7. Kết cấu của luận văn
3.1. Quan điểm về bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. Quan điểm về bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nghiệp
Ở Việt Nam, từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội hướng về con người, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ, hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, an sinh xã hội mà trụ cột là BHXH càng được coi trọng, trở thành một trong những nhân tố hàng đầu bảo đảm phát triển bền vững đất nước, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
- Tuy nhiên, Việt Nam là một quốc gia non trẻ, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, tùy từng giai đoạn, từng thời kỳ mà Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách BHXH đối với từng nhóm đối tượng khác nhau, từ phạm vi chỉ áp dụng đối với cán bộ, công nhân, viên chức trong biên chế Nhà nước đến mở rộng đối tượng là lao động làm công hưởng lương trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, và phạm vi rộng nhất như hiện nay là tất cả người dân, lao động có thu nhập trong độ tuổi đều có quyền tham gia BHXH. Các chế độ BHXH cũng không ngừng được bổ sung, mở rộng mức độ thụ hưởng, hiện chúng ta cũng đã tiệm cận với những chế độ theo quy ước của Công ước của Tổ chức lao động quốc tế, tiến gần hơn với mức mà người dân các nước phát triển đang thụ hưởng.
- Việc mở rộng đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH luôn gặp nhiều khó khăn, trở ngại bởi các nhóm đối tượng có những đặc điểm, điều kiện khác nhau. Do đó, để tạo điều kiện cho mọi người được tham gia và hưởng các chế độ BHXH, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta cũng đã xem xét đến nhiều yếu tố tác động, để từ đó có những chính sách thích hợp cho từng nhóm đối tượng.
- Đối với địa phương Đắk Lắk, ngành cà phê đã giải quyết công ăn, việc làm cho hơn 300.000 lao động, chiếm 1/6 dân số, hơn 30% lực lượng lao động toàn tỉnh. Trong đó, người lao động trồng và chăm sóc cà phê ở các Công ty TNHH MTV Cà phê trên địa
69
bàn tỉnh Đắk Lắk có 33.246 người, tuy nhiên, phần lớn người lao động chưa được tham gia BHXH. Lao động trong ngành cà phê là lao động mang tính đặc thù, để thực hiện chính sách BHXH đến với người lao động trồng và chăm sóc cà phê ở các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh, ngành BHXH cần phải thực hiện các cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện để người lao động trong ngành cà phê có thể tham gia BHXH.
- Các giải pháp trong đề tài này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, để đạt được mục tiêu thực hiện chính sách BHXH đến với người lao động trồng và chăm sóc cà phê ở các Công ty TNHH MTV Cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thì cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, không xem nhẹ giải pháp nào. Thực hiện được mục tiêu này cũng có thể làm tiền đề cho giải pháp mở rộng đối tượng tham gia BHXH là lao động trồng và chăm sóc cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung, tiến tới mục tiêu thực hiện chính sách BHXH cho tất cả lao động theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị.
- Cần nâng cao khả năng tiếp cận thông tin về các quy định về BHXH để đảm bảo lợi ích làm việc của lao động. Tăng cường tham gia lớp tuyên truyền và tìm hiểu thông tin về các quy định về chính sách BHXH vì tỷ lệ tham gia còn rất hạn chế.
- Nâng cao khả năng nhận thức của lao động về đóng BHXH, cần giúp lao động thấy được mức độ quan trọng của việc đóng BHXH.
- Nắm vững chính sách BHXH để giám sát việc thực hiện chính sách BHXH của chủ đơn vị đối với mình và có thể yêu cầu cơ quan chức năng giúp đỡ khi cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
- Yêu cầu đơn vị thực hiện BHXH cho mình theo đúng mức lương được trả, theo đúng thời gian quy định trong HĐLĐ.
- Nếu chủ đơn vị thực hiện đóng BHXH không nghiêm túc cho các lao động thì bản thân mỗi người lao động phải biết đấu tranh vì quyền lợi của cả tập thể chứ không vì lợi ích của cá nhân.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chính sách BHXH đối với lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa
70
bàn tỉnh Đắk Lắk để đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách BHXH đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp. Cụ thể: