Bảo đảm tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý viên chức từ thực tiễn trường đại học y tế công cộng, bộ y tế (Trang 89 - 91)

nghiệp công lập trong thực hiện pháp luật về quản lý viên chức

Ngày 19 tháng 11 năm 2018, Quốc hội ban hành Luật số 34/2018/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; ngày 30 tháng 12 năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

của Luật giáo dục đại học đã quy định cụ thể, rõ ràng về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học. Các văn bản mới ban hành này đã tạo điều kiện cho các trường đại học bảo đảm được tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện quản lý viên chức. Luật Giáo dục đại học được ban hành đã quan tâm tới vấn đề tự chủ của các trường đại học, thể hiện trong các quy định về Hội đồng trường, Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, tuyển sinh, chương trình giáo dục, văn bằng, học phí, lệ phí tuyển sinh... Tại khoản 1 Điều 32 Luật Giáo dục đại học quy định: các trường đại học tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học.

Trường Đại học Y tế công cộng cần triển khai thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục. Tự chủ gắn liền với tự chịu trách nhiệm của Trường. Thuật ngữ “tự chịu trách nhiệm” cần được áp dụng là trách nhiệm liên quan trước hết tới những người có thẩm quyền và quy định Trường cần thực thi nhiệm vụ như thế nào; trách nhiệm sẵn sàng giải thích các quyết định có kèm theo bằng chứng khi sinh viên, đồng nghiệp hoặc bất kỳ ai hỏi hoặc là trách nhiệm được giao quyền lực trước một cá nhân hoặc một nhóm người nào đó.

Luật Giáo dục, Điều lệ trường đại học ở Việt Nam đều quy định về nội dung “tự chịu trách nhiệm” của các trường đại học. Giống các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam quy định “tự chịu trách nhiệm” là “trách nhiệm” của các cơ sở giáo dục đại học trước cơ quan quản lý cấp trên, trước người học, trước cơ sở sử dụng sinh viên sau tốt nghiệp và trước toàn thể xã hội.

Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của Trường phải luôn là hai mặt không thể tách rời trong mọi hoạt động của Nhà trường; tự chủ nhằm bảo đảm

hiệu quả và hiệu suất cao trong khi tự chịu trách nhiệm chủ yếu là để bảo đảm chất lượng và công bằng trong các hoạt động. Tất cả các lĩnh vực Trường được trao trách nhiệm tự ra quyết định thì phải bảo đảm tính minh bạch, đúng khuôn khổ pháp luật và phải chịu trách nhiệm về các quyết định ấy. Đồng thời, Trường phải chịu trách nhiệm với kết quả hoạt động của mình, đòi hỏi Ban Giám hiệu phải chịu trách nhiệm với các hoạt động của Trường trước Đảng uỷ, Hội đồng Trường và Bộ Y tế, Bộ Giáo dục...

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý viên chức từ thực tiễn trường đại học y tế công cộng, bộ y tế (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w