Những giá trị đạo đức

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận pptx (Trang 42 - 44)

II. Những giá trị văn hóa trong nghi lễ vòng đời người Chăm Ahiêr

2. Những giá trị đạo đức

Nghi lễ vòng đời là sự ứng xử của con người đối với con người và gần như đối với toàn bộ xã hội cũng như toàn bộ thế giới bao quanh con người. Văn hóa là “tự nhiên thứ hai” của con người, do con người sáng tạo ra và mang tính giá trị. Nghi lễ vòng đời người Chăm Ahiêr là một trong những môi trường quan trọng nhất chứa đựng những giá trị văn hóa ấy. Nghi lễ vòng đời, tự thân nó ngay từ khi xuất hiện đã mang những giá trị nhân văn sâu sắc, chứa đựng trong đó những giá trị đạo đức, đạo lý, thẩm mỹ. Nghi lễ vòng đời của người Chăm thể hiện sự chăm sóc cho mỗi cá nhân người từ trước khi sinh ra cho đến sau khi chết. Từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ, mọi người đã hồi hộp lo lắng chăm chút làm sao cho đứa trẻ ra đời hoàn thiện “mẹ tròn con vuông”. Và mỗi thời kỳ trong cuộc đời mỗi cá nhân trải qua biết bao lễ thức đánh dấu kỷ niệm mà cuộc đời mỗi người chỉ có một lần. Từ khi sinh ra, người đi trước lo cho người đi sau và đến cuối đời, người đi sau lại lo

cho người đi trước. Bàlamôn giáo quan niệm cõi chết quan trọng hơn cõi sống.

Những người đang sống phải lo làm các nghi lễ một cách đầy đủ và hoàn thiện với quan niệm: có làm đầy đủ các nghi thức theo quy định thì linh hồn người chết mới được giải thoát. Nghi lễ tang ma của người Chăm thể hiện rõ khát vọng “tái sinh” cho người chết, để người chết được đầu thai thành thần linh hoặc trở lại cõi trần. Với khát vọng ấy, xuyên suốt nghi lễ tang ma của người Chăm Ahiêr là một cuộc tái sinh linh thiêng cho người chết nhập về miền thường trụ. Là “nghi lễ đầu thai và tái sinh” cho người chết nên các lễ thức phải thể hiện đủ quá trình “chín tháng mười ngày” với một loạt những hình thức như động tác phồn thực để đầu thai, bỏ tên cũ đặt tên mới, lễ cho ăn, hát lễ nhập hồn và nhập các loại máu và vía cho bào

thai mới, thậm chí dựng vợ gả chồng cho sinh linh mới, rồi những nghi thức quay đầu để sinh nở mà chúng tôi đã miêu thuật tỉ mỉ ở chương trước. Quan niệm vòng luân hồi thể hiện rất rõ trong nghi lễ tang ma của người Chăm Ahiêr và thể hiện sự lo lắng chăm sóc của cộng đồng cho mỗi một thành viên trong cộng đồng ấy. Trong lễ nhập kút, hiếm có một tín ngưỡng nào mang tính nhân văn sâu sắc thể hiện sự thủy chung trong lễ nhập kút như của người Chăm. Xưa kia, nếu chồng chết, vợ phải lên giàn hỏa thiêu cùng chết theo chồng. Giáo lý Bàlamôn xưa mang tính khắc nghiệt của tôn giáo hơn là biểu hiện của lòng chung thủy. Và vì vậy, đã từ rất lâu, nghi thức này không còn tồn tại trong người Chăm. Ngược lại, từ tín ngưỡng thờ kút mà gốc rễ là tín ngưỡng thờ tổ tiên, người Chăm đã nâng lên thành đức tin thể hiện sự thuỷ chung của tình nghĩa vợ chồng kể cả sau khi đã chết. Người con trai theo vợ về cư trú bên nhà vợ, đến khi chết, bên dòng tộc nhà vợ lo làm lễ hoả táng, lấy 9 mảnh xương trán đựng vào hộp (klong) chờ ngày trở về quê mẹ làm lễ nhập kút. Nếu người vợ còn sống thì trong ngày lễ nhập kút bên nhà chồng, người vợ sẽ làm một chiếc kiệu hoa để kiệu xương chồng về nhà mẹ chồng. Nếu người vợ cũng đã chết thì người ta đặt cả hai hộp xương vợ và chồng lên kiệu để cho vợ tiễn chồng xương tiễn đưa xương và sau khi nhập kút cho chồng xong, người ta lại đưa xương người vợ về lại quê vợ để nhập kút vào dòng họ mẹ xương

vĩnh biệt xương. Nếu người vợ còn sống, theo luật tục hôn nhân và gia đình Chăm,

phải 15 năm sau khi đã tiễn biệt chồng mới được tái giá.

Những quy định của lễ nhập kút cho chúng ta thấy sự bền vững khó có gì lay chuyển được của chế độ mẫu hệ Chăm. Khác với hầu hết các dân tộc khác, khi hai vợ chồng chết, người ta đều ước mong được chôn kề nhau, thể hiện một tình cảm vợ chồng vĩnh hằng. Còn đối với hình thức nhập kút của người Chăm Ahiêr, người đàn ông sinh ra, lớn lên, đi ở nhà vợ, khi chết lại về với kut tổ tiên dòng họ mẹ. Cuộc sống vợ chồng cũng như quan niệm “đời là một chuyến đi buôn” càng thể hiện cuộc sống trần gian này chỉ là nơi trú ngụ tạm thời.

Ngoài ra, những giá trị đạo đức tồn tại như một hằng số văn hóa thể hiện rõ nét trong văn hóa truyền thống Chăm. Đó là đức tính ngay thẳng, trung thực, chất

phác, hiếu khách, sẵn sàng tương trợ giúp đỡ người khác. Những giá trị ấy phản ảnh khá đậm nét trong kho tàng văn học dân gian Chăm và ngay cả trong cuộc sống của đồng bào Chăm hôm nay.

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận pptx (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)