốn: Từ vựng lễ tục Chăm; chọn lọc từ gần 100 lễ hội Chăm để sưu tầm, nghiên cứu và bảo tồn (bằng công nghệ cao), trong đó ưu tiên những lễ hội như: Hệ thống lễ Rija (Rija nưgar, Rija praung, Rija harei); hệ
thống nghi lễ nông nghiệp như: lễ cúng ruộng lúa đẻ (Ew Po bhum), lễ cúng lúa lên đòng (Padai dok tian), lễ thu hoạch lúa (Ew yang trun yuak), lễ cầu mưa
(palau Pasah), lễ tế trâu (ngak kubaw yang patau), lễ cúng mẹ (Chabbur); lễ cúng
ở các đền, tháp, thánh đường v.v… Ngoài ra, cần triển khai thực hiện những đề tài liên quan đến nghi lễ vòng đời của người Chăm gồm: Đề tài “Nhạc cụ và âm nhạc trong nghi lễ của người Chăm”, trong đó ghi âm, ký âm các loại hình âm nhạc và múa, ghi âm và dịch, xuất bản gần 200 bài hát lễ trong lễ hỏa táng, những bài hát khấn trong lễ nhập kút và các nghi lễ khác; đề tài nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề tôn giáo, nghi lễ, phong tục tập quán của người Chăm theo đạo Bàni để tìm sự tương đồng và dị biệt giữa Hồi giáo và người Chăm Bàni; đề tài nghiên cứu về tượng kút cổ của người Chăm; cần có chương trình nghiên cứu khảo cổ vùng đất Ninh Thuận vì việc nghiên cứu văn hóa cổ truyền ở người Chăm Ninh Thuận từ trước tới nay mới chỉ ở trên mặt đất. Chúng tôi tin chắc rằng, dưới lòng đất Ninh Thuận sẽ có những tư liệu quan trọng về các hình thức tang ma khác của người Chăm cổ đại.
Từ kết quả nghiên cứu những đề tài chuyên sâu liên quan đến nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr, có thể đề xuất cho các cơ quan chức năng những chủ trương, chính sách bảo tồn, phát huy, phát triển văn hóa truyền thống Chăm, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa của 54 dân tộc ở Việt Nam.
Đối với nghi lễ vòng đời người, cần tập trung khôi phục những nghi lễ cho con người khi còn sống, trong đó lưu ý là nghi lễ cưới xin. Lễ cưới truyền thống của người Chăm Ahiêr chứa đựng rất nhiều giá trị văn hóa, đang thay đổi rất nhanh: không sử dụng trang phục cưới cổ truyền vốn rất đẹp của người Chăm, bỏ qua những thủ tục đầy tính nhân văn như nghi thức “ba đêm cấm động phòng”, thay những món ăn cổ truyền bằng các món ăn kiểu nhà hàng khách sạn, cô dâu chú rể đi thu “phong bì” có tính chất kinh doanh trong lễ cưới v.v… Ngược lại, cần loại bỏ những việc như: tổ chức ăn uống linh đình, uống rượu say sưa trong lễ cưới từng tồn tại lâu nay. Những quy tắc về hôn nhân cũng cần được vận động để đổi
mới, mở rộng quyền quy định hôn nhân đồng tôn giáo, đồng dân tộc, đảm bảo cho thanh niên nam nữ tìm hiểu yêu đương và lựa chọn bạn đời.
Nghi lễ tang ma của người Chăm Ahiêr tuy ít bị thay đổi, nhưng lại là nghi lễ nặng nề, tốn kém và chứa nhiều hủ tục như đã phân tích ở trên. Bản thân người Chăm cũng đã có những kiến nghị các ngành chức năng nghiên cứu, vận động các chức sắc và bà con Chăm Ahiêr đơn giản hóa các nghi lễ tang ma, như trước đây đã từng vận động bà con bỏ được hình thức thiêu tươi gây ô nhiễm môi trường và bà con đã thực hiện trong nhiều năm. Nhiều nhân sĩ, trí thức Chăm đề nghị rút lễ hỏa táng từ 4 ngày xuống 2 ngày, giảm bớt những nghi thức rườm rà, tốn kém tiền bạc, giảm mức độ tặng hiện vật đắt tiền cho các tăng lữ, chức sắc hành lễ[73].
Ở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận hiện nay, trong các “chiet atơw” của các gia đình và tộc họ còn lưu giữ rất nhiều thư tịch cổ Chăm được viết bằng chữ Chăm cổ trên lá buông hoặc trên những loại giấy cổ. Theo các cán bộ nghiên cứu người Chăm ở Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm Ninh Thuận, nhiều thư tịch cổ lưu giữ những vấn đề lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, trong đó có những văn bản quy định về lịch pháp, các quy định về tổ chức lễ hội, các nghi lễ, bùa chú, lời hát tế thần và nhiều tư liệu quý khác. Kho tàng thư tịch cổ này hiện đang bị xuống cấp và mất mát nhanh chóng.
* * *
Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr chứa đựng nhiều lớp văn hóa. Những yếu tố văn hóa nội sinh, yếu tố ngoại sinh đã tích hợp, chồng xếp, tiếp biến, loại trừ lẫn nhau trong suốt diễn trình lịch sử văn hóa của tộc người Chăm.
Sự so sánh về vũ trụ luận, quan niệm về vòng đời trong nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr với giáo lý Bàlamôn cho thấy:
Trong suốt quá trình lịch sử hàng nghìn năm, Bàlamôn giáo với những tính chất phụ quyền và bảo vệ chế độ đẳng cấp của nó đa phần chỉ đến được với tầng lớp vua chúa, quý tộc và tăng lữ Bàlamôn. Vì vậy, Bàlamôn giáo đã không còn là một tôn giáo phổ quát ở cộng đồng người Chăm Bàlamôn. Những truyền thống bản địa
đã chi phối hầu hết những nghi lễ vòng đời người. Trong đó, căn nguyên sâu xa là chế độ mẫu hệ và những truyền thống bản địa của cư dân nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á. Văn hóa Ấn Độ mà người Chăm tiếp nhận, từ hình thức đến nội dung đã bị biến đổi rất nhiều.
Tuy nhiên, với một tôn giáo đa thần có nhiều điểm tương đồng với truyền thống đa phiếm thần Đông Nam Á, đã từng ngự trị hàng nghìn năm ở Chăm Pa, một số dấu ấn của Bàlamôn giáo vẫn tồn tại trong quan niệm về vòng đời của người Chăm Ahiêr, đó là quan niệm về vũ trụ, về thần linh, về cõi sống, cõi chết, về luân hồi và giải thoát và một số yếu tố có nguồn gốc Ấn Độ như sự tế tự phức tạp, nghi lễ tang ma với hình thức hỏa táng, sự phân chia đẳng cấp mờ nhạt.
Sự so sánh nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr với người Chăm Bàni, người Chăm Islam, với các dân tộc Nam Đảo ở Việt Nam, với người Khơ Me, người Việt cũng cho thấy nhiều nét tương đồng và dị biệt. Có sự tương đồng bởi người Chăm có mẫu số chung là văn hóa bản địa, có sự dị biệt bởi người Chăm Ahiêr tiếp nhận tôn giáo khác.
Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr thể hiện khá rõ nét sắc thái văn hóa truyền thống Chăm. Sắc thái văn hóa ấy thể hiện ở những giá trị văn hóa, giá trị đạo đức xã hội cần bảo tồn và phát huy. Nhưng bên cạnh đó, trong nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr cũng đang tồn tại những hạn chế. Đó là sự nặng nề, rườm rà, tốn kém đang là gánh nặng, là lực cản cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào Chăm.
Tuy là môi trường khá bền vững trong việc bảo lưu những vốn văn hóa truyền thống, nhưng trong giai đoạn hoà nhập, phát triển hiện nay, các nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr đang nhanh chóng bị biến đổi, những yếu tố văn hóa truyền thống chứa đựng trong các nghi lễ đang dần dần bị mai một, thất truyền. Tác giả cũng mạnh dạn đưa ra những đề xuất, kiến nghị và những giải pháp bảo tồn, làm giàu và phát huy những giá trị văn hóa Chăm nói chung và nghi lễ vòng đời nói riêng.
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành
Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 46.
[2] Sđd, tr. 58.
[3] E.B. Taylor, Văn hóa nguyên thủy, bản dịch của Huyền Giang, tạp chí Văn hóa
Nghệ thuật, Hà Nội, 2001.
[4] Lý Kim Hoa, “Vài nhận định về tín ngưỡng dân gian Chàm ở Thuận Hải” trong Những vấn đề dân tộc học ở miền Nam Việt Nam. Tài liệu đánh máy của Viện Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh, 1978.
[5] Nguyễn Từ Chi, “Cõi sống và cõi chết trong quan niệm cổ truyền của người Mường”, trong Góp phần nghiên cứu văn hóa tộc người, tạp chí Văn hóa Nghệ
thuật, tr. 13 - 52.
[6] Hoàng Tâm Xuyên (chủ biên), (1999), Mười tôn giáo lớn trên thế giới, bản dịch của Dương Thu Ái và Phùng Thị Huệ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 110.
[7] Sđd, tr. 189.
[8] Lời hát lễ trong nghi lễ nhập kút do ông Sử Văn Ngọc, 58 tuổi, người làng Hữu Đức, Phước Hữu, cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Chăm Ninh Thuận dịch từ văn bản cổ Chăm.
[9] A.L. Basham (1969) The wonder that was India, bản dịch tiếng Nga, London, tr. 171 - 200
[10] Phan Thu Hiền, (1999), Sử thi Ấn Độ Mahabharata, tập I, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tr. 12.
[11] A.L. Basham (1969), The wonder that was India, bản dịch tiếng Nga, London, tr. 171 - 200.
[12] Sđd, tr. 175. [13] Sđd, tr. 175. [14] Sđd, tr. 171 - 200.
[15] Swami Vivekanada (2000), “Triết học văn hóa”, Tri thức và giải thoát, Lê Thành biên dịch, Nxb. thành phố Hồ Chí Minh, tr, 100 - 101.
[16] Sđd, tr. 102.
[17] Hoàng Tâm Xuyên (chủ biên), (1999), Mười tôn giáo lớn trên thế giới, bản dịch của Dương Thu Ái và Phùng Thị Huệ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [18] Tylor. E.B. (2001), Văn hóa nguyên thủy, bản dịch của Huyền Giang, tạp chí
Văn hóa Nghệ thuật xuất bản, Hà Nội, tr. 538.
[19] Phan Quốc Anh (2002), Khảo sát lễ “chiêu hồn nhập cốt” của người Chăm
Bàlamôn, tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 7 (217).
[20] Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 273.
[21] Doãn Chính, (1999), Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb. Thanh niên, tr. 62. [22] Sđd, tr. 83.
[23] Maspéro. G.L. (1928), Vương quốc Chăm pa (Le royaume du Champa), Paris, bản dịch của Đào Từ Khải, tài liệu đánh máy, tr. 27.
[24] Hoàng Tâm Xuyên (chủ biên), (1999), Mười tôn giáo lớn trên thế giới, bản dịch của Dương Thu Ái và Phùng Thị Huệ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 176.
[25] Tylor. E.B. (2001), Văn hóa nguyên thủy, bản dịch của Huyền Giang, tạp chí
Văn hóa Nghệ thuật xuất bản, Hà Nội, tr. 546.
[26] Sđd, tr. 551. [27] Sđd, tr. 550.
[28] Hoàng Tâm Xuyên (chủ biên), (1999), Mười tôn giáo lớn trên thế giới, bản dịch của Dương Thu Ái và Phùng Thị Huệ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 198.
[29] Maspero. G. L. (1928), Vương quốc Chăm pa (Le royaume du Champa), Paris, bản dịch của Đào Từ Khải, tài liệu đánh máy, tr. 27.
[30] Sử Văn Ngọc (1978), “Đám ma người Chăm Bàlamôn ở Thuận Hải”, trong:
Những vấn đề dân tộc học ở miền Nam Việt Nam, tập 2, quyển 2, Ban Dân tộc -
Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, tr. 183.
[31] Truyền thuyết về sự tích tục thờ kút như sau: “Theo lịch sử Chàm thì ở thế kỷ thứ XII, trong nước có nạn đói kém, chết chóc tràn lan. Do mê tín dị đoan, người ta cho rằng vì xương cốt người thân vứt bỏ bừa bãi, hồn phách không thoát được trần gian, nên theo đuổi người trần mà phá phách, gây cảnh đói kém, bệnh hoạn, chết chóc; do đó, nhân dân lao động đã nổi dậy đấu tranh đòi nhà vua và bọn tăng lữ cầm quyền hồi bấy giờ cho lấy xương cốt về chôn có nơi có chỗ. Như vậy, dân mới được yên ổn làm ăn. Trước sự đấu tranh của dân, Pô Klongirai phải đành chấp nhận cho dựng kút để chôn xương người nghèo như chính nhà vua đã làm cho ông bà nuôi dưỡng mình, từ đó, tức là thế kỷ XII, tượng kút cho dân nghèo mới được xây dựng”. Theo Inrasara, (1994), Văn học Chăm, Khái luận, văn tuyển, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr. 17 - 22.
[32] Tylor. E.B. (2001), Văn hóa nguyên thủy, bản dịch của Huyền Giang, tạp chí
Văn hóa Nghệ thuật xuất bản, Hà Nội, tr. 739.
[33] Nguyễn Văn Luận (1968), “Góp phần nghiên cứu về tín ngưỡng của người Chàm”, Việt Nam khảo cổ tập san, số 5, tr. 113.
[34] Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (1991), Văn hóa Chăm, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 217
[35] Maspéro. G. L. (1928), Vương quốc Chăm pa (Le royaume du Champa), Paris, bản dịch của Đào Từ Khải, tài liệu đánh máy, tr. 26.
[36] Sđd, tr. 27.
[37] Phan Lạc Tuyên (1977), Góp phần tìm hiểu người Kinh - cựu ở vùng Chàm
Thuận Hải, tạp chí Dân tộc học, số 3, tr. 12.
[38] Sđd, tr. 15.
[39] Tư liệu đánh máy do ông Nguyễn Thế Sang, một nhà nghiên cứu văn hóa Raglai, Khánh Hòa cung cấp. Chúng tôi sử dụng phiên âm theo bộ chữ Raglai của ông Nguyễn Thế Sang.
[40] Toan Ánh (2000), Nếp cũ - tín ngưỡng Việt Nam, tái bản, Nxb. Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh.
[41] Trần Văn Bổn (2002), Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khơ Me Nam Bộ. Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr. 48.
[42] Phạm Minh Thảo (2000), Lệ tục vòng đời, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr. 10 - 46.
[43] Lê Trung Vũ, Nguyễn Hồng Dương, Lê Hồng Lý, Lưu Kiếm Khanh (1999),
Nghi lễ vòng đời, tái bản, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr. 32.
[44] Lê Trung Vũ, Sđd, tr. 33.
[45] Trần Văn Bổn (2002), Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khơ Me Nam Bộ. Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr. 54.
[46] Trần Văn Bổn, Sđd, tr. 57. [47] Sđd, tr. 58 - 88
[48] Ngô Văn Doanh (2002), Nghi lễ tang ma của các dân tộc Tây Nguyên, tài liệu đánh máy, chưa xuất bản, tr. 2.
[49] Ngô Văn Doanh, Sđd, tr. 3.
[50] Phan Khoang (1970), Việt sử xứ Đàng Trong, Khai Trí xuất bản, Sài Gòn, tr. 96 - 121.
[51] Lê Trung Vũ, Nguyễn Hồng Dương, Lê Hồng Lý, Lưu Kiếm Khanh (1999),
Nghi lễ vòng đời, tái bản, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr.222.
[52] Phan Xuân Biên, Sđd, tr. 377.