Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh đắklắk (Trang 113 - 121)

Quan quá trình quản lý nhà nƣớc mang tầm vĩ mô, đúc kết từ thực tiễn khách quan, nhận thúc đúng đắn về tầm quan trọng vị trí chiến lƣợc là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk có sức lan tỏa trong việc phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng an ninh của cả vùng Tây Nguyên và khu vực tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam (CLV); Bộ Chính trị đã có Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 và Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 09/7/2020, về chƣơng trình hành thực hiện Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trở thành trung tâm vùng Tây Nguyên; trong đó, phát triển KCHT giao thông đồng bộ, hiện đại; kết nối hạ tầng giao thông thành phố Buôn Ma Thuột với các tỉnh lân cận, các khu vực bằng đƣờng bộ; đẩy mạnh đầu tƣ các công trình, dự án động lực, trọng tâm.

Để đạt đƣợc mục tiêu phát triển KCHT GTĐB tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới theo đúng định hƣớng, xin kiến nghị với Chính quyền tỉnh Đắk Lắk, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan các nội dung nhƣ sau:

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính quyền tỉnh Đắk Lắk

Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ban, ngành của Trung ƣơng, chỉ đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh để thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã đƣợc phê duyệt.

Tận dụng và huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tƣ xây dựng, phát triển hệ thống KCHT GTĐB trên địa bàn tỉnh.

Có cơ chế thu hút vốn, cân đối tài chính hợp lý hàng năm giữa đầu tƣ và bảo trì KCHT GTĐB để nâng cao hiệu quả đầu tƣ.

tập trung cải cách thủ tục hành chính trong việc thu hút đầu tƣ từ các nguồn lực ngoài NSNN: Các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài; doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Hỗ trợ kinh phí tổ chức các diễn đàn, hội nghị hợp tác quốc tế, kêu gọi đầu tƣ từ các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Hỗ trợ chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng các cơ sở đào tạo đại học, cử nhân, trung cấp thuộc lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho địa phƣơng trong thời gian tới.

Có chính sách thông thoáng hơn đối với các nguồn vốn, đối tác nƣớc ngoài, mở rộng đối tƣợng thu hút, kêu gọi đầu tƣ.

3.3.2. Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương

Kiến nghị Thủ tƣớng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ƣơng: Quan tâm, hỗ trợ nguồn lực, cơ chế chính sách để đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, cụ thể nhƣ sau:

3.3.2.1. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính, Bộ GTVT:

Quan tâm, tổng hợp danh mục dự án và ƣu tiên nguồn lực đầu tƣ công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để đầu tƣ các dự án có nhu cầu cấp bách trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trình Thủ tƣớng Chính phủ xem xét, quyết định.

Ƣu tiên kinh phí nhiều hơn trong các chƣơng trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới.

Ƣu tiên nguồn vốn vay ODA, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn Trung ƣơng hỗ trợ địa phƣơng và các nguồn vốn khác để đầu tƣ phát KCHT GTĐB vùng Tây Nguyên và phụ cận Tây Nguyên.

3.3.2.2. Đối với Bộ Ngoại giao, Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Campuchia

Quan tâm, giải quyết thủ tục hỗ trợ kinh phi (khoảng 450 tỷ đồng) để đầu tƣ xây dựng đƣờng giao thông từ thị xã Konhec (Campuchia) đến cửa khẩu Đắk Ruê, tổng chiều dài khoảng 67Km, với quy mô đƣờng cấp IV, tạo điều kiện giao thƣơng hàng hóa, lƣu thông qua cửa khẩu Đắk Ruê đƣợc thuận lợi, tạo điều kiện cho ngƣời dân sinh sống dọc biên giới đƣợc ổn định lâu dài.

3.3.2.3. Đối với Bộ GTVT

- Bổ sung Đƣờng cao tốc vào Quy hoạch mạng lƣới đƣờng bộ thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhƣ sau:

+ Đƣờng cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang (trong đó: thời gian thực hiện dự án là giai đoạn 2021-2030), đƣờng cao tốc Buôn Ma Thuột – Liên Khƣơng (Lâm Đồng) (theo nội dung Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị, về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên; Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 09/7/2020 của Chính phủ, về ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị).

+ Đƣờng cao tốc Buôn Ma Thuột – Phú Yên (Theo Thông báo số 195- TB/VPTW ngày 23/9/2020 của Văn phòng Trung ƣơng Đảng, về nội dung kết luận của đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; và nội dung Tờ trình số 6243/UBND-ĐTXD ngày 17/12/2020 của UBND tỉnh Phú Yên, về nội dung đề nghị bổ sung quy hoạch; trong đó, có nội dung đề xuất: “Nghiên cứu đầu tƣ tuyến cao tốc nối Phú Yên với Tây Nguyên”).

- Quan tâm, hỗ trợ nguồn lực đầu tƣ tuyến đƣờng cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang và 04 dự án đƣờng giao thông liên kết vùng, nối tỉnh Đắk Lắk với Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Nông, Phú Yên, với kinh phí khoảng 10.000 tỷ đồng.

- Quan tâm bố trí thêm vốn bảo trì đƣờng bộ Trung ƣơng cho tỉnh Đắk Lắk để bảo trì các quốc lộ (QL.29, QL.27, QL.14C); bổ sung vốn kế hoạch BTĐB năm 2021 để sửa chữa đƣờng đất trên QL.29 thành đƣờng nhựa nhằm đảm bảo nhựa hóa mặt đƣờng đồng bộ trên toàn tuyến QL.29, tạo điều kiện kết nối thuận lợi, đồng bộ với hạ tầng cửa khẩu Đắk Ruê, tỉnh Đắk Lắk.

- Tiếp tục quan tâm và triển khai hoàn chỉnh hệ thống cầu dân sinh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đảm bảo an toàn giao thông vùng dân tộc thiểu số.

- Quan tâm kiến nghị Chính phủ sớm đầu tƣ tuyến đƣờng sắt Buôn Ma Thuột – Tuy Hòa (Phú Yên) để giảm áp lực cho đƣờng bộ, góp phần phát triển đồng bộ hạ

tầng kỹ thuật giao thông vận tải trên địa bàn và tạo điều kiện thuận lợi phát triển KT- XH, đảm bảo quốc phòng – an ninh khu vực Tây Nguyên.

3.3.2.4. Các kiến nghị khác

- Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ƣơng hỗ trợ ƣu tiên hơn nữa về cả vốn và kỹ thuật đầu tƣ phát triển KCHT GTĐB tỉnh Đắk Lắk.

- Kiến nghị với Bộ GTVT thực hiện cải tạo, nâng cấp xây dựng các công trình GTĐB thuộc Bộ quản lý, hỗ trợ các dự án địa phƣơng quản lý trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch đã đƣợc phê duyệt.

- Đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ƣơng có những chính sách ƣu đãi để các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tham gia đầu tƣ phát triển KCHT GTĐB đƣờng bộ, nâng cao các dịch vụ, công nghiệp GTVT đáp ứng đƣợc nhu cầu.

- Đề nghị Chính phủ ƣu tiên hơn nữa nguồn vốn từ NSNN cho phát triển KCHT GTĐB trên địa bản tỉnh Đắk Lắk.

Tiểu kết chƣơng 3

Từ việc phân tích thực trạng, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng, xu thế vận động mới của KCHT GTĐB của tỉnh Đắk Lắk, luận văn đƣa ra 5 nhóm giải pháp để hoàn thiện tổ chức thực hiện phát triển KCHT GTĐB tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025. Các nhóm giải pháp đi theo nội dung tổ chức thực hiện (chuẩn bị triển khai quy hoạch, chỉ đạo thực hiện, kiểm soát sự thực hiện) nhằm phát huy các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu từ việc giải quyết triệt để các nguyên nhân của điểm yếu.

Trên cơ sở phân tích thực trạng và dự báo chiều hƣớng phát triển, để đảm bảo sự phối hợp tốt hơn trong quá trình quản lý, luận văn đã đề xuất một số kiến nghị đối với Trung ƣơng, đối với tỉnh Đắk Lắk nhằm hoàn thiện QLNN về phát triển KCHT GTĐB tỉnh Đắk Lắk, góp phần vào mục tiêu xây dựng và phát triển hạ tầng GTĐB tỉnh nhà trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Phát triển KCHT GTĐB là xây dựng các quan điểm, mục tiêu, định hƣớng các phƣơng án và đề ra giải pháp, cơ chế chính sách phát triển GTĐB trong thời kỳ quy hoạch trên địa bàn của tỉnh; nội dung này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo điều kiện tiên quyết để phát triển các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác và thúc đẩy phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng trong phạm vi toàn tỉnh và khu vực. Trong những năm qua Đảng và Chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo tổ chức thực hiện quy hoạch khá tốt và đạt đƣợc những kết quả khá khả quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, vƣớng mắc cần phải khắc phục.

Đề tài luận văn “Quản lý nhà nước về phát triển KCHT GTĐB tỉnh Đắk Lắk” đã nghiên cứu và làm rõ một số nội dung nhƣ sau:

Thứ nhất, luận văn đã phân tích và trình bày cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc

về hoạt động phát triển KCHT GTĐB, nhƣ: Các khái niệm về quản lý; quản lý nhà nƣớc; KCHT GTĐB; khái niệm về mạng lƣới đƣờng bộ (quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đƣờng đô thị, đƣờng xã, đƣờng chuyên dùng); khái niệm về quy hoạch, quy hoạch phát triển, quy hoạch tổng thể phát triển GTĐB cấp tỉnh, quy hoạch phát triển KCHT GTĐB cấp tỉnh là những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, là cơ sở khoa học quan trọng trong việc nghiên cứu đề tài.

Thứ hai, luận văn đã trình bày, phân tích thực trạng tổ chức thực hiện phát

triển KCHT GTĐB tỉnh Đắk Lắk theo các giai đoạn: Chuẩn bị triển khai, chỉ đạo thực hiện; Đánh giá tổ chức thực hiện: Đánh giá thực hiện mục tiêu của tổ chức thực hiện, đánh giá điểm mạnh tổ chức thực hiện, điểm yếu và nguyên nhân của các điểm yếu trong việc tổ chức thực hiện phát triển KCHT GTĐB của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk, từ đó có những nhận xét về thực trạng quản lý: Những kết quả đã đạt đƣợc, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Thứ ba, dựa trên thực trạng QLNN về phát triển KCHT GTĐB tỉnh Đắk Lắk

trong thời gian vừa qua tác giả đã đề xuất các giải pháp chính để hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về phát triển KCHT GTĐB tỉnh Đắk Lắk, những khuyến nghị đối với Trung ƣơng và địa phƣơng để hoạt động quản lý này đạt đƣợc những kết quả cao hơn trong thời gian tới.

Nhìn chung, qua những vấn đề đã đƣợc trình bày trong luận văn, chúng ta thấy việc QLNN về phát triển KCHT GTĐB tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực, đƣợc các cấp, các ngành quan tâm và đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng kể cho sự phát triển KT-XH của địa phƣơng.

Tuy nhiên, QLNN về phát triển KCHT GTĐB tỉnh Đắk Lắk cũng còn không ít những khó khăn, bất cập, hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp của các cấp, các ngành. Trong thời gian tới cần khắc phục những vấn đề còn tồn tại để việc quản lý đạt đƣợc hiệu lực, hiệu quả cao nhất.

Với các nội dung đã nghiên cứu trong đề tài, tác giả hy vọng đã góp phần làm sáng tỏ thêm về cơ sở lý luận và thực tiển để đƣa ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức thực phát triển KCHT GTĐB của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk.

Tác giả rất mong nhận đƣợc ý kiếp góp ý thêm để luận luận văn đƣợc hoàn thiện hơn và góp phần tích cực cho việc tổ chức thực phát triển KCHT GTĐB của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới đạt hiệu quả, hiệu lực và bền vững.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo số 1041/SGTVT-KHTC ngày 28/5/2020 của Sở Giao thông vận tải Đắk Lắk, về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025;

chương tình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025.

2. Báo cáo số 109/BC-UBND ngày 11/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, về việc kết quả kiểm kê, đánh giá thực chất tình hình các nguồn lực của nền

kinh tế giai đoạn 2016-2020.

3. Báo cáo số 348/BC-UBND ngày 24/12/2019 của UBND tỉnh, về việc tổng

hợp tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh giai đoạn 2015-2020 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp thực hiện giai đoạn 2020-2025.

4. Báo cáo số 70/BC-UBND ngày 13/4/2020 của UBND tỉnh Đắk Lắk, về việc

báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

5. Báo cáo số 959/SGTVT-KHTC ngày 20/5/2021 của Sở Giao thông vận tải Đắk Lắk, về việc báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện các Nghị quyết của

Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

6. Báo cáo số 982/SGTVT-KHTC ngày 24/5/2021 của Sở Giao thông vận tải,

về việc tham mưu các nội dung theo chỉ đạo của Tỉnh ủy.

7. Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2019), Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm

2019.

8. Chƣơng trình số 07-CTr/TU ngày 09/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, về phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng Tây Nguyên và các tỉnh

Duyên hải miền Trung đến năm 2025, Kế hoạch thực hiện Chương trình số 07- CTr/TU ngày 09/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

9. Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (2020), Văn kiện Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đạibiểu toàn quốc lầnthứXII, Hà Nội

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XIII, Hà Nội

12. Đề án đổi mới cơ chế phân cấp trong quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao

thông của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

13. Nguyễn Văn Hiển (2017), luận văn thạc sĩ Quản lý công Trƣờng học viện hành chính Quốc gia của “Quản lý nhà nước về KCHT GTĐB tỉnh Quảng Bình”.

14. Hiến pháp Nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013.

15. Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị, về xây dựng và

phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

16. Kế hoạch số 7811/KH-UBND ngày 31/8/2020 của UBND tỉnh Đắk Lắk,

về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh 5 năm 2021-2025.

17. Nguyễn Đình Long (2011), Luận án Thạc sĩ Khoa học Kinh tế, trƣờng Đại học GTVT cơ sở II thành phố Hồ Chí Minh, “Giải pháp và lộ trình phát triển mạng lưới đường giao thông nông thôn ở Việt Nam”.

18. Nghị quyết số 118/2014/NQ-HĐND ngày 18/7/2014 của HĐND tỉnh Đắk Lắk, về Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030.

19. Nghị quyết số 186/NQ-HĐND ngày 07/01/2016 của HĐND tỉnh Đắk Lắk,

về kế hoạch phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh – quốc phòng tỉnh Đắk Lắk 5 năm giai đoạn 2016-2020.

20. Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 09/7/2020 của Chính phủ, về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị.

21. Nghị quyết số 34/2021/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk, về cho ý kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh đắklắk (Trang 113 - 121)