BẢO TRÌ DÂY DẪN VÀ CÁP ĐIỆN

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập điện công nghệp (Trang 45 - 47)

1. Dây dẫn.

Mọi dây dẫn thông dụng đều được bọc lớp cách điện để bảo vệ nơi dòng điện chạy qua. Trong việc truyền tải mạng điện trên không, ta dùng dây dẫn trần khi đó không khí được coi là lớp cách điện giữa các dây dẫn.

Chỉ những nơi cần sự cần sự cách điện tăng cường. VD như các cột đỡ mà có mạng điện chạy qua thì dây dẫn cần cách điện tốt và treo cẩn thận. Với cáp dẫn trong nhà, cáp đi trên máng, ngầm và dây dẫn điện dân dụng thì nhất thiết phải có lớp cách điện tốt , bằng vật liệu cách điện như: nhựa PVC, cao su, giấy tẩm dầu cách điện loại dùng trong công nghiệp, hợp chất silicon.

Từ năm 1910 đến 1950 người ta đã biết dùng cao su như là vật liệu cách điện cho các loại cáp và dây dẫn điện có công suất nhỏ. Ngày nay người ta dùng chất dẻo tổng hợp (polime) thay thế cho cao su. Chất dẻo thông dụng nhất là PVC (polyvinyclorua). Đối với cáp dẫn đòi hỏi sự chịu nhiệt cao thì hợp chất silicon kết hợp với cao su thì được coi là vật liệu cách điện hữu hiệu nhất.

SVTH : Hoàng Anh Tuấn Trang 46

2. Những lỗi thường gặp và khắc phục.

Dây dẫn thường bị đứt gãy hoặc mất đi lớp cách điện bên ngoài do nhiều tác nhân như bị va đập vào các vật cứng, sắc, cũng có thể do bị chuột cắn, nên chúng ta phải thường xuyên kiểm tra và sửa chữa dể tránh tình trạng chạm chập giữa các dây dẫn có thể dẫn tới cháy nổ và làm hư hại tới các thiết bị khác.

Khi thao tác sữa chữa chúng ta phải thực hiện đúng với kỹ thuật nối dây trong ngành điện.

SVTH : Hoàng Anh Tuấn Trang 47

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập điện công nghệp (Trang 45 - 47)