Nâng cao chất lượng truyền thông văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Ninh Bình (Trang 91 - 93)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Nâng cao chất lượng truyền thông văn hóa doanh nghiệp

Về truyền thông nội bộ, VNPT Ninh Bình phải thành lập riêng một bộ phận chuyên trách về VHDN, bộ phận này có nhiệm vụ nghiên cứu, tư vấn cho lãnh đạo VNPT Ninh Bình để điều chỉnh, xây dựng những giá trị, niềm tin, quy tắc mới, đặc trưng của VNPT Ninh Bình. Từ đó, xây dựng các kế hoạch, tổ chức đào tạo, truyền thông và phát triển những giá trị văn hoá VNPT Ninh Bình.

Tập trung bồi dưỡng một đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên có văn hoá và có năng lực, kinh nghiệm truyền tải những thông điệp văn hoá của doanh nghiệp đến với CBCNV. Xây dựng những chiến lược truyền thông ngắn hạn, dài hạn, những mục tiêu cần đạt được trong từng giai đoạn cụ thể để triển khai thực hiện. Tổ chức từng đợt truyền thông văn hoá tại các đơn vị cơ sở, đặc biệt cho đội ngũ Cộng tác viên, để họ nhận thức, hành động theo đúng cách nghĩ, cách làm của VNPT

82

Ninh Bình. Qua những đợt truyền thông đó, tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm để điều chỉnh và duy trì.

Quan trọng hơn, lựa chọn những người đúng đầu tại các đơn vị cơ sở cũng phải đạt tiêu chí văn hoá lên hàng đầu, vì hành động, ứng xử và kỹ năng truyền thông văn hoá của lực lượng này rất quan trọng đối với nhân viên.

Về thông điệp, tiếp tục lựa chọn, xây dựng những thông điệp ngắn, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ áp dụng; những gương người tốt, những cách làm hay… để đưa vào truyền thông hàng tuần, hàng tháng.

Về hình thức, ngoài các hình thức truyền thống như lãnh đạo gặp gỡ nói chuyện, truyền thông qua Cổng thông tin nội bộ, Nội san, qua các hoạt động xã hội…nên tìm tòi những giải pháp khác để làm mới thông tin. Lưu ý, nên chú trọng truyền thông bằng những phương tiện mà CBCNV, khách hàng có thể phản hồi. Những phản hồi này chính là cơ sở để đánh giá hiệu quả truyền thông và điều chỉnh. Về truyền thông ngoại vi, cần rút bớt thời gian, tần suất quảng cáo trên báo in, truyền hình, tập trung tìm ra những vấn đề xã hội mà VNPT Ninh Bình có thể góp phần giải quyết, tái đầu tư cho xã hội để tìm sự chia sẻ, ủng hộ của khách hàng (có thể đề xuất tham gia làm các chương trình khám chữa bệnh Vì cộng đồng cho đồng bào vùng cao; 101 cách thoát nghèo, đầu tư thiết bị cho trường học, cho trạm y tế xã…).

Trong giai đoạn bùng nổ mạng xã hội, gần như mỗi CBCNV VNPT Ninh Bình đều có tài khoản của các trang Facebook, Zalo, Mocha, Yume…Đặc điểm của những trang mạng này là sự tương tác nhanh, hiệu quả, sinh động, sức lan toả cực lớn. Lên mạng xã hội để giao lưu, chia sẻ là một nhu cầu tự thân, vì vậy nếu tận dụng khả năng tương tác của các mạng xã hội để truyền thông, phát triển văn hoá cũng là một giải pháp rất hữu hiệu.

Bộ phận chuyên trách VHDN của VNPT Ninh Bình cần chủ động lập nên những trang xã hội tập thể, kết nối các thành viên của VNPT Ninh Bình. Hàng tuần, quản trị trang sẽ đưa ra những thông điệp văn hoá, những giá trị mới, những cách làm hay, thậm chí có thể đưa lên những hành động kém văn hoá để phê bình nhẹ

83

nhàng (yêu cầu phải nhẹ nhàng, tinh tế, không hô hào khẩu hiệu), mọi người chắc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Ninh Bình (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)