Những hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 77 - 79)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2.Những hạn chế

2.3.2.1. Đối với công tác thu Bảo hiểm xã hội

- Số doanh nghiệp nông nghiệp tham gia đóng BHXH còn thấp, mặc dù được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế được tham gia BHXH nhưng thực trạng tồn tại cho thấy vẫn còn một bộ phận rất lớn người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nông nghiệp chưa tham gia BHXH.

- Mức tiền lương sử dụng để làm căn cứ tính đóng BHXH hàng tháng thấp so với thu nhập thực tế của người lao động, mức hưởng so với mức đóng thì quá cao (tối đa 75% so với mức đóng). Tuy nhiên, do mức tiền lương làm căn cứ để đóng thấp nên mức hưởng cũng thấp.

63

- Số lao động tham gia đóng vào quỹ BHXH còn thấp: So với số lao động thực tế trên địa bàn tỉnh thì tỷ lệ số lao động tham gia BHXH còn rất nhỏ. Doanh nghiệp nông nghiệp thì tỷ lệ lao động tham gia BHXH rất thấp là do đa số bộ phận người lao động nông nghiệp có thu nhập thấp chỉ đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.

- Tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH tuy giảm nhưng vẫn còn phổ biến: Số tiền nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp nông nghiệp tuy giảm nhưng so với số thu thì tỷ lệ nợ này vẫn đáng kể.

- Công tác phối hợp quản lý thu BHXH còn thiếu đồng bộ: Chưa có sự phối hợp giữa các ngành các cấp có liên quan với cơ quan BHXH trong quản lý thu BHXH nên chưa nắm chắc được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp nông nghiệp.

- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nông nghiệp tìm hiểu về Luật BHXH còn rất ít, chưa khuyến khích người lao động đóng cao hưởng cao.

2.3.2.2. Đối với công tác chi Bảo hiểm xã hội

- Trong quản lý chi BHXH: Trong thời gian qua thực hiện quản lý chi trả chế độ BHXH và giải quyết chính sách cho người lao động tham gia và được hưởng BHXH đã có rất nhiều hiện tượng cá nhân, tổ chức có hành vi, vi phạm gây thất thoát tiền của quỹ BHXH.

- Nguồn kinh phí chi BHXH chưa được quản lý chặt chẽ: Tình trạng lạm dụng quỹ BHXH để hưởng các chế độ BHXH ở một số địa phương và đơn vị sử dụng lao động vẫn còn phổ biến gây thất thoát nguồn kinh phí chi BHXH.

- Quy định thủ tục thụ hưởng BHXH còn rườm rà, phức tạp.

- Công tác thanh tra, kiểm tra trong chi trả các chế độ BHXH còn hạn chế: Mặc dù BHXH tỉnh đã có Phòng Thanh tra - Kiểm tra, thực hiện chức năng kiểm tra và giám sát hoạt động BHXH nhưng chưa chủ động tập trung thời gian và chương trình cụ thể đi sâu xuống các cơ sở, địa điểm chi trả, các đơn vị sử dụng lao động để nắm bắt tình hình của đối tượng.

- Còn sử dụng tiền mặt nhiều trong chi trả: Chưa hướng dẫn khuyến khích đối tượng hưởng lương qua tài khoản thẻ rút tiền tự động, phần lớn đối tượng đang hưởng bằng tiền mặt.

64

2.3.2.3. Chế độ chính sách của nhà nước về Bảo hiểm xã hội

Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong nước thì chính sách của Nhà nước về BHXH có nhiều thay đổi như chính sách tiền lương tiền công, hằng năm chính phủ có sự điều chỉnh lương tối thiểu cơ sở, theo đó thì mức đóng và mức hưởng BHXH cũng thay đổi dần để phù hợp với nhu cầu cuộc sống của người lao động. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp cho rằng tỷ lệ đóng BHXH còn khá cao nên các doanh nghiệp còn né tránh hoặc đóng BHXH cho người lao động theo mức lương tối thiểu.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 77 - 79)