Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 38 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý Bảo hiểm xã hội tại các địa phương và bài học cho tỉnh Đắk Lắk

1.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý chính sách Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Đắk Nông

Theo thống kê của BHXH tỉnh, tính đến hết năm 2017, toàn tỉnh có hơn 33.000 người tham gia BHXH, chiếm khoảng 8,7% lực lượng lao động trên địa bàn. Như vậy, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, diện bao phủ BHXH chỉ tăng khoảng 0,6%. Đây là tỷ lệ khá thấp, chưa đạt được sự kỳ vọng của chính sách

29

và còn một khoảng cách rất xa so với mục tiêu Nghị quyết đặt ra là đến năm 2020 có 50% lực lượng lao động tham gia BHXH.

Thực tế cho thấy, ngoài đối tượng tham gia BHXH thì hiện nay, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn. Tính đến năm 2017, toàn tỉnh có 1.383 người tham gia BHXH tự nguyện, chỉ chiếm gần 0,4% lực lượng lao động.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực tế trên là do công tác tuyên truyền, vận động, triển khai về chính sách BHXH chưa thực sự sâu rộng, thiếu đồng bộ nên nhiều người dân chưa nhận thức đầy đủ về nội dung, ý nghĩa cũng như quy trình, thủ tục đăng ký khi tham gia BHXH tự nguyện. Bên cạnh đó, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu là lao động tự do, lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp... thường có thu nhập thấp và không ổn định.

Một thách thức không nhỏ trong công tác thu BHXH đó là tình trạng nợ đọng BHXH. Thời gian qua, các ngành chức năng đã triển khai nhiều biện pháp can thiệp nhưng đến nay, vấn đề này vẫn chưa được kiểm soát tốt, ảnh hưởng đến quỹ BHXH cũng như quyền lợi của người lao động. Thống kê của BHXH tỉnh, tính đến hết năm 2017, tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh lên đến trên 32 tỷ đồng. Trong đó, nợ BHXH hơn 29 tỷ đồng, nợ BHYT 1,9 tỷ đồng, nợ BHTN hơn 1,16 tỷ đồng. Ngoài ra, tổng số nợ khó thu và nợ đơn vị đã khởi kiện nhưng không thi hành án gần 17 tỷ đồng.

Một thực tế nữa là hiện nay, việc quản lý, xác định đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn gặp không ít khó khăn. Cơ quan BHXH chỉ có thể kiểm soát được đối với những doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tình hình sử dụng lao động và lập sổ theo dõi biến động lao động theo quy định. Còn hầu hết các cơ sở kinh doanh của hộ cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa, không có tổ chức công đoàn, thì khi họ không khai báo, cơ quan BHXH không thể kiểm soát được số lượng lao động.

30

Ngoài ra, việc thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Cụ thể, cấp ủy, chính quyền một số địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm đến công tác BHXH, chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt và chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BHXH. Công tác phối hợp liên ngành trong giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vi phạm chính sách BHXH còn chưa đồng bộ, thống nhất. Việc thực hiện một số quy định mới còn bất cập. Tình trạng người lao động nhận BHXH một lần tăng nhanh [48].

1.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Kom Tum

Trong tổng số 695 đơn vị ở tỉnh Kom Tum nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền gần 73 tỷ đồng có 444 đơn vị thuộc khối doanh nghiệp và 251 đơn vị thuộc khối hành chính.

Đáng chú ý nhiều đơn vị nợ với số tiền lớn, thời gian nợ kéo dài như Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Duy Tân nợ 36 tháng với số tiền gần 3 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Tấn Phát nợ 27 tháng với số tiền 1,5 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kom Tum nợ 45 tháng với số tiền 1,5 tỷ đồng. Ngoài ra, các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước cũng nợ bảo hiểm y tế lên đến gần 28 tỷ đồng.

Qua phân tích tình hình thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn tỉnh Kom Tum, có thể thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ đọng là do các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ; đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước chiếm dụng tiền để chi lương cho người lao động; chưa chú trọng tới chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và cố tình chây ỳ để chiếm dụng vốn; chấp nhận chịu phạt để chiếm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội.

Từ việc phân tích thực trạng cũng như nguyên nhân dẫn đến nợ đọng BHXH thì những giải pháp để thu hồi nợ đọng được đưa ra cụ thể như sau:

- Đối với việc nợ Ngân sách các Chủ tịch UBND cấp huyện phải có trách nhiệm khi chi trả tiền lương thì đồng thời phải chuyển trả nộp vào Quỹ Bảo hiểm xã hội cho người lao động.

31

- Đối với nhóm nợ đọng doanh nghiệp cũng tăng cường thanh tra kiểm tra, phối hợp giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội, Liên đoàn lao động. Thường xuyên đối chiếu công nợ. Hàng tháng, thông báo số nợ của các đơn vị về cho các cơ quan quản lý. Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội tỉnh cũng đang phối hợp với Kho bạc Nhà nước tăng cường kiểm soát chi ngân sách Nhà nước để thu nợ các đơn vị hưởng lương từ ngân sách Nhà nước [40].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 38 - 41)