Tham khảo những đề xuất của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, BLTTHS 2015 ra đời đã có những điểm tiến bộ nổi bật như lần đầu tiên chính thức ghi nhận quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa tại khoản 2 Điều 88 BLTTHS 2015. Theo đó khi thực hiện hoạt động thu thập chứng cứ, người bào chữa có các quyền:
“Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu”;23 “Gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụán để hỏi, nghe họ trình
20Điểm a khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003.
21Điểm g khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003.
22
TS. Luật sư Phan Trung Hoài (2016), Những điểm mới về chếđịnh bào chữa trong BLTTHS 2015, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia, Tr. 252.
bày về những vấn đề liên quan đến vụ án”;24“Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tửliên quan đến việc bào chữa”;25“Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồsơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc
điều tra”;26 “Đề nghị cơ quan có thẩm quyền THTT thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản”.27 Có thể thấy tại BLTTHS 2015 quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa đã được quy định một cách cụ thể và chi tiết hơn. Đồng thời cũng nâng cao được vai trò của người bào chữa, thể hiện được vị thế bình đẳng trong hoạt động thu thập chứng cứ với cơ quan, người có thẩm quyền THTT. BLTTHS 2015 đã có bước tiến bộ vượt bậc trong quy định về thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa, tạo cơ sở pháp lý vững vàng giúp người bào chữa có thể thực hiện tốt nhất vai trò của mình trong việc bảo vệ người bị buộc tội.
24
Khoản 2 Điều 88 BLTTHS 2015.
25
Khoản 2 Điều 88 BLTTHS 2015.
26Điểm l khoản 1 Điều 73 BLTTHS 2015.
KẾTLUẬNCHƯƠNG1
Tại Chương 1 của khóa luận,tác giả tiến hành phân tích những vấn đề lý luận chung liên quan đến hoạt động thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa. Dùng nó làm cơ sở lí thuyết để đi vào phân tích những quy định pháp luật TTHS Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật ở chương sau. Những vấn đề lý luận ở chương này đã cho thấy tầm quan trọng của quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật đối với người bào chữa bởi thông qua đó người bào chữa có thể tiếp cận sâu sắc hơn đối với vụ án, trực tiếp tiếp cận với chứng cứ, tài liệu, đồ vật. Từ đó thu thập được những chứng cứ có lợi cho quá trình bào chữa, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội, đồng thời bảo đảm tính công bằng, minh bạch của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Trước đây hoạt động thu thập chứng cứ thuộc thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền THTT, tuy nhiên việc quy định như vậy gây ra bất cập, khó khăn cho người bào chữa khi tiếp cận chứng cứ trên thực tế. Việc ghi nhận quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa đã đem lại những ý nghĩa rất lớn cho chính bản thân họ, người bị buộc tội nói riêng cũng như pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam nói chung. Trước hết là người bào chữa có thể hỗ trợ tìm ra sự thật vụ án, đảm bảo được quyền bào chữa của người bị buộc tội, đảm bảo thực hiện các nguyên tắc của pháp luật tố tụng. Tiếp theo là giúp nâng cao vị thế của người bào chữa trong mối quan hệ tranh tụng, giúp người bào chữa thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ của mình. Cuối cùng là hướng đến bảo đảm tính công bằng của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
CHƯƠNG2:QUYĐỊNHCỦAPHÁPLUẬTTỐTỤNGHÌNHSỰVIỆTNAM VÀMỘTSỐQUỐCGIAVỀTHUTHẬPCHỨNGCỨ,TÀILIỆU,ĐỒVẬT
CỦANGƯỜIBÀOCHỮA Giới thiệu Chương 2
Trong Chương 2 của khóa luận, tác giả sẽ phân tích những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam xoay quanh quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa. Đồng thời phân tích quy định pháp luật của Đức và Nhật Bản để so sánh, đối chiếu những điểm giống và khác nhau giữa các quy định này. Cụ thể, tác giả đi vào phân tích quy định về người bào chữa; Thời điểm người bào chữa thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật; Những hoạt động thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật; Vấn đề