Chính trị tỉnh Đắk Nông
2.2.2.1. Những ưu điểm
Thứ nhất, đa số viên chức tại Trường đã tìm hiểu về công việc mình sẽ
làm và xác định rõ lý do khi lựa chọn nó nên khi tham gia vào công việc họ rất có trách nhiệm. Cụ thể như, đối với nhóm viên chức là giảng viên, muốn vào trường công tác, ngoài việc hồ sơ đáp ứng các yêu cầu tuyển chọn, còn phải thi tuyển bằng cách thao giảng trước Hội đồng khoa học (gồm có lãnh đạo Trường và Ban Tổ chức Tỉnh ủy). Do đó, để đạt điểm qua vòng sơ khảo (thao giảng) đòi hỏi thí sinh phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, hình thức và phương pháp truyền đạt để tự tin và chủ động hơn trước đám đông...
Thứ hai, viên chức của Trường luôn thể hiện sự cố gắng phấn đấu để
hoàn thành tốt công việc theo đúng kế hoạch mặc dù số viên chức hài lòng về công việc chưa cao.
Thứ ba, mức độ tham gia các hoạt động chung của viên chức Trường ở
mức cao và có xu hướng sẽ tham gia tiếp khi có tổ chức. Phần lớn viên chức tại Trường muốn gắn bó với nghề bởi họ nhận thấy công việc mình đang làm mang tính ổn định.
2.2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Một là, lý do mà phần lớn viên chức tại Trường lựa chọn công việc và
mong đợi khi lựa chọn công việc là vì tính ổn định của công việc chứ không phải là do yêu thích công việc; vẫn còn một vài viên chức chưa thực sự say mê, nỗ lực trau dồi kiến thức.
Hai là, mức độ gắn bó nghề nghiệp của viên chức tại Trường còn hạn
chế, bởi họ chưa yên tâm hoàn toàn vào công việc của mình, do lương, thưởng và chế độ phúc lợi chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản của cuộc sống, cơ hội thăng tiến còn hạn chế...
Như vậy, qua nghiên cứu ĐLLV của viên chức tại Trường, tác giả nhận thấy ĐLLV của đội ngũ này tuy đã có nhưng vẫn còn ở mức độ hạn chế, cần thiết phải có các biện pháp tạo ĐLLV cho họ để nâng cao năng suất và chất lượng, hiệu quả công việc hơn nữa, nhằm xây dựng một Trường Chính trị tỉnh đạt chuẩn theo quy định của Ban Bí thư Trung ương.