chương này sẽ tạo tiền đề để thực hiện việc đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật và đưa ra các định hướng, kiến nghị nhằm hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa tại Chương 3 của khóa luận.
2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa
2.1.1. Người bào chữa trong tố tụng hình sự
BLTTHS 2015 quy định “Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ
bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền THTT chỉđịnh và được cơ quan, người có thẩm quyền THTT tiếp nhận việc đăng ký bào chữa”.28 Tuy nhiên khái niệm này vẫn chưa khái quát được bản chất, chức năng, nhiệm vụ của người bào chữa. Xét đến bản chất của hoạt động bào chữa của người bào chữa là dùng các quyền pháp luật cho phép để
28
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Vì thế tác giả đưa ra khái niệm về người bào chữa trong tố tụng hình sự như sau: “Người bào chữa là người được
người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền THTT chỉ định và được
cơ quan, người có thẩm quyền THTT tiếp nhận việc đăng ký bào chữa nhằm mục đích
chứng minh về sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội,
đồng thời hỗ trợ làm sáng tỏ sự thật của vụ án”.
Với vai trò quan trọng như trên đòi hỏi người bào chữa cần phải có những kiến thức pháp lý, kỹ năng chuyên môn nhất định để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. BLTTHS 2015 đã đưa ra quy định về những đối tượng được trở thành người bào chữa bao gồm Luật sư; Người đại diện của người bị buộc tội; Bào chữa viên nhân dân; Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.29
Luật sư: là những người có kiến thức pháp lý, được đào tạo chính quy rõ ràng
và có thể nắm bắt được các trình tự, thủ tục luật định để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, hỗ trợ cho cơ quan có thẩm quyền THTT giải quyết vụ án. Để trở thành luật sư đòi hỏi đáp ứng phải các điều kiện nhất định, Điều 2 của Luật luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012) cũng khẳng định: “Luật sư là người có
đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghềtheo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng)”. Có thể nói luật sư là chủ thể đáp ứng đủ các điều kiện về mặt kiến thức, chuyên môn. Tuy nhiên thực tế không phải bất kì người bị buộc tội nào cũng có đủ điều kiện kinh tế để mời được luật sư nên họ thường gặp nhiều khó khăn trong việc tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Người đại diện của người bị buộc tội: Hiện nay pháp luật tố tụng hình sự chưa đưa ra một định nghĩa rõ ràng về người đại diện của người bị buộc tội. Vì thế khi xác định người đại diện của người bị buộc tội, cơ quan, người có thẩm quyền THTT
29
thường vận dụng những quy định trong BLDS 2015. Người đại diện theo BLDS 2015 được phân thành hai trường hợp: Thứ nhất là trường hợp đại diện theo pháp luật, đó có thể là cha, mẹ đối với con chưa thành niên; Người giám hộ đối với người được giám hộ; Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi được Tòa án chỉ định; Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 136; Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.30 Thứ hai là trường hợp đại diện theo ủy quyền31. Tuy nhiên khi xem xét quy định: “Người đại diện của người bị buộc tội xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ
với người bị buộc tội”,32 có thể thấy người đại diện có thể trở thành người bào chữa chỉ có thể là người đại diện theo pháp luật, bởi giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền dùng để xác định các mối quan hệ về nhân thân như người giám hộ, người có quan hệ thân thích được đại diện theo pháp luật cho người bị buộc tội. Trong trường hợp người bào chữa là người đại diện của người bị buộc tội, người buộc tội sẽ không phải chịu gánh nặng về kinh tế như trong trường hợp luật sư. Đồng thời đa phần người đại diện là người thân của người bị buộc tội vì thế sẽ có sự đồng cảm, hết mình với người bị buộc tội, bảo vệ họ bằng tất cả khả năng của mình.
Bào chữa viên nhân dân: Trước khi có Pháp lệnh tổ chức Luật sư năm 1987 thì việc bào chữa cho người bị buộc tội hầu hết do bào chữa viên nhân dân đảm nhận. Tuy nhiên, khi Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 được ban hành và có hiệu lực, đoàn luật sư được khôi phục và ngày càng lớn mạnh ở các địa phương thì chế định “bào chữa viên nhân dân” hiện nay chỉ tồn tại trên phương diện pháp lý, mang tính hình thức.33
Nhưng BLTTHS 2015 vẫn quy định bào chữa viên nhân dân là một trong những chủ
30Điều 136 BLDS 2015.
31
Khoản 1 Điều 137 BLDS 2015.
32Điểm b khoản 2 Điều 78 BLTTHS 2015.
33
Trần Văn Bảy (2001), “Người bào chữa trong tố tụng hình sự” , Khoa học pháp lý, Đại học Luật TP.HCM, Số
thể có thể trở thành người bào chữa. So với quy định tại BLTTHS 2003,34
BLTTHS 2015 tuy vẫn không đưa ra được định nghĩa rõ ràng về bào chữa viên nhân dân, nhưng đã đặt ra những điều kiện để một người có thể trở thành bào chữa viên nhân dân.35
Theo đó, có thể xác định bào chữa viên nhân dân cũng tương tự như luật sư đều là chủ thể có kiến thức pháp lý tuy nhiên đối tượng mà bào chữa viên nhân dân bào chữa chỉ giới hạn trong phạm vi là thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận. Điều này dẫn đến không phải người bị buộc tội nào cũng có thể yêu cầu bào chữa viên nhân dân bào chữa cho mình khiến cho bào chữa viên nhân dân dù có kiến thức pháp lý nhưng lại không thể thực hiện tốt nhất quyền bào chữa của mình.
Trợ giúp viên pháp lý: Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng về trợ giúp viên pháp lý. Theo Luật trợ giúp pháp lý 2017 chỉ có thểxác định trợ giúp viên pháp lý là một trong những người thực hiện trợ giúp pháp lý.36 Như vậy trợ giúp viên pháp lý là người cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này.37 Để xác định những chủ thể nào được trợ giúp pháp lý phải căn cứ vào quy định tại Luật trợ giúp pháp lý.38 Những người thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý theo Luật phải nộp đơn chứng minh mình thuộc diện được trợ giúp đến trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền THTT thông báo cho tổ chức trợ giúp pháp lý để cử người. Trước đây tại BLTTHS 2003 không có quy định trợ giúp viên pháp lý là chủ thể có thể trở thành người bào chữa. Khi BLTTHS 2015 ra đời đã chính thức thừa nhận trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bào chữa. Vì vậy, theo quy định hiện nay trợ giúp viên pháp lý được bào chữa cho người bị buộc tội nhưng chỉ
34
Khoản 3 Điều 57 BLTTHS 2015: “Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình”.
35
Khoản 3 Điều 72 BLTTHS 2015.
36Điểm a khoản 1 Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý 2017.
37Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017.
trong giới hạn nhất định, người bị buộc tội cũng không thể tự đề xuất trợ giúp viên pháp lý bào chữa cho mình nếu không thuộc những trường hợp trên.
Các nhà làm luật đã giới hạn lại những chủ thể có thể trở thành người bào chữa, đặt ra những điều kiện trở thành người bào chữa và xác định ai là người bào chữa trong những trường hợp cụ thể cũng như đặt ra những trường hợp không được bào chữa39
nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. BLTTHS 2015 đã trao quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa cho người bị buộc tội; Người đại diện của người bị buộc tội; Người thân thích của người bị buộc tội.40
Tuy nhiên khó tránh khỏi trường hợp người bị buộc tội thiếu kiến thức pháp lý, không kiên định, bị đe dọa mà thực hiện quyền từ chối người bào chữa. Điều này sẽ không thể đảm bảo được tốt nhất quyền lợi cho họ.
Đồng thời để đảm bảo quyền có người bào chữa cho người bị buộc tội BLTTHS 2015 còn quy định về trường hợp chỉ định bắt buộc. Theo đó khi người bị buộc tội thuộc các trường hợp: Bị can, bị cáo về tội mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi41 mà không có người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền THTT phải chỉ định người bào chữa cho họ.
Như vậy, theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, có bốn chủ thể có quyền trở thành người bào chữa. Khi được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền THTT chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền THTT tiếp nhận việc đăng ký bào chữa, họ sẽ trở thành người bào chữa và tham gia vào quá trình tố tụng. BLTTHS 2015 đã quy định rõ hơn về điều kiện, trường hợp trở thành người bào chữa. Ngoài ra về bản chất, người bào chữa chỉ đóng vai trò là người tham gia tố tụng, không mang quyền lực nhà nước, không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án. Từ 39 Khoản 4 Điều 72 BLTTHS 2015. 40 Khoản 1 Điều 77 BLTTHS 2015. 41 Khoản 1 Điều 76 BLTTHS 2015.
“tham gia” đã nói lên tính chất, vai trò của người bào chữa là không mang trách nhiệm chứng minh sự thật vụ án, giải quyết vụ án mà chỉ nhằm để chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội, đồng thời góp phần làm sáng tỏ sự thật vụ án.42
2.1.2. Một số nguyên tắc đảm bảo việc thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của
người bào chữa
*Nguyên tắc suy đoán vô tội
Nguyên tắc suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ sở đảm bảo quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa. Nguyên tắc suy đoán vô tội được đề cập đến trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966:
“Người bị cáo buộc là phạm tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi hành vi phạm tội của người đó được chứng minh theo pháp luật”.43 Và được khẳng định tại khoản 1 Điều 31 Hiến pháp 2013: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến
khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Đồng thời được ghi nhận thành một nguyên tắc cơ bản trong BLTTHS 2015.44
Theo đó, người bị buộc tội luôn được xem là vô tội cho đến khi cơ quan có thẩm quyền chứng minh được họ có tội, trách nhiệm chứng minh một người có tội là của cơ quan có thẩm quyền THTT. “Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”. Điều này khẳng định khi người bào chữa có thể đưa ra được những chứng cứ gỡ tội và được cơ quan có thẩm quyền THTT chấp nhận thì đó sẽ trở thành một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định về việc “không đủ và không thể làm sáng tỏcăn cứ để
42
Trần Văn Bảy (2001), “Người bào chữa trong tố tụng hình sự”, Khoa học pháp lý, Đại học Luật TP.HCM, Số
01(8)/2001, tr.32-35.
43
Khoản 2 Điều 14 Công ước về các quyền dân sự và chính trị 1966.
buộc tội, kết tội”. Như vậy việc trao cho người bào chữa các quyền tương ứng với cơ quan có thẩm quyền THTT để tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ, tìm ra những chứng cứ có lợi cho người bị buộc tội cũng là một trong các phương thức đảm bảo nguyên tắc này.
Tuy trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền THTT nhưng người bị buộc tội vẫn có quyền chứng minh bản thân vô tội và phải được đảm bảo những quyền cần thiết để có thể tự bảo vệ bản thân mình chống lại cáo buộc của cơ quan có thẩm quyền. Người bị buộc tội do bị hạn chế tự do và thiếu kiến thức chuyên môn nên để có thể tự chứng minh bản thân vô tội là vấn đề khó khăn. Do đó pháp luật trao quyền này cho người bào chữa để đảm bảo tốt quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội. Vì vậy BLTTHS 2015 đã chính thức quy định cho người bào chữa được quyền chủđộng tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật để tìm kiếm chứng cứ có lợi đối với người bị buộc tội.
* Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 đã quy định: Trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mọi người đều có quyền được hưởng một cách đầy đủ và hoàn toàn bình đẳng những bảo đảm tối thiểu về quyền được tự bào chữa hoặc thông qua sự trợ giúp pháp lý theo sự lựa chọn của mình.45 Việt Nam với tư cách là thành viên Công ước đã ghi nhận và nội luật hóa tư tưởng trên vào pháp luật quốc gia. Cụ thể, quyền bào chữa được ghi nhận trước hết ở Hiến pháp Việt Nam 2013: “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo
đảm”46 và đã được quy định cụ thể hóa trở thành một nguyên tắc cơ bản của BLTTHS 2015 tại Điều 16. Dựa trên quy định này nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội là việc người bị buộc tội được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng phương thức tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa. Đồng thời đặt ra trách
45 Điểm d khoản 3 Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966.
46
nhiệm của cơ quan THTT trong việc thực hiện thông báo, giải thích cho người bị buộc tội về quyền bào chữa, đảm bảo họ có thể thực hiện đầy đủ quyền bào chữa của mình theo quy định của BLTTHS 2015.