19
TS. Luật sư Phan Trung Hoài (2016), Những điểm mới về chếđịnh bào chữa trong BLTTHS 2015, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia, Tr. 234.
Chứng cứ là yếu tố mấu chốt để giải quyết vụ án hình sự và hoạt động thu thập chứng cứ là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình giải quyết vụ án. Vì thế gắn liền với sự phát triển của pháp luật TTHS, hoạt động thu thập chứng cứ cũng được đề cập từ rất sớm và trải qua một quá trình phát triển lâu dài từ thời phong kiến cho đến ngày nay. Tại Điều 667 Quốc triều hình luật đã quy định: “Khi lấy lời khai của tù nhân, quan án phải xem xét kỹ, tìm tòi sự thật để kẻ phạm tội phải nhận tội”. Có thể thấy tuy không nêu chính xác là thu thập chứng cứ nhưng có thể thấy thông qua điều luật này hoạt động thu thập đã được đề cập đến. Sau đó, tại Bộ Luật Gia Long quy định tại Điều 369: “Trong quá trình điều tra, lấy cung, luật cho phép được tra khảo (đánh
roi, gậy, kìm kẹp) phạm nhân”. Ở Bộ luật này hoạt động thu thập chứng cứ vẫn không được quy định rõ ràng mà chỉ được lồng ghép vào các điều luật như một bước cần thực hiện để điều tra vụ án. Hơn nữa, ở hai bộ luật này hoàn toàn không có đề cập đến quyền của người bào chữa, và hoạt động thu thập chứng cứ chỉ là hoạt động của những quan án.
Đến giai đoạn khi Cách mạng tháng 8 thành công, pháp luật Việt Nam có một số văn bản ghi nhận về hoạt động thu thập chứng cứ như thu thập từ lời khai của người bị tạm giam, bị can, bị cáo; từ lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; thu thập từ vật chứng, kết luận giám định, biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu đồ vật khác trong vụ án. Tuy không quy định rõ đây là hoạt động thu thập chứng cứ nhưng không thể phủ nhận những văn bản pháp luật này đã có đề cập đến hoạt động này. Hơn nữa nội dung bên trong quy định cho thấy quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật vẫn thuộc về cơ quan, người có thẩm quyền THTT mà không có đề cập đến người bào chữa. Quyền bào chữa lần đầu tiên được ghi nhận là vào thời điểm mới thành lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tại Sắc lệnh số 33C về thành lập Tòa án quân sự đã quy định
“Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bênh vực cho” đánh dấu lần đầu tiên pháp luật Việt Nam thừa nhận về quyền bào chữa hoặc nhờ người bào chữa của bị can,
bị cáo. Tuy nhiên quy định này còn rất sơ sài, không nêu rõ được cụ thể về quyền bào chữa và cũng không có quy định về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa.
Đến giai đoạn năm 1988 khi BLTTHS 1988 ra đời đã tạo nên dấu mốc về lần đầu tiên khái niệm chứng cứ được đề cập tại khoản 1 Điều 48. Và chủ thể thu thập chứng cứ được quy định tại Điều 49: “Chứng cứ có thểdo người tham gia tố tụng, cơ
quan, tổ chức hoặc bất kỳ cá nhân nào đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày
đến những vấn đề liên quan trong vụ án”. Thông qua quy định này, có thể thấy BLTTHS 1988 đã có tiến bộ khi quy định chứng cứ có thể được thu thập bởi các chủ thể khác ngoài cơ quan, người có thẩm quyền, tuy nhiên nếu nghiên cứu kĩ có thể thấy những tài liệu, đồ vật được đề cập ở đây là nguồn của chứng cứ, chưa phải là chứng cứ. Song song đó, quy định về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa cũng được đề cập chi tiết hơn tại khoản 2, 3 Điều 36. Quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa tại thời điểm này không được quy định cụ thể nhưng vẫn có điểm tiến bộ ở việc quy định người bào chữa sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ cho bị cáo; Được đưa ra chứng cứ, yêu cầu; Được tham gia vào quá trình giải quyết vụ án. Từ đó nắm bắt được những vấn đề trọng yếu và lên phương án bảo vệ cho bị can, bị cáo một cách tốt nhất. Nhưng cũng bởi vì không được quy định cụ thể dẫn đến trên thực tế việc tiến hành thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng cơ quan, người có thẩm quyền THTT gây khó khăn cho người bào chữa trong quá trình thu thập.