Kinh nghiệm quảnlý nhà nƣớc về phát triển KCHTGTĐB của các địa phƣơng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh đắklắk (Trang 44)

1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển KCHT GTĐB của các địa phương khác (cấp tỉnh)

1.5.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Trong thời gian qua, tỉnh Bình Dƣơng luôn đƣợc quan tâm, đầu tƣ xây dựng và phát triển đồng bộ KCHT giao thông góp phần đem lại những thành tựu trong phát triển KT-XH, thu hút đầu tƣ đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đảm bảo an ninh – quốc phòng, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.

Cụ thể, năm 2013, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; trong đó xác định nhu cầu tập trung đầu tƣ xây dựng và phát triển đồng bộ KCHT giao thông của tỉnh với mục tiêu kết nối và đáp ứng nhu cầu giao thông không ngừng tăng nhanh giữa các địa phƣơng, các khu công nghiệp, đô thị, các vùng nguyên liệu, nông thôn,…trên địa bàn tỉnh. Đồng thời kết nối giao thông của tỉnh Bình Dƣơng với các đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia và khu vực, phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển KT-XH, công nghiệp hóa, đô thị hóa của tỉnh nhà.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện quy hoạch, tỉnh Bình Dƣơng không ngừng cập nhật các quy hoạch của Trung ƣơng và khu vực có liên quan, về phát triển kinh tế, xã hội, đô thị, công nghiệp, đặc biệt là các quy hoạch GTVT của quốc gia và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng thời căn cứ vào tình hình, nhu cầu và tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, công nghiệp, đô thị,… trên địa bàn tỉnh và khu vực để kịp thời bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.

Tỉnh Bình Dƣơng đã chủ động tích cực tham mƣu, trình Chính phủ, Bộ GTVT xem xét, điều chỉnh, lựa chọn hƣớng tuyến hợp lý nhất cho các tuyến đƣờng bộ của Trung ƣơng quy hoạch đi qua địa bàn tỉnh Bình Dƣơng và các dự án thuộc quy hoạch của tỉnh Bình Dƣơng nhƣ: dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 từ cầu Vĩnh Bình, giáp ranh TP Hồ Chí Minh đến cầu Tham Rớt, giáp ranh tỉnh Bình Phƣớc; dự án nâng cấp đƣờng ÐT.743B đoạn Miếu Ông Cù - Ðông Tân; dự án nâng cấp, mở rộng đƣờng ÐT.741 kết nối đến tỉnh Bình Phƣớc; dự án nâng cấp, mở rộng cầu Phú Cƣờng và đƣờng Huỳnh Văn Cù kết nối với TP Hồ Chí Minh; dự án nâng cấp, mở rộng đƣờng ÐT.747 đoạn từ cầu Ông Tiếp đến cầu Rạch Tre, phƣờng Uyên Hƣng

và Tỉnh lộ 11, kết nối về hƣớng Ðồng Nai; dự án nâng cấp quốc lộ 1K... Bên cạnh đó, chủ động trong đầu tƣ giao thông kết nối với các tỉnh, thành phố khác, tỉnh Bình Dƣơng đã làm cầu Phú Cƣờng từ Bình Dƣơng qua huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh; phía TP Hồ Chí Minh làm cầu Phú Long qua Bình Dƣơng, hai cầu này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho hai địa phƣơng, vừa góp phần kết nối vùng thuận lợi, Ngoài ra, những tuyến đƣờng đi qua tỉnh nhƣ Vành đai 3, Vành đai 4 đƣợc Trung ƣơng quy hoạch, tuy nhiên tỉnh đã chủ động làm trƣớc đoạn đi qua Bình Dƣơng. Nhờ vậy, đến nay tỉnh Bình Dƣơng có hệ thống hạ tầng giao thông tƣơng đối đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy KT-XH phát triển, đảm bảo các yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật, gắn kết chặt chẽ giữa các quy hoạch của Trung ƣơng với tình hình và điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng, đƣợc Chính phủ, Bộ GTVT thống nhất, điều chỉnh hƣớng tuyến theo đề nghị của tỉnh Bình Dƣơng.

Trên cơ sở các quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025; trong đó có phê duyệt hƣớng tuyến quy hoạch các tuyến đƣờng, UBND tỉnh Bình Dƣơng đã kịp thời cập nhật bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT của tỉnh, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh về KT-XH, công nghiệp hóa, đô thị hóa của tỉnh nhà, nhu cầu GTVT tăng cao cả về lƣu lƣợng cũng nhƣ tải trọng phƣơng tiện. Đồng thời, theo hƣớng gắn với các quy hoạch của Trung ƣơng, hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, đồng bộ, liên hoàn, kết nối trung tâm thành phố mới Bình Dƣơng với các trung tâm đô thị của tỉnh và với các đầu mối giao thông của quốc gia và khu vực. Qua đó, góp phần đắc lực cho quá trình phát triển KT-XH của tỉnh theo hƣớng công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa, nhằm mục tiêu: "Xây dựng Bình Dương trở thành đô thị

văn minh, hiện đại, trở thành một trong những đô thị phát triển KT-XH của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có sức lan tỏa lớn, có tác động mạnh đến các tỉnh lân cận và vùng xung quanh".

Trên cơ sở những quy hoạch đƣợc phê duyệt, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bình Dƣơng đã luôn quan tâm và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị hữu quan triển khai thực hiện việc đầu tƣ cải tạo, nâng cấp, mở

rộng và xây dựng mới các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tỉnh cũng đã chủ động tập trung huy động mọi nguồn lực, đầu tƣ xây dựng mới theo quy hoạch, các công trình, các trục đƣờng giao thông đối ngoại của tỉnh, do Trung ƣơng quy hoạch đi qua địa bàn tỉnh Bình Dƣơng, kết nối với các đầu mối giao thông quốc gia và các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Hệ thống KCHT giao thông trên địa bàn toàn tỉnh luôn đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng, đặc biệt là các trục giao thông quan trọng, huyết mạch, các trục "xƣơng sống" theo hƣớng Bắc - Nam của tỉnh nhƣ Quốc lộ 13, ĐT.741, ĐT.742, ĐT.744.., và các vành đai theo hƣớng Đông - Tây của tỉnh nhƣ ĐT.743, ĐT.746, ĐT.747,... Từ đó hình thành mạng lƣới giao thông đồng bộ, liên hoàn, kết nối thông suốt giữa các khu đô thị, công nghiệp, dân cƣ, các vùng nguyên liệu, nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh; kết nối trung tâm thành phố mới Bình Dƣơng với các trung tâm đô thị, công nghiệp trong tỉnh với các đầu mối giao thông quốc gia và tỉnh, thành trong khu vực.

Hai trục "xƣơng sống" theo hƣớng Bắc - Nam của tỉnh là Quốc lộ 13 và ĐT.741 kết nối các khu công nghiệp, đô thị phía Nam của tỉnh với các khu công nghiệp, đô thị và vùng nguyên liệu, nông thôn phía Bắc tỉnh, kết nối với thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Phƣớc, các tỉnh Tây Nguyên và nƣớc bạn Campuchia có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, thu hút đầu tƣ, công nghiệp hóa, đô thị hóa của tỉnh.

Đặc biệt, trên cơ sở hƣớng tuyến quy hoạch của đƣờng Vành đai 3 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Bình Dƣơng đã chủ động huy động nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tƣ xây dựng mới đƣờng Mỹ Phƣớc - Tân Vạn (đoạn trùng với đƣờng Vành đai 3), kết nối thành phố mới Bình Dƣơng, các trung tâm đô thị, công nghiệp của tỉnh với các đầu mối giao thông quốc gia và các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là trục giao thông huyết mạch, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nhanh KT-XH của tỉnh Bình Dƣơng theo hƣớng công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa.

Ngoài ra, các tuyến đƣờng nội thị tại các trung tâm huyện, thị xã, thành phố, các khu đô thị, khu dân cƣ trên địa bàn tỉnh cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ nâng cấp,

mở rộng, xây dựng hoàn chỉnh, phù hợp với tiến trình đô thị hóa theo hƣớng văn minh, hiện đại, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và quy hoạch xây dựng đô thị Bình Dƣơng. Hệ thống đƣờng do cấp phƣờng, thị trấn quản lý cũng đƣợc đầu tƣ chỉnh trang, cải tạo đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị của tỉnh.

Phục vụ yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh, đặc biệt là phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa luôn đòi hỏi nguồn vốn đầu tƣ của toàn xã hội rất lớn. Trong khi khả năng cân đối từ nguồn NSNN hàng năm luôn hết sức hạn hẹp, việc tính toán cân đối nguồn vốn NSNN cho đầu tƣ phát triển hệ thống giao thông luôn gặp nhiều khó khăn và nếu chỉ trông cậy vào nguồn vốn ngân sách thì sẽ không thể đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông.

Do vậy, một mặt, hàng năm tỉnh luôn dành nhiều ƣu tiên nguồn vốn từ nguồn NSNN cho đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông. Mặt khác, tỉnh đã vận dụng linh hoạt các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc, huy động nhiều nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tập trung cho đầu tƣ phát triển hệ thống KCHT giao thông, nâng cấp, cải tạo, mở rộng các tuyến đƣờng quan trọng, huyết mạch trên địa bàn tỉnh. Điển hình nhƣ nguồn vốn ODA các dự án giao thông do các Bộ, ngành Trung ƣơng đầu tƣ, vốn đầu tƣ của các các doanh nghiệp, khu công nghiệp, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong phong trào GTNT - chỉnh trang đô thị và đặc biệt là nguồn vốn của các doanh nghiệp đầu tƣ công trình giao thông theo phƣơng thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) trong nƣớ. Trong đó, có thể nói, giải pháp đầu tƣ xây dựng công trình giao thông theo phƣơng thức BOT trong nƣớc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đã góp phần nhanh chóng cải tạo, nâng cấp mở rộng đƣợc nhiều tuyến quan trọng, huyết mạch, góp phần xây dựng và phát triển mạng lƣới giao thông trên địa bàn tỉnh đƣợc đồng bộ, hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hoá và phát triển KT-XH của tỉnh nhà.

Theo thống kê, tại thời điểm năm 1997, toàn tỉnh Bình Dƣơng chỉ có 2.186 km đƣờng giao thông với quy mô, chất lƣợng và các điều kiện về khai thác ở mức rất thấp. Nhờ tập trung huy động từ mọi nguồn lực, đến nay, tổng chiều dài hệ thống đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh là 7.300 km đƣờng các loại, trong đó quốc lộ là

77,1km, và tỉnh lộ là 500km đã đƣợc nhựa hóa 100%; hệ thống đƣờng huyện, đƣờng đô thị có tổng chiều dài 995 km có tỷ lệ nhựa hóa đạt 100%; hệ thống đƣờng xã là 3.225 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 96%; đƣờng chuyên dùng là 2.502,9km có tỷ lệ nhựa hóa đạt 94%.

Từ việc xác định đầu tƣ hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông phải đi trƣớc một bƣớc để mở đƣờng cho các ngành kinh tế phát triển là việc làm đƣợc Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng xem trọng, vì vậy đến nay hệ thống KCHT của tỉnh đƣợc xây dựng đồng bộ, ngày càng hiện đại. Nhiều công trình, dự án giao thông quan trọng đƣợc kết nối với hệ thống giao thông của vùng và của quốc gia đƣợc đầu tƣ, xây dựng, đƣa vào sử dụng và phát huy tốt hiệu quả. Hạ tầng công nghiệp của tỉnh tiếp tục đƣợc hoàn thiện; từng bƣớc nghiên cứu, đầu tƣ mô hình khu công nghiệp - đô thị khoa học - công nghệ để đáp ứng yêu cầu phát triển giai đoạn mới. Hạ tầng đô thị đƣợc cải tạo và việc xây dựng đô thị mới gắn với thực hiện chiến lƣợc phát triển đô thị thông minh nên không gian đô thị ngày càng mở rộng, với tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 31,6% năm 2010 lên 82% vào năm 2020.

Để chủ trƣơng “Trải chiếu hoa mời gọi đầu tƣ” và “trải thảm đỏ mời gọi nhân tài” đạt hiệu quả thiết thực, Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng đã triển khai thực hiện những cách làm sáng tạo, quyết liệt và phù hợp với tình hình mới để mời gọi đầu tƣ, huy động tối đa các nguồn lực cùng tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển tỉnh nhà. Đến nay, tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội chiếm 35% GRDP; tổng số doanh nghiệp trong nƣớc đăng ký kinh doanh đạt 45.500 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký khoảng 400.000 tỷ đồng (tăng gấp 2,5 lần số doanh nghiệp và gấp 2,9 lần về vốn so với năm 2015); tổng số dự án đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 3.865 dự án, với tổng vốn đăng ký là 34,9 tỷ USD (tăng gấp 1,5 lần số dự án và gấp 1,6 lần về vốn so với năm 2015).

Nhìn chung, hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh Bình Dƣơng tƣơng đối đồng bộ và thuận lợi, đáp ứng nhu cầu giao thông nội tỉnh và kết nối với các đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia, phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, đảm bảo an ninh quốc phòng, sản xuất và đời sống nhân dân.

1.5.1.2. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ƣơng, là trung tâm kinh tế của khu vực Miền Trung. Đà Nẵng đã và đang chuyển mình mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là bộ mặt đô thị từng ngày thay đổi và phát triển không ngừng. Chọn phát triển hạ tầng giao thông đƣơng bộ làm bƣớc đột phá, Đà Nẵng đặt từng dấu ấn công trình rõ nét, tạo nên nhiều diện mạo mới cho thành phố

Hệ thống hạ tầng giao thông nhƣ công trình đƣờng bộ, cầu đƣờng bộ, hầm đƣờng bộ; hệ thống thông tin truyền thông nhƣ đƣờng truyền cáp quang internet tốc độ cao… của thành phố Đà Nẵng về cơ bản đã đáp ứng đƣợc nhu cầu giao thông hiện nay. Với mạng lƣới giao thông hiện tại tuy chƣa hoàn chỉnh, nhƣng làm cơ sở để qua đó có thể nâng cấp hệ thống giao thông thông minh, hiện đại đƣa thành phố lên ngang tầm với nhiều thành phố khác của các nƣớc phát triển trong khu vực.

Thành phố Đà Nẵng là một trong những nơi có tốc độ phát triển dân số nhanh ở nƣớc ta hiện nay, song song đó là tốc độ đô thị hóa, cũng nhƣ mật độ phƣơng tiện giao thông đang phát triển rất nhanh so với các địa phƣơng khác trên cả nƣớc, và cũng là một trong những nơi có cơ sở hạ tầng giao thông đƣợc đầu tƣ tƣơng đối hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu hiện tại và tƣơng lai cho nhu cầu phát triển của thành phố trong khoảng thời gian dự báo 10-15 năm tới.

Kế thừa và phát huy truyền thống “Giao thông vận tải - Đi trƣớc mở đƣờng”, thời gian qua, ngành giao thông vận tải thành phố bám sát các chủ trƣơng, quán triệt và thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch hành động thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng; Nghị quyết 13-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống KCHT đồng bộ nhằm đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020 (ngày 16/1/2012); Nghị quyết 33- NQ/TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị (khóa IX) về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI Đảng bộ thành phố nhằm đẩy mạnh đầu tƣ phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông, đô thị theo hƣớng văn minh, hiện đại.

Kiên trì quan điểm lấy phát triển KCHT, đặc biệt là hạ tầng giao thông làm khâu đột phá, là lĩnh vực ƣu tiên hàng đầu và đi trƣớc một bƣớc, trong giai đoạn 2015-2020, thành phố tập trung nguồn lực đầu tƣ, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông đối nội và đối ngoại, mở rộng không gian đô thị, kết nối hiệu quả với các trục quốc lộ và khu vực lân cận. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 2.440 tuyến đƣờng với tổng chiều dài 1.436,63km (tăng 265,59km so với đầu năm 2015) và 74 cầu với tổng chiều dài 14.961,50 m (tăng 3 cầu với so với đầu năm 2015).

Các công trình giao thông quan trọng đã đƣợc đƣa vào sử dụng, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ KT-XH thành phố và có ý nghĩa động lực cho cả khu vực nhƣ: nút

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh đắklắk (Trang 44)