Thí nghiệm 1. Nghiên cứu lựa chọn dung môi trích ly Polysaccharide từ cây Dong Riềng Đỏ
Mục đích: Lựa chọn được dung môi thích hợp cho hiệu quả trích ly các hợp chất cao nhất.
Bố trí và tiến hành thí nghiệm: Sử dụng dung môi là nước và Ethanol với các nồng độ khác nhau để trích ly Polysacchride tổng số. Việc lựa chọn dung môi thích hợp sẽ nâng cao hiệu quả chiết xuất hợp chất. Tiến hành khảo sát dung môi sau: Nước cất, Ethanol 40o, Ethanol 70o, Ethanol 98o và Methanol ở cùng điều kiện:
Công thức thí
nghiệm
Dung môi
Yếu tố cố định Yếu tố theo dõi
CT1 Nước cất Khối lượng mẫu: 10g
Tỷ lệ nguyên liệu/dung môi: 1/50 (g/ml)
Nhiệt độ trích ly: 50oC Thời gian trích ly: 4 giờ
Hàm lượng Polysaccharide tổng số (mg/g) CT2 Ethanol 40 CT3 Ethanol 70 CT4 Ethanol 98 CT5 Methanol
Dịch trích ly đem lọc qua giấy lọc thô 2 lần và lọc qua giấy lọc tinh 1 lần. Mỗi công thức lặp lại 3 lần. Dựa vào hàm lượng Polysaccharide tổng số thu được, lựa chọn được loại dung môi thích hợp nâng cao hiệu suất trích ly Polysaccharide.
Thí Nghiệm 2. Nghiên cứu khảo sát thời gian trích ly Polysaccharide từ cây Dong Riềng Đỏ
phí năng lượng cũng như dung môi. Tiến hành khảo sát ở các mức thời gian 1, 2, 4, 6, 8, 10 giờ ở cùng điều kiện:
Công thức thí nghiệm
Thời gian trích ly
( giờ)
Yếu tố cố định Yếu tố theo dõi
CT 6 1 Khối lượng mẫu 10g
Dung môi sử dụng: Lựa chọn từ thí nghiệm 2.1
Tỉ lệ nguyên liệu/dung môi: 1/50 (g/ml) Nhiệt độ trích ly: 50oC Hàm lượng Polysaccharide tổng số (mg/g) CT 7 2 CT 8 4 CT 9 6 CT 10 8 CT 11 10
Dịch trích ly đem lọc qua giấy lọc thô 2 lần và lọc qua giấy lọc tinh 1 lần. Mỗi công thức lặp lại 3 lần. Dựa hàm lượng Polysaccharide tổng số thu được, lựa chọn được mức thời gian thích hợp cho quá trích ly Polysaccharide cao.
Thí nghiệm 3. Nghiên cứu khảo sát nhiệt độ trích ly Polysaccharide từ cây Dong Riềng Đỏ
Mục đích: Lựa chọn nhiệt độ thích hợp cho hiệu quả trích ly các hợp chất cao nhất.
Nhiệt độ trích ly là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu suất của quá trình trích ly các chất trong Dong Riềng Đỏ. Vì vậy trong thí nghiệm này em khảo sát ở các nhiệt độ trích ly sau: 50oC, 55oC, 60oC, 65oC, 70oC:
Công thức thí
nghiệm
Nhiệt độ
( oC) Yếu tố cố định Yếu tố theo dõi
CT12 50 Khối lượng mẫu 10g
Dung môi sử dụng: Được lựa chọn từ thí nghiệm 2.1 Thời gian trích ly: Được lựa chọn từ thí nghiệm 2.2 Hàm lượng Polysaccharide tổng số (mg/g) CT13 55 CT14 60 CT15 65 CT16 70
Dịch trích ly đem lọc qua giấy lọc thô 2 lần và lọc qua giấy lọc tinh 1 lần. Mỗi công thức lặp lại 3 lần. Dựa vào hàm lượng Polysaccharide tổng số thu được, lựa chọn được nhiệt độ cho hiệu quả trích ly Polysaccharide cao.
Thí nghiệm 4. Nghiên cứu lựa chọn tỉ lệ nguyên liệu/dung môi trích ly Polysaccharide trong cây Dong Riềng Đỏ
Mục đích: Lựa chọn được tỉ lệ nguyên liệu/dung môi thích hợp cho hiệu quả trích ly các hợp chất cao nhất.
Bố trí và tiến hành thí nghiệm: Khi tiến hành trích ly cần phải lựa chọn tỉ lệ nguyên liệu sao cho phù hợp. Tiến hành khảo sát tỉ lệ nguyên liệu/dung môi theo 5 công thức: 1/20, 1/40, 1/50, 1/60, 1/80.
Công thức thí
nghiệm
Tỷ lệ
( g/ml ) Yếu tố cố định Yếu tố theo dõi
CT17 1/20 Khối lượng mẫu 10g
Dung môi sử dụng: Được lựa chọn từ thí nghiệm 2.1
Thời gian trích ly được lựa chọn từ thí nghiệm 2.2
Nhiệt độ: Được lựa chọn từ thí nghiệm 2.3 Hàm lượng Polysaccharide tổng số (mg/g) CT18 1/40 CT19 1/50 CT20 1/60 CT21 1/80
Dịch trích ly đem lọc qua giấy lọc thô 2 lần và lọc qua giấy lọc tinh 1 lần. Mỗi công thức lặp lại 3 lần. Dựa vào hàm lượng Polysaccharide thu được, lựa chọn được tỉ lệ nguyên liệu/dung môi cho hiệu quả trích ly cao nhất.
Thí nghiệm 5. Nghiên cứu lựa chọn tỉ lệ nguyên liệu phụ sản xuất trà hòa tan từ cây Dong Riềng Đỏ
Tỉ lệ phối chế tạo ra sản phẩm trà hòa tan từ cây Dong Riềng Đỏ được nghiên cứu theo các công thức phối trộn như sau
STT Thành phần Tỉ lệ (%)
CT22
Cao Dong Riềng Đỏ 0,98
Đường Glucose 98,04
Dịch chiết Cỏ ngọt 0,98
CT23
Cao Dong Riềng Đỏ 1,94
Đường Glucose 97,09
Dịch chiết Cỏ ngọt 0,97
CT24
Cao Dong Riềng Đỏ 2,89
Đường Glucose 96,15
Dịch chiết Cỏ ngọt 0,96
Cao Dong Riềng Đỏ 3,81
CT25 Đường Glucose 95,24
Dịch chiết Cỏ ngọt 0,95
CT26
Cao Dong Riềng Đỏ 4,72
Đường Glucose 94,34
Dịch chiết Cỏ ngọt 0,94
Dựa vào kết quả đánh giá cảm quan được đánh giá thông qua hội đồng đánh giá thị hiếu theo TCVN 3215 ‒ 79 để lựa chọn được công thức tối ưu nhất.
3.3.2. Phân tích thành phần hóa học của nguyên liệu
Xác định độ ẩm theo phương pháp sấy đến khôi lượng không đổi
Nguyên tắc:
Dùng sức nóng để tách ẩm trong vật liệu, đồng thời giữ lại tất cả các chất có trong vật liệu. Do đó nhiệt độ sấy không được quá cao hay quá thấp.
Cách tiến hành:
chén biết trước trọng lượng, sau đó đặt chén có chứa mẫu vào tủ sấy ở nhiệt độ 105ºC. Sấy trong khoảng 4 ‒ 5 giờ, lấy chén có chứa mẫu đặt vào bình hút ẩm để làm nguội. Sau đó đem cân và ghi lại kết quả. Tiếp tục cho đến khi có trọng lượng không đổi.
Tính kết quả:
Độ ẩm được xác định bằng phương pháp sấy đến khối lượng không đổi Độ ẩm theo % (W) tính bằng công thức:
W = 100
Trong đó:
- W: Độ ẩm của thực phẩm (%). - G: Khối lượng cốc sấy (g).
- G1: Khối lượng cốc sấy và mẫu thử trước khi sấy (g). - G2: Khối lượng cốc sấy và mẫu thử sau khi sấy (g).
Xác định hàm lượng tro toàn phần
- Nguyên tắc: Dùng nhiệt độ cũng như sức nóng ở (550 – 600oC) nung, đốt cháy hoàn toàn các chất hữu cơ. Sau đó đem cân phần còn lại trong chén và tính ra kết quả hàm lượng tro toàn phần của nguyên liệu.
- Tiến hành: Nung chén sứ đã được rửa sạch ở lò nung ở nhiệt độ 550oC – 600oC cho đến khi trọng lượng không đổi. Để nguội chén sứ ở trong bình hút ẩm và sau đó đi cân ở cân phân tích chính xác đến 10 ‒ 4 g. Cho khoảng 5 g nguyên liệu vào chén sứ đã chuẩn bị, rồi cân chính xác bằng cân phân tích ghi lại kết quả cân. Cho tất cả chén sứ vào lò nung và điều chỉnh nhiệt độ ở 550 – 600oC. Nung cho đến khi tro trắng, có nghĩa là đã loại hết các chất hữu ơ thông thường trong khoảng 6 ‒ 8 giờ. Trong trường hợp tro còn đen, thì lấy ra để nguội sau đó cho thêm vài giọt H2O2 hoặc HNO3 đậm đặc và tiếp tục nung lại cho đến khi tro trắng rồi để nguội trong bình hút ẩm và cân bằng cân phân tích. Tiếp tục nung thêm ở nhiệt độ trên thêm 30 phút rồi để nguội trong bình hút ẩm và đi cân
bằng cân phân tích, lặp lại thao tác này cho tới trọng lượng mẫu trong chén sứ thay đổi không đáng kể. Kết quả giữa 2 lần nung và cân liên tiếp nhỏ hơn 0,0005 g.
- Tính kết quả: Hàm lượng tro theo phần trăm tính bằng công thức :
𝑋 = 𝐺2 − 𝐺
𝐺1 − 𝐺𝑥 100
Trong đó: X: Hàm lượng tro (%)
G1: Khối lượng chén nung và mẫu (g) G : Khối lượng chén nung (g)
G2: Khối lượng chén nung và tro trắng(g).
Chú ý: Khi chén sứ sau khi lấy ra từ lò nung còn nóng nên cho vào bình hút ẩm nhớ để nắp hé mở hoặc mở lỗ không khí ở trên nắp bình hút ẩm tránh không khí nóng từ chén sứ nở ra đẩy bật làm vỡ nắp bình.
Định lượng Polysaccharide tổng số bằng phương pháp phenol- sunfuric axit
Polysaccharide được định lượng bằng phương pháp phenol-sunfuric axit. Các bước được mô tả tóm tắt như sau: 400 µl dịch mẫu chứa Polysaccharide cho tác dụng với 200 µl dung dịch phenol 5%, cho thêm 1ml H2SO4 đậm đặc và để 30 phút ở nhiệt độ phòng. Màu của phản ứng được phát hiện trên máy quang phổ ở bước sóng 488 nm. Hàm lượng Polysaccharide được định lượng dựa trên số đo OD thu được của mẫu thí nghiệm đối chiếu với đồ thị chuẩn glucose.
Các hóa chất như sau: - Dung dịch phenol 5% - Axit sunfuric đậm đặc - Dung dịch glucose chuẩn
Tiến hành thực hiện xác định hàm lượng các độc tố như As (Theo TCVN 8427:2010), Hg (Theo TCVN 7604:2007), Cd (Theo TCVN 10643:2014), Pb (Theo TCVN 10643:2014) có trong cao Dong Riềng Đỏ.
3.3.3. Phương pháp đánh giá cảm quan
Chất lượng đánh giá cảm quan được đánh giá thông qua hội đồng đánh giá thị hiếu TCVN 3215 - 79 bằng cách cho điểm từ 1 - 5 (có thể cho điểm lẻ đến 0,5) với các mức điểm thị hiếu như sau:
Rất không thích 1 điểm
Không thích 2 điểm
Tương đối thích 3 điểm
Thích 4 điểm
Rất thích 5 điểm
Chỉ tiêu đánh giá: Màu sắc, mùi, vị, trạng thái của sản phẩm
Sử dụng phương pháp TCVN 3215 – 79( Hệ số trọng lượng của chè)
Chỉ tiêu
Ngoại hình Mùi Màu sắc Vị
0,8 1,2 0,4 1,2
Các mức chất lượng
Mức Điểm Mức Điểm
Tốt 18,6 – 20,0 Kém 7,2 – 11,1
Khá 15,2 – 18,5 Rất kém 4,0 – 7,1
Trung Bình 11,2 – 15,1 Hỏng 0,0 – 3,9
Sản phẩm đạt chất lượng khi điểm trung bình chưa có trọng lượng của một chỉ tiêu bất kỳ phải đặt nhỏ nhất là 2,8 và điểm chất lượng không nhỏ hơn 11,2. Nếu hội đồng thống nhất đánh cho một chỉ tiêu nào đó 0 điểm thì điểm chung bằng 0 và sản phẩm coi như hỏng. Nếu thành viên nào cho điểm lệch quá 1,5 điểm trung bình chưa có trọng lượng của hội đồng thì điểm của thành viên đó bị loại.