Giải pháp hoàn thiện hoat động đào tạo bồi dưỡng viên chức trong các

Một phần của tài liệu đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 118 - 153)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp hoàn thiện hoat động đào tạo bồi dưỡng viên chức trong các

các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

3.2.1. Rà soát tiêu chuẩn, điều kiện tham gia đào tạo bồi dưỡng của viên chức

Việc Rà soát tiêu chuẩn, điều kiện tham gia đào tạo bồi dưỡng của viên chức là rất cần thiết và phải bảo đảm các quy trình, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định hiện hành. Cụ thể là rà soát hoàn thiện các quy định, chế độ, chính sách về đặc thù, đãi ngộ; tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá viên chức.

Cùng với đó là quán triệt viên chức xác định rõ nhu cầu, điều kiện cá nhân trước khi đăng ký tham gia đào tạo bồi dưỡng (tránh tình trạng khi được cơ quan có thẩm quyền thống nhất cử tham gia đào tạo bồi dưỡng nhưng không tham gia); nhằm quán triệt, nâng cao nhận thức viên chức về vai trò công tác đào tạo bồi dưỡng, nhất là phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch bậc của chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn quy hoạch với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và công tác sử dụng, quản lý viên chức tại cơ quan, đơn vị.

Bên cạnh đó, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, trong việc rà soát, xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng, bảo đảm thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu bồi dưỡng được phân bổ, nhất là chỉ tiêu về bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chung cho viên chức; không tự phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức lớp đào tạo bồi dưỡng viên chức tại cơ quan, đơn vị khi chưa có ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền; rà soát, chấn chỉnh đối với trường hợp viên chức tự tham gia các lớp bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh khi chưa được sự chấp thuận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.

Trường hợp viên chức tham gia đào tạo bằng nguồn kinh phí tự túc (do viên chức có nhu cầu tự bổ sung kiến thức), Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, có trách nhiệm rà soát năng lực, vị trí việc làm và quy hoạch có phù hợp với trình độ, chuyên ngành viên chức tham gia đào tạo; đồng thời, định

hướng và ưu tiên cử viên chức tham gia đào tạo tại các trường đại học đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Giải pháp này nhằm hạn chế tình trạng viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng chưa phù hợp với vị trí việc làm; cơ quan, đơn vị, địa phương tự liên kết (hoặc phối hợp) với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngoài tỉnh tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng khi chưa có ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền; viên chức (cá nhân tự túc kinh phí) chọn các trường thiếu uy tín để tham gia học tập dẫn đến hạn chế về nhiều mặt

3.2.2. Xây dựng quy chế đào tạo, bồi dưỡng đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng viên chức hàng năm cần căn cứ vào quy chế đào tạo, bồi dưỡng viên chức để thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết các cơ sở GDNN chưa xây dựng được quy chế đào tạo bồi dưỡng viên chức, điều này dẫn đến khi thực

hiện hoạt động đào tạo bồi dưỡng còn chồng chéo và không có tính thống nhất

Xây dựng quy chế đào tạo, bồi dưỡng viên chức là giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho việc xác định đối tượng, điều kiện, hình thức và nội dung ĐTBD; phân cấp quản lý ĐTBD; trình tự, thủ tục giải quyết ĐTBD; kinh phí ĐTBD; trách nhiệm, quyền lợi của viên chức được cử đi ĐTBD; xử lý viên chức vi phạm,…

Vì vậy, các cơ sở GDNN cần xây dựng quy chế đào tạo, bồi dưỡng viên chức để việc quản lý đào tạo, bồi dưỡng viên chức thuận lợi hơn.

Quy chế đào tạo, bồi dưỡng viên chức cần thể hiện được các nội dung cơ bản sau:

1) Thực hiện mục tiêu, nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng:

- Cập nhật kiến thức, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp,

có đủ trình độ và năng lực chuyên môn đảm bảo chất lượng của hoạt động nghề nghiệp.

Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng:

- Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Bảo đảm tính tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;

- Khuyến khích viên chức học tập, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;

- Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.

2) Chế độ đào tạo bồi dưỡng

- Chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 33 Luật viên chức [29].

+ Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức trước khi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.

+ Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ quản lý, chức danh nghề nghiệp, yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.

+ Hình thức đào tạo, bồi dưỡng viên chức gồm:

 Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý;

 Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp;

 Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.

- Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo chuẩn chức

danh nghề nghiệp và ban hành sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ. - Các Bộ quản lý chức đanh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chịu trách nhiệm ban hành hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng bắt buộc cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành hàng năm.

- Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng

+ Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là một trong những điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức;

+ Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quy định việc quản lý và cấp chứng chỉ các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành;

+ Việc tham gia và hoàn thành các chương trình bồi dưỡng bắt buộc cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành hàng năm là một trong những căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của viên chức.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức được chi trả từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

3) Thực hiện quy chế đào tạo, bồi dưỡng

- Viên chức được cử đi đào tạo trong các trường hợp sau : + Đơn vị sự nghiệp công lập được tổ chức, sắp xếp lại;

+ Đáp ứng nhu cầu xây dựng, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Điều kiện để viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng

+ Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp của viên chức;

+ Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại đơn vị sự nghiệp công lập sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.

- Viên chức được cử đi đào tạo theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải thực hiện quy định của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế và đáp ứng các yêu cầu khác của chương trình hợp tác.

- Viên chức được cử đi đào tạo ở trong nước và ngoài nước phải đền bù chi phí đào tạo trong các trường hợp sau:

+ Trong thời gian được cử đi đào tạo, viên chức tự ý bỏ học hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc;

+ Viên chức hoàn thành khóa học nhưng không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp, chứng nhận kết quả học tập;

+ Viên chức đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học từ trình độ trung cấp trở lên nhưng chưa phục vụ đủ thời gian theo cam [16].

3.2.3. Tăng cường công tác quản lý đối với viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng

Thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức đã được các Sở, cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả tích cực; chất lượng đội ngũ viên chức của tỉnh ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp viên chức. Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đã gắn với công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, sử dụng viên chức ngày càng chặt chẽ, khoa học.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức vẫn còn một số hạn chế cần sớm khắc phục đó là: Chưa có sự thống nhất trong công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giữa các Sở, cơ quan, đơn vị, địa phương dẫn đến có sự trùng chéo về thời gian, đối tượng, nội dung đào tạo, bồi dưỡng gây khó khăn cho cơ sở GDNN trong việc bố trí viên chức đi học và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị; việc quản lý viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ sở GDNN chưa đảm bảo theo quy định, còn hiện tượng đi học tập, bồi dưỡng tự phát không có sự quản lý của đơn vị chủ quản, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chưa đảm bảo theo quy định, chưa gắn với yêu cầu vị trí việc làm và công tác quy hoạch viên chức gây lãng phí. Công tác kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục…

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức trong thời gian tới các cơ quan quản lý GDNN và các cơ sở GDNN cần thực hiện một số nội dung sau:

- Tăng cường quản lý viên chức trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức; viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng (bao gồm đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức,…) phải có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp; đồng thời gắn với yêu cầu của vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức và công tác quy hoạch cán bộ của cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Các cơ sở có chức năng đào tạo, bồi dưỡng khi thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức tại tỉnh phải phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan, đơn vị có liên quan để cử viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật hiện hành. Hàng năm chủ động rà soát, thống kê nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng viên chức thuộc thẩm quyền quản lý gửi về Sở Nội vụ tổng hợp, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh.

- Đối với các lớp bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn có thời gian từ 02 ngày trở lên (bao gồm có sử dụng ngân sách và không sử dụng ngân sách) theo thẩm quyền được phân cấp các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch bồi dưỡng gửi Sở Nội vụ trước ngày 30/10 hàng năm để tổng hợp, thống nhất trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt trước khi thực hiện.

- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị, địa phương theo dõi, kiểm tra việc thực hiên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức của các cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo sự thống nhất, tránh trùng chéo về thời gian, đối tượng, nội dung bồi dưỡng gây khó khăn cho cơ quan, đơn vị trong việc bố trí, cử viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện

nhiệm vụ công tác chuyên môn; định kỳ hằng năm (trước 15/12) tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng viên chức toàn tỉnh báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

- Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện theo phân cấp.

3.2.4. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Giải pháp xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức để mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Người đứng đầu cơ sở GDNN phải xây dựng kế hoạch nhằm cân đối hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trong cơ sở GDNN hài hòa, hợp lý.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức phải trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, căn cứ vào yêu cầu và tính chất của công việc, mặt mạnh, mặt yếu, khả năng đáp ứng yêu cầu của đội ngũ viên chức. Trên cơ sở xây dựng chức danh, tiêu chuẩn, vị trí việc làm và cơ cấu viên chức, xây dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, khả thi, thiết thực, đảm bảo hoàn thành yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuẩn về chức danh nghề nghiệp theo quy định; đào tạo, bồi dưỡng gắn với sử dụng có trọng tâm, trọng điểm. Mặt khác, các cơ quan, tổ chức trong các cơ sở GDNN cần nhanh chóng xây dựng, ban hành tiêu chí bảo đảm và đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng viên chức phù hợp với tình hình mới.

Đối với cơ sở quản lý viên chức, cần tạo cho viên chức có thể chủ động đăng ký bồi dưỡng theo định kỳ (hàng năm) trên cơ sở giờ chuẩn của viên chức trong việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức. Các cơ sở GDNN dựa vào số thời gian chuẩn, cơ cấu nội dung cần bồi dưỡng, nâng cao của để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức.

Đối với viên chức, cần đăng ký việc học tập hàng năm theo quy định trên cơ sở nhu cầu công việc, kể cả khi luân chuyển, thay đổi vị trí trong quá trình công tác cũng không bị ảnh hưởng.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng là giáo dục cần để khắc phục những hụt hẫng trên thông qua hoạt động xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở GDNN công lập nhằm trả lời những câu hỏi liên quan đến làm thế nào để khắc phục những hẫng hụt về kiến thức, kỹ năng,vv… đă phát hiện ra trong quá trình xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng. Đó là xác định trước phải làm gì, làm như thế nào, vào khi nào và ai sẽ làm.

Các nhà quản lý đào tạo bồi dưỡng cũng như các nhà quản lý cần quan tâm xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng gắn với điều kiện cụ thể của đơn vị. Tùy thuộc vào nhu cầu nhân sự để có thể quyết định hoạt động đào tạo bồi dưỡng. Nếu kế hoạch được xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị, sẽ huy động được hết nguồn nhân lực cần phải đào tạo bồi dưỡng mà vẫn không ảnh hưởng đến thực thi nhiệm vụ của đơn vị; đồng thời người đi đào tạo bồi dưỡng an tâm để học tập.

Ngược lại xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng không gắn với kế hoạch thực thi nhiệm vụ của đơn vị, khó có thể huy động nguồn nhân lực đi học; hoặc khi đi học sẽ không đảm bảo số lượng .

Muốn xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tốt, đòi hỏi phải xác định thật chi tiết cụ thể nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của cá nhân; đơn vị. Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng được cấp có thẩm quyền phê duyệt và sễ được công khai cho tất cả viên chức của đơn vị biết.

3.2.5. Hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng; khuyến khích khen thưởng

Một phần của tài liệu đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 118 - 153)