Cơ sở pháp lý về hoàn thiện hoạt động đào tạo,bồi dưỡng viên chức

Một phần của tài liệu đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 106 - 118)

7. Kết cấu của luận văn

3.1 Cơ sở pháp lý về hoàn thiện hoạt động đào tạo,bồi dưỡng viên chức

trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

3.1.1. Quy định về đào tạo bồi dưỡng viên chức nói chung và viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói riêng

Quy định về đào tạo bồi dưỡng viên chức nói chung:

Nghị định số 101/2017/NĐ-CP được ban hành với mục tiêu "Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước".

Nghị định đã quy định nhiều nội dung mới về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, đó là:

- Mở rộng phạm vi đối tượng đào tạo, bồi dưỡng: cán bộ trong cơ quan nhà nước; công chức trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện; công chức cấp xã; công chức lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập; viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tách bạch rõ nội dung, quy định hoạt động đào tạo riêng, bồi dưỡng riêng; chú trọng và đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng theo vị trí việc làm;

- Hạn chế đào tạo trình độ đại học trở xuống; đồng thời mở rộng điều kiện đào tạo sau đại học; quy định cụ thể hơn về đền bù chi phí đào tạo;

- Quy định các hình thức bồi dưỡng; nội dung bồi dưỡng; chương trình, tài liệu bồi dưỡng như: bồi dưỡng lý luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm,vv… Quy định việc sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm của cán bộ, công chức, viên chức;

- Đẩy mạnh thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng, trong biên soạn, thẩm định, phê duyệt chương trình, tài liệu bồi dưỡng; trong xét đền bù, thu hồi chi phí đền bù. Đề cao vai trò tự học của cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần xã hội học tập;

- Quy định đầu mối quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Quy định đánh giá chất lượng bồi dưỡng; Trách nhiệm của đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng; Chế độ báo cáo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức[18].

Nghị định Số: 03/NĐHN-BNV về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định tại Điều 32. Mục tiêu, nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức

- Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng:

+ Cập nhật kiến thức, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao;

+ Đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có đủ trình độ và năng lực chuyên môn đảm bảo chất lượng của hoạt động nghề nghiệp.

+ Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đơn vị sự nghiệp công lập;

+ Bảo đảm tính tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;

+ Khuyến khích viên chức học tập, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;

+ Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.

Như vậy, căn cứ vào các mục tiêu để đào tạo, bồi dưỡng viên chức như Cập nhật kiến thức, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao, Đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có đủ trình độ và năng lực chuyên môn đảm bảo chất lượng của hoạt động nghề nghiệp để nâng cao các kĩ năng nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn cho đội ngũ viên chức.

- Chế độ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức

Nghị định Số: 03/NĐHN-BNV về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức Tại Điều 33. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng quy định:

+ Chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 33 Luật viên chức.

+ Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và ban hành sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ.

+ Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chịu trách nhiệm ban hành và hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng bắt buộc cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành hàng năm.

+ Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là một trong những điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức;

+ Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quy định việc quản lý và cấp chứng chỉ các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành;

+ Việc tham gia và hoàn thành các chương trình bồi dưỡng bắt buộc cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành hàng năm là một trong những căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của viên chức.

Theo đó, Chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức thực hiện theo quy định cụ thể và Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng, Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chịu trách nhiệm ban hành và hướng dẫn thực hiện, sau mỗi khóa đào tao, bồi dưỡng thì sẽ có Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng cho các viên chức để chứng nhận việc đào tạo bồi dưỡng công việc đó[13].

Quy định về đào tạo bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở GDNN nói riêng:

Thông tư số 06/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

- Các loại hình bồi dưỡng

+ Bồi dưỡng chuẩn hóa là loại hình bồi dưỡng cho nhà giáo đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và những nội dung khác theo quy định của pháp luật.

+ Bồi dưỡng nâng cao là loại hình bồi dưỡng cho nhà giáo để nâng cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin

học, tiến bộ khoa học, công nghệ và những nội dung khác nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nghề nghiệp.

+ Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn đối với nhà giáo là loại hình bồi dưỡng để cập nhật kiến thức, công nghệ, phương pháp tổ chức quản lý sản xuất và rèn luyện kỹ năng trong thực tiễn, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Yêu cầu về nội dung chương trình bồi dưỡng

Nội dung chương trình bồi dưỡng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Thể hiện được mục tiêu bồi dưỡng; quy định kiến thức, kỹ năng của người học sau khi hoàn thành khóa học; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo, bồi dưỡng; cách thức đánh giá kết quả học tập sau khi hoàn thành khóa học;

+ Đảm bảo tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động; đảm bảo việc liên thông giữa các chương trình bồi dưỡng;

+ Được định kỳ rà soát cập nhật, bổ sung cho phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

- Tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình bồi dưỡng

+ Thành lập Ban chủ nhiệm để xây dựng đề cương tổng hợp, thiết kế chương trình tổng quát, biên soạn chương trình chi tiết. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, thành phần, tiêu chuẩn của các thành viên Ban chủ nhiệm được quy định cụ thể theo từng chương trình bồi dưỡng.

+ Thành lập Hội đồng thẩm định để nghiệm thu chương trình bồi dưỡng. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, thành phần, tiêu chuẩn của các thành viên Hội đồng thẩm định được quy định cụ thể tùy theo từng chương trình bồi dưỡng.

+ Kết quả nghiệm thu chương trình của Hội đồng thẩm định là căn cứ để xem xét ban hành chương trình bồi dưỡng.

- Hình thức, phương thức tổ chức bồi dưỡng

+ Hình thức tổ chức: Tập trung, bán tập trung, vừa làm vừa học và từ xa.

+ Phương thức tổ chức: Hội thảo; tập huấn; bồi dưỡng chuyên đề; nghiên cứu, khảo sát thực tế; tham quan học tập; thực tập nâng cao và tự nghiên cứu nâng cao trình độ.

- Sử dụng kết quả bồi dưỡng

Kết quả bồi dưỡng được sử dụng để đánh giá nhà giáo trong việc thực hiện nhiệm vụ hàng năm hoặc được sử dụng làm điều kiện xét nâng hạng, thi nâng hạng viên chức; xét công nhận đạt chuẩn và các chế độ, chính sách khác có liên quan [6].

3.1.2. Định hướng chung về đào tạo, bồi dưỡng viên chức giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

3.1.2.1. Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020 đề ra mục tiêu đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và sự nghiệp phát triển đất nước.

Để xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân, bên cạnh các khía cạnh khác nhau của công tác tổ chức cán bộ còn cần phải có các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn,

năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; hướng tới mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Đào tạo, bồi dưỡng tập trung trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc cho cán bộ, công chức, viên chức; trong đó, cung cấp những kiến thức, lý luận cơ bản, trang bị kỹ năng, cách thức hoạt động thực thi công việc, giáo dục thái độ thực hiện công việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, công chức, viên chức.

Trong thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các cấp, các ngành, các địa phương đã có chuyển biến tích cực, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức (nhất là cán bộ chủ chốt) ở các cơ quan, đơn vị, địa phương có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng động và sáng tạo; tích cực thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trình độ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao, thích nghi với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đội ngũ cán bộ, công chức có đóng góp quan trọng trong việc đạt được những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, đưa nước ta gia nhập các nước đang phát triển, có thu nhập trung bình thấp, bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.

Theo đề án đã được phê duyệt cho cả viên chức, giai đoạn 2016-2025 đào tạo bồi dưỡng hướng đến “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế”. Cần phải:

- Xây dựng hệ thống thể chế thống nhất, đồng bộ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với điều kiện của Việt

Nam và yêu cầu hội nhập quốc tế; hệ thống chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức học tập và tự học để không ngừng nâng cao trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.

- Tổ chức hệ thống quản lý và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gọn nhẹ, khoa học, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Trong đó đối với viên chức đề án quy định:

- Bảo đảm đến năm 2020, ít nhất 60% và đến năm 2025, 100% viên chức được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

- Đến năm 2020, ít nhất 70% và đến năm 2025, 100% viên chức giữ chức vụ quản lý được bồi dưỡng năng lực, kỹ năng quản lý trước khi bổ nhiệm.

- Hàng năm, ít nhất 60% viên chức được bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp; cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành.

Những chỉ tiêu đặt ra trong đề án sẽ là một thách thức cho hoạt động đào tạo bồi dưỡng viên chức nói chung và viên chức ngành BHXH Việt Nam khi thực trang đào tạo bồi dưỡng hiện đang còn khá nhiều vấn đề phải giải quyết [35].

3.1.2.2. Quy hoạch phát triển nhân lực GDNN giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Đội ngũ công chức, viên chức của cả nước đến năm 2015 có khoảng 5,3 triệu người, trong đó, số công chức, viên chức có trình độ từ cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ khoảng 2,8 triệu người, chiếm khoảng 52,0% trong tổng số đội ngũ công chức, viên chức của cả nước. Đến năm 2020, số công chức, viên chức

của cả nước khoảng 6 triệu người, trong đó, số công chức, viên chức có trình độ từ cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ khoảng 3,8 triệu người, chiếm khoảng 63,0% trong tổng số đội ngũ công chức, viên chức của cả nước.

- Tỷ lệ công chức, viên chức cần bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 20,0%, thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 15,0% tổng số công chức, viên chức.

- Đối với viên chức, giáo viên trong các cơ sở GDNN

+ Đến năm 2015, số giáo viên, giảng viên dạy nghề các bậc khoảng 51 nghìn người, trong đó: Giáo viên, giảng viên cao đẳng nghề khoảng 13 nghìn người; giáo viên, giảng viên trung cấp nghề khoảng 24 nghìn người; giáo viên, giảng viên sơ cấp nghề khoảng 14 nghìn người.

+ Đến năm 2020, số giáo viên, giảng viên dạy nghề các bậc khoảng 77 nghìn người, trong đó, giáo viên, giảng viên cao đẳng nghề là 28 nghìn người; giáo viên, giảng viên trung cấp nghề khoảng 31 nghìn người; giáo viên, giảng viên sơ cấp nghề khoảng 28 nghìn người [38].

Dự thảo Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội Việt Nam giai đoạn 2021-2030 đã khẳng định “Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược”; tại Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ những nội dung, yêu cầu cần thực hiện để phấn đấu đến năm 2030, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, đến năm 2045 tiếp cận trình độ các nước G20. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Một phần của tài liệu đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 106 - 118)