các khoa, phòng chuyên môn của các trường chính trị cấp tỉnh, hưởng lương từ quỹ lương của Nhà trường theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Đặc điểm viên chức trong các trường Chính trị cấp tỉnh
Trước hết, viên chức trong các TCT cấp tỉnh có đầy đủ các đặc điểm của
viên chức nói chung theo quy định, bao gồm: Là công dân Việt Nam; là người được tuyển dụng theo vị trí việc làm; làm việc tại Đơn vị sự nghiệp công lập (khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức); có thời gian làm việc được tính kể từ khi được tuyển dụng; viên chức làm việc theo chế độ Hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của ĐVSN công lập theo quy định.
Thứ hai, viên chức trong các TCT cấp tỉnh còn thể hiện những đặc điểm
riêng do đặc thù của ngành quy định, cụ thể như: Có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần yêu nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; luôn xác định đúng vị trí việc làm của mình, không ngừng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao; góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn của Trường.
1.3. Tạo động lực làm việc cho viên chức các Trường Chính trị cấp tỉnh tỉnh
1.3.1. Khái niệm
Kế thừa những phân tích về khái niệm tạo ĐLLV ở mục 1.1.1, ta có thể hiểu: Tạo ĐLLV cho viên chức các Trường Chính trị cấp tỉnh chính là quá trình làm nảy sinh và duy trì ĐLLV cho đội ngũ viên chức trong các Trường đó. Nói cách khác, đó chính là quá trình mà chủ thể quản lý áp dụng tổng hợp
hệ thống các chính sách, biện pháp, cách ứng xử đối với viên chức nhằm khơi dậy, động viên, khích lệ, thôi thúc viên chức cố gắng, tự nguyện, chăm chỉ, hăng say và nỗ lực, cống hiến hơn trong công việc nhằm góp phần hoàn thành tốt nhất chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn của nhà Trường.