Giai đoạn từ năm 2003 đến trước năm 2015

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 27 - 28)

Đến thời điểm BLTTHS 2003 ra đời, các nhà làm luật đã đưa ra được những quy định cụ thể hơn về quyền bào chữa và quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa. BLTTHS 2003 đã ghi nhận người bào chữa có quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác. Và đề cập

đến các hoạt động mà người bào chữa có thể thực hiện để thu thập tài liệu, đồ vật như:

“Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can, bị cáo và nếu Điều

tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giam, bị can và có mặt trong những hoạt

động điều tra khác”;20 “Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án

liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật”.21 Ở đây người bào chữa đã có cơ sở pháp lý để có thể tiến hành các hoạt động nhằm thu thập tài liệu, đồ vật, tuy nhiên vẫn giống với BLTTHS 1988 những gì được thu thập chỉ là tài liệu, đồ vật- một trong những nguồn của chứng cứ chứ không phải là chứng cứ. Xem xét những quy định về việc thu thập chứng cứ và quyền của người bào chữa có thể xác định BLTTHS 2003 vẫn khẳng định quyền thu thập chứng cứ thuộc về cơ quan THTT gồm CQĐT, VKS và Tòa án.22 Vì thế việc thu thập chứng cứ của người bào chữa vẫn chưa được xem là chính thức được thừa nhận trong BLTTHS 2003 và vẫn còn phải phụ thuộc nhiều vào cơ quan, người có thẩm quyền THTT. Phạm vi thu thập và các đối tượng người bào chữa có thể tiếp cận cũng còn hạn chế, trình tự thủ tục để thực hiện cũng không được quy định rõ ràng. Điều này khiến hiệu quả hoạt động thu thập chứng cứ của người bào chữa vẫn chưa cao, và người bào chữa vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi thu thập.

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)