Đào tào bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Một phần của tài liệu đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 60 - 63)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Đào tào bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp bậc đào tạo, đồng thời vừa trang bị, cập nhật, rèn luyện để nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết cho đội ngũ viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Mục đích: nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng cho sinh viên theo chương trình, kế hoạch giáo dục theo quy định, quản lý sinh viên trong các hoạt động giáo dục do Nhà trường tổ chức, chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục, nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn cho người học.

Theo quy định tại Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp thì các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm sau:

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng nhà giáo theo từng giai đoạn, hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hướng dẫn các nhà giáo được cử đi bồi dưỡng xây dựng kế hoạch, đề cương, báo cáo kết quả thực hiện. Đảm bảo nhà giáo được luân phiên bồi

dưỡng theo chu kỳ ít nhất 05 năm một lần; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 04 tuần trong 01 năm đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp và 02 tuần trong 1 năm đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.

- Tổ chức hoặc kết hợp với các cơ sở giáo dục khác, các doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn có đủ điều kiện để bồi dưỡng cho nhà giáo.

- Cử và tạo điều kiện thuận lợi để nhà giáo tham gia các lớp bồi dưỡng do các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức; có cơ chế khuyến khích các hoạt động tự bồi dưỡng đối với nhà giáo.

- Báo cáo kết quả thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng nhà giáo theo từng giai đoạn, hàng năm theo quy định [6].

Trách nhiệm của cơ sở tổ chức bồi dưỡng

- Cơ sở tổ chức bồi dưỡng cho nhà giáo phải đảm bảo các điều kiện theo yêu cầu của từng loại hình, nội dung bồi dưỡng và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức thực hiện.

- Cơ sở tổ chức bồi dưỡng cho nhà giáo phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng; quản lý quá trình học tập, đánh giá và công nhận kết quả học tập của người học; báo cáo kết quả bồi dưỡng, cấp chứng chỉ cho người học theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp).

Hoạt động đào tạo bồi dưỡng viên chức giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật nhà nước đối với đào tạo bồi dưỡng viên chức

Nghị định Số 03/NĐHN-BNV về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định tại Điều 32. Mục tiêu, nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức[13].

- Cập nhật kiến thức, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có đủ trình độ và năng lực chuyên môn đảm bảo chất lượng của hoạt động nghề nghiệp. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng:

- Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Bảo đảm tính tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;

- Khuyến khích viên chức học tập, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;

- Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.

Như vậy, căn cứ vào các mục tiêu để đào tạo, bồi dưỡng viên chức như cập nhật kiến thức, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao, đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có đủ trình độ và năng lực chuyên môn đảm bảo chất lượng của hoạt động nghề nghiệp để nâng cao các kĩ năng nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn cho đội ngũ viên chức.

Tính đến ngày 28/02/2019, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã tổng hợp danh sách 49 cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng được giao nhiệm vụ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

Ngoài đào tạo chức danh giáo dục nghề nghiệp thì tùy thuộc vào nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tay nghề; chứng chỉ nghề nghiệp,…của viên chức để lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.

Một phần của tài liệu đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 60 - 63)