Tổng quan về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 69 - 91)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.Tổng quan về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, hiện có 47 dân tộc anh em, dân số hơn 1,896 triệu người, dân tộc thiểu số chiếm 31,69% dân số toàn tỉnh (trong đó dân tộc thiểu số tại chỗ là 20,4%). Toàn tỉnh hiện có 15 đơn vị hành chính cấp huyện (thành phố Buôn Ma Thuột là tỉnh lỵ - đô thị loại 1, 01 thị xã, 13 huyện); 184 đơn vị hành chính cấp xã (152 xã, 20 phường, 12 thị trấn). Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của tỉnh trong những năm qua đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị đặt ra.

Góp phần cho sự phát triển cho hệ thống giáo dục ở Đắk Lắk phải kể đến hệ thống các cơ sở GDNN. Trong quá trình hình thành và phát triển thì một số trường trung cấp được nâng cấp lên thành hệ cao đẳng như trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên tiền thân là trường trung cấp Thủy lợi Tây Nguyên, (được Bộ Thủy lợi thành lập năm 1978). Năm 1990, Trường sáp nhập thêm Trường Công nhân Xây dựng Đắk Lắk. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk trước kia là Công nhân kỹ thuật cơ điện. Năm 2019, tỉnh đã tiến hành sáp nhập trường Trung cấp Đắk Lắk và trường Kinh tế Kỹ thuật thành trường Trung cấp Đắk Lắk với mục đích giúp tinh gọn đầu mối, nâng cao chất lượng đào tạo.

Trước nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, để khắc phục những hạn chế và yếu kém trong công tác đào tạo nghề Bộ chính trị đã quyết định chuyển nhiệm vụ quản lý nhà về giáo dục đào tạo nghề từ Bộ Giáo dục và

Đào tạo sang Bộ Lao động thương binh và Xã hội. Đến ngày 27/11/2014 Quốc hội thông qua Luật giáo dục nghề nghiệp. Theo đó hệ thống các trường cao đẳng, cao đẳng nghề thành trường cao đẳng, trường trung cấp nghề thành trường trung cấp và hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp gồm 03 trình độ Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. Tại nghị quyết số 76/2016/NQ-CP ngày 03/9/2016 chính phủ thống nhất Bộ Lao động thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.

Do vậy, việc giao cho Bộ Lao động thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp được đánh giá là phù hợp với quy luật của sự phát triển, giúp phát huy được công năng, hiệu quả trong đào tạo. Các trường sẽ chủ động phát huy nguồn lực, đội ngũ, cơ sở vật chất; giúp tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy. Ngoài ra, việc đầu tư cho đào tạo nghề sẽ được tập trung, tránh sự dàn trải, lãng phí, và đảm bảo sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp góp phần tạo bước phát triển mới cho các hệ thống giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, hội nhập khu vực và quốc tế góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phát triển nông thôn khu vực Tây Nguyên; trong đó lấy đào tạo nhân lực các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật, trồng, chế biến nông lâm sản và phát triển nông thôn là trọng điểm, các trường đào tạo nghề chủ động hướng tới việc đào tạo đa cấp độ, đa ngành nghề trọng điểm quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế; có thương hiệu rộng rãi trong nước, trong khu vực và quốc tế.

Chủ thể quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng ở cấp tỉnh.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức được quy định tại Điều 28 Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

+ Xây dựng, ban hành chế độ khuyến khích công chức không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực công tác; bố trí kinh phí bảo đảm hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

+ Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thuộc phạm vi quản lý.

+ Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định; báo cáo kết quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức hàng năm để Bộ Nội vụ theo dõi, tổng hợp.

+ Tổ chức quản lý và biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng trong phạm vi trách nhiệm được giao.

+ Quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên trong phạm vi thẩm quyền.

+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng trong phạm vi thẩm quyền.

- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 2, Thông tư liên tịch số 37/ 2015/TTLT-BLĐTBXH- BNV ngày 02/10/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ: Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề; tổ chức hội giảng giảng viên, giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm cấp tỉnh, các hội thi có liên quan đến công tác học sinh, sinh viên học nghề.

Tính đặc thù về đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại tỉnh Đắk Lắk:

Đắk Lắk là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, có đăc thù là đa sắc tộc, đa tôn giáo, hiện có 47 dân tộc anh em, dân số hơn 1,896 triệu người, dân tộc

thiểu số chiếm 31,69% dân số toàn tỉnh (trong đó dân tộc thiểu số tại chỗ là 20,4%). Đắk Lắk lại là vùng kinh tế phát triển rất đa dạng về công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng,… Vì vậy, học sinh sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Đắk Lắk tham gia học ngành nghề rất đa dạng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Ví dụ: Chỉ tính riêng hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề sơ cấp và dạy nghề thường xuyên cho lao động nông thôn năm 2019 là 4.431 người. Trong đó, số người học nghề phi nông nghiệp là 2.821 học sinh, số người học nghề nông nghiệp 1.610 học viên

Chính nhu cầu đó đòi hỏi các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Đắk Lắk cần có điều kiện đào tạo đa ngành nghề. Đội ngũ viên chức phải đáp ứng được nhu cầu thực tế tại địa phương. Vì vậy mà việc đào tạo, bồi dưỡng viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là rất cần thiết, trong đó chú trọng đến đào tạo đội ngũ viên chức nâng cao tay nghề, đào tạo được đa ngành nghề để thích ứng với thị trường lao động.

Thực tế khi xây dựng chương trình đào tạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Đắk Lắk chưa quan tâm xác định rõ đối tượng ưu tiên đào tạo nghề; chưa quan tâm đến các yếu tố đặc thù về lao động nông thôn, lao động dân tộc thiểu số. Nên việc đào tạo, bồi dưỡng viên chức thiếu tính chủ động, chỉ khi có nhu cầu phát sinh mới cử đi đào tạo, bồi dưỡng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

2.1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Đắk Lắk

Giai đoạn 2015-2020, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GDNN trên địa bàn tỉnh đã tăng nhanh về số lượng, chất lượng ngày càng được cải thiện hướng tới tiêu chuẩn, năng lực công tác.

Tính đến tháng 12/2020, toàn tỉnh Đắk Lắk có 20 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Trong đó, có 04 trường cao đẳng, 01 trường trung cấp, 15 trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập. Trường cao đẳng công nghệ Tây Nguyên, Trường cao đẳng kỹ thuật Đắk Lắk, Trường cao đẳng y tế Đắk Lắk, Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật, Trường Trung cấp Đắk Lắk.

Được giao sứ mệnh trong hệ thống giáo dục và đào tạo đó là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, hội nhập khu vực và quốc tế góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phát triển nông thôn khu vực Tây Nguyên; trong đó lấy đào tạo nhân lực các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật, trồng, chế biến nông lâm sản và phát triển nông thôn là trọng điểm. Các trường giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có những nhiệm vụ chính sau:

- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất và dịch vụ ở các trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp, liên kết đào tạo liên thông trình độ đại học - đại học vừa làm vừa học với các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, nghề cấp độ khu vực ASEAN và nghề cấp độ quốc gia. Trang bị cho người học năng lực thực hành tương xứng với trình độ đào tạo, sức khỏe có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp. Tạo cho họ có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên các cấp trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động và xuất khẩu lao động, đồng thời tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh Đắk Lắk khu vực Tây Nguyên và cả nước.

- Đổi mới cơ bản và toàn diện đảm bảo mang lại điều kiện làm việc thuận lợi, phát huy cao độ trí tuệ, năng lực của nhà giáo và viên chức của nhà trường cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở khu vực Tây

Nguyên; tạo điều kiện thuận lợi cho người học để không ngừng nâng cao chất lượng học tập với kỹ năng tiên tiến hiện đại và những kiến thức để khởi nghiệp và tiến thân; phấn đấu trở thành trường trọng điểm quốc gia và chuẩn bị các điều kiện để có thể phát triển thành một trường đại học; phát triển thương hiệu của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tại tỉnh Đắk Lắk rộng rãi trong nước, khu vực và quốc tế.

- Với mục đích là đào tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề thì thông qua đào tạo góp phần tạo công ăn việc làm, bình ổn chính trị, văn hóa, xã hội và đặc biệt là giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, giảm tệ nạn xã hội… Vì vậy, đào tạo nghề đã hoàn thiện con người để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động qua đó tác động trực tiếp và ổn định tới sự phát triển kinh tế - xã hội.

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm:

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Tổ chức đào tạo đối với các trình độ đào tạo nghề nghiệp theo quy định sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông;

+ Trường trung cấp tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp; + Trường cao đẳng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp.

- Tổ chức đào tạo thường xuyên

- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh và quản lý người học. - Công bố công khai mục tiêu, chương trình đào tạo; điều kiện để bảo đảm chất lượng dạy và học; mức học phí và miễn, giảm học phí; kết quả kiểm

định chất lượng đào tạo; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo.

- Tổ chức giảng dạy, học tập theo mục tiêu, chương trình đào tạo; cấp bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người học; tổ chức cho người học học tập, thực hành và thực tập tại doanh nghiệp thông qua hợp đồng với doanh nghiệp.

- Được sử dụng chương trình đào tạo của nước ngoài đã được tổ chức giáo dục, đào tạo nước ngoài hoặc quốc tế có uy tín công nhận về chất lượng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo quy định của pháp luật.

- Liên kết hoạt động đào tạo trong nước; liên kết hoạt động đào tạo với nước ngoài theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.

- Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động; tổ chức cho nhà giáo thực tập sản xuất tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng nghề; tổ chức cho nhà giáo, viên chức, người lao động và người học tham gia các hoạt động xã hội.

- Thực hiện kiểm định và bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định. - Tư vấn đào tạo, tư vấn việc làm miễn phí cho người học.

- Được thành lập doanh nghiệp, được tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên

quan của Việt Nam vào chương trình đào tạo khi tổ chức đào tạo cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Nghiên cứu khoa học để phục vụ và nâng cao chất lượng đào tạo; ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Có cơ chế để người học, nhà giáo và xã hội tham gia đánh giá chất lượng đào tạo nghề nghiệp.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.

- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, bao gồm:

- Hội đồng trường đối với trường trung cấp, trường cao đẳng công lập; hội

đồng quản trị đối với trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục;

Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của nhà trường. Thành phần tham gia hội đồng trường bao gồm:

+ Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, bí thư tổ chức Đảng cơ sở, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện nhà giáo và một số đơn vị phòng, khoa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của nhà trường (nếu có);

+ Đại diện cơ quan chủ quản hoặc đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan.

Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất cho chủ sở hữu của nhà trường. Thành phần tham gia hội đồng quản trị bao gồm:

+ Đại diện các tổ chức, cá nhân có số lượng cổ phần đóng góp ở mức cần thiết theo quy định;

+ Hiệu trưởng, đại diện cơ quan quản lý địa phương nơi cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trụ sở hoặc đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đại diện tổ chức Đảng, đoàn thể; đại diện nhà giáo. - Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;

Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng là người đứng đầu trường trung cấp, trường cao đẳng, đại diện cho nhà trường trước pháp luật,

Một phần của tài liệu đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 69 - 91)