7. Kết cấu của luận văn
1.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội đối với ngườ
đối với người lao động ở doanh nghiệp nông nghiệp
1.1.4.1. Nhận thức của các doanh nghiệp nông nghiệp về Bảo hiểm xã hội
Tham gia BHXH là nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động và của các doanh nghiệp. Nhưng hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp còn né tránh đặc biệt là các doanh nghiệp nông nghiệp với đặc thù riêng của mình, cố tình trì hoãn tham gia trích nộp BHXH cho người lao động mà họ đang sử dụng. Lý do là khi doanh nghiệp tham gia đóng BHXH cho người lao động doanh nghiệp sẽ phải tốn kém hết một phần chi phí, ảnh hưởng đến nguồn kinh phí hoạt động kinh doanh của đơn vị. Do vậy cần xác định rằng họat động này là loại chính sách mà doanh nghiệp tham gia nhằm đảm bảo được tính ổn định nhân sự, các doanh nghiệp có tham gia đóng BHXH thì lúc này mới quản lý chính sách BHXH đối với người lao động tại các doanh nghiệp đó [25].
1.1.4.2. Nhận thức của người lao động
Hiện nay phần lớn các lao động trong doanh nghiệp nông nghiệp là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nên mức độ nhận thức và tiếp cận những thông tin chưa được sâu rộng, thêm vào đó với tâm lý sợ mất việc làm nên không giám đấu tranh đòi quyền lợi cho bản thân khi các chủ sử dụng lao động không đóng BHXH cho
27
họ. Do vậy, cần phải có một cơ chế quản lý tốt đối tượng thuộc diện tham gia BHXH, điều này phụ thuộc vào việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng để nâng cao trình độ nhận thức của người lao động về cơ chế, chính sách BHXH [25].
1.1.4.3. Trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ của cán bộ Bảo hiểm xã hội
Thái độ của cán bộ BHXH là nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý chính sách BHXH. Đối với cơ quan BHXH đội ngũ cán bộ chính sách BHXH có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có phẩm chất tốt thì sẽ xử lý kịp thời, linh hoạt và hiệu quả các chế độ BHXH theo quy định của nhà nước, làm tốt và có hiệu quả trong công tác tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức cho người lao động về quyền lợi của họ khi tham gia BHXH.
1.1.4.4. Chế độ chính sách của nhà nước về Bảo hiểm xã hội
Chế độ, chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý các chính sách của BHXH. Nếu các quy định thích hợp, quản lý chặt chẽ và có các biện pháp chế tài cụ thể và nghiêm khắc, sẽ làm cho cả doanh nghiệp và người lao động không thể trốn nộp BHXH thì lúc đó các chế độ chính sách mà người lao động được thụ hưởng mới được giải quyết từ đó người lao động thấy rằng việc tham gia BHXH là có ích cho họ và gia đình trong hiện tại và tương lai, từ đó người lao động tích cực tham gia và đòi quyền lợi của mình. Do đó, cần phải xác định chính xác lợi ích mà BHXH mang lại cho người lao động, và kích thích người lao động đấu tranh giành quyền lợi của mình, buộc chủ doanh nghiệp phải thực hiện trích nộp BHXH.
Mức lương làm cơ sở đóng phí BHXH: Nếu như tham gia BHXH bằng với thu nhập thực tế của người lao động trong thời kỳ họ còn làm việc, như vậy, mức thụ hưởng các chế độ sẽ cao, đảm bảo chi phí cho người lao động trong lúc hoạn nạn.
Phương thức tính tiền đóng BHXH và mức thụ hưởng. Tiền đóng BHXH và mức thụ hưởng từ các chế độ, chính sách thuộc BHXH đều phụ thuộc vào mức lương trích nộp BHXH. Chỉ có một số ít lao động đóng BHXH với mức lương đúng với mức thực lĩnh. Còn lại người sử dụng lao động thuộc các công ty TNHH, DNTN, công ty cổ phần trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
28
thường đóng BHXH theo mức lương tối thiểu theo từng thời kỳ do nhà nước quy định. Mức lương này rất thấp so với thu nhập thực tế của người lao động được hưởng.
Tỷ lệ trích nộp để tham gia BHXH. Đây là yếu tố quan trọng tác động đến nguồn thu vào quỹ BHXH, ngoài ra tỷ lệ này cũng ảnh hưởng đến tâm lý của người tham gia BHXH, họ so sánh giữa mức đóng góp và mức thụ hưởng, các bên tham gia BHXH, nếu cảm thấy không phù hợp sẽ cố tình né tránh làm thất thu cho quỹ BHXH nhất là các doanh nghiệp hiện nay họ phải đóng góp một tỷ lệ rất cao trên tổng quỹ lương cho BHXH, tuy nhiên, họ không hề nhìn thấy được lợi ích gì khi tham gia BHXH, chỉ thấy phải bỏ ra chi phí quá lớn. Do đó, nếu tỷ lệ thích hợp, cân bằng giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ làm cho doanh nghiệp cảm thấy có sự công bằng, từ đó, tích cực tham gia BHXH hơn.
Các chế độ BHXH mà người tham gia được hưởng. Tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội của mỗi nước trong từng thời kỳ mà mỗi nước quy định các chế độ trợ cấp và mức trợ cấp đối với người tham gia BHXH.
Mức chi và tiền chi BHXH: Mức chi và tiền chi BHXH ảnh hưởng đến quỹ BHXH rất lớn, các mức chi BHXH được xác lập trên cơ sở thời gian đóng góp, mức đóng góp, tình trạng sức khoẻ, mức độ sảy ra rủi ro đối với người tham gia BHXH [25].