Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ở tỉnh bình định (Trang 25 - 28)

xuất khẩu lao động

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích trật tự và ổn định xã hội vì sự phát triển bền vững của xã hội.1 Pháp luật có ba chức năng: điều chỉnh, bảo vệ và giáo dục. Sở dĩ pháp luật có chức năng bảo vệ vì trong xã hội vẫn tồn tại những “vi phạm pháp luật” – là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến các lợi ích của xã hội, nhà nước, quyền và lợi ích của công dân, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách có lỗi. Và người vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý – hậu quả của vi phạm pháp luật và được thể hiện trong việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế (chế tài xử lý).

1Khoa Luật – ĐHQGHN (2005), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 288.

Vi phạm hành chính là một trong những loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến và có ảnh hưởng lớn tới xã hội. Vi phạm hành chính là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự nhà nước và xã hội, trật tự quản lý, sở hữu của Nhà nước, của tổ chức và của cá nhân, xâm phạm các quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính. Và chủ thể thực hiện vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính - là hậu quả của vi phạm hành chính, thể hiện ở sự áp dụng bởi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền những chế tài pháp luật hành chính đối với chủ thể vi phạm hành chính theo thủ tục do luật hành chính quy định. Đó là sự phản ứng tiêu cực của Nhà nước đối với người thực hiện vi phạm hành chính, kết quả là chủ thể thực hiện vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, thiệt hại về vật chất và tinh thần so với tình trạng ban đầu của họ.2

Theo lý luận về trách nhiệm hành chính thì có hai nhóm biện pháp trách nhiệm hành chính là các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khôi phục các quyền và lợi ích đã bị vi phạm hành chính xâm hại.3

Tiếp nhận lý luận trên, trong thực tiễn, nhà nước ta thực hiện các hoạt động “xử phạt vi phạm hành chính” “để đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạm hành chính, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước” (Phần mở đầu của Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính 2002).4 Theo khoản 2, Điều 2, Luật XLVPHC 2012), “xử phạt vi phạm hành chính là việc người có

2 Nguyễn Cửu Việt (2008), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 397.

3 Nguyễn Cửu Việt (2008), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 402. 4 Luật XLVPHC 2012 đã bỏ phần mở đầu.

thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”. Tương tự các pháp lệnh trước kia, Luật cũng quy định 3 nhóm biện pháp có thể được áp dụng đối với vi phạm hành chính: các hình thức xử phạt vi phạm hành chính; các biện pháp khắc phục hậu quả; và các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính. Áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả chính là hai nhóm biện pháp trách nhiệm hành chính theo lý luận nêu trên. Còn các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính là các biện pháp ngăn chặn hành chính, được áp dụng trong các trường hợp cần thiết phải ngăn chặn, dập tắt những vi phạm hành chính, đảm bảo việc xử phạt hay ngăn chặn những hậu quả thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra.5

Từ những vấn đề nêu trên có thể hiểu: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là việc các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính (gồm các hình thức xử phạt vi phạm hành chính; các biện pháp khắc phục hậu quả; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính) đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động nhằm đảm bảo trật tự, kỷ luật, pháp chế trong quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị hành vi vi phạm hành chính xâm phạm.

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ở tỉnh bình định (Trang 25 - 28)