Các yếu tố tác động đến xử lý vi phạm hành chính đối với lĩnh vực xuất

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ở tỉnh bình định (Trang 54 - 59)

với lĩnh vực xuất khẩu lao động

1) Tình hình vi phạm hành chính

Trong thời gian gần đây, tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động vi phạm diễn ra ngày càng nhiều. Có nhiều doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động bị phát hiện và xử lí, trong đó có cả xử phạt vi phạm hành chính.

Các vi phạm này tập trung vào việc thực hiện quy định về đăng ký hợp đồng, công tác báo cáo việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; công tác tuyển chọn, ký kết và thanh lý hợp đồng; điều kiện hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ; bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết

cho người lao động; tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và quản lý người lao động ở ngoài nước và thu phí không đúng quy định. Tổng số tiền xử phạt hành chính đối với các doanh nghiệp vi phạm gần 4 tỷ đồng.

Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, giành hợp đồng cung ứng lao động giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động diễn ra nhiều. Có những trường hợp Văn phòng đại diện, Văn phòng giao dịch không chỉ thực hiện nhiệm vụ tư vấn, tiếp nhận hồ sơ của người lao động, mà còn đứng ra tổ chức tuyển chọn, thu tiền của người lao động. Bên cạnh đó, công tác tuyển chọn tuyển lao động không đúng đối tượng; không tổ chức đào tạo hoặc đào tạo không đầy đủ; đào tạo nhưng không tổ chức đưa đi mà chuyển nguồn lao động cho doanh nghiệp khác có hợp đồng tổ chức đưa đi; tình trạng tuyển lao động thông qua trung gian, môi giới vẫn còn tồn tại.

Đối với những doanh nghiệp xuất khẩu lao động vi phạm bị phát hiện trong quá trình hoạt động không duy trì, đáp ứng điều kiện theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Bộ Lao động-TB&XH đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi hoặc không cấp đổi giấy phép cho những doanh nghiệp này. Từ khi triển khai Luật đến nay, Bộ Lao động-TB&XH đã thu hồi giấy phép của 50 doanh nghiệp do hoạt động không hiệu quả, doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc vi phạm quy định trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

Như vậy, tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đang có nhiều triển vọng, nhiều tín hiệu khả quan thì công tác tổ chức xuất khẩu tại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tại Việt Nam lại biểu hiện nhiều vấn đề bất cập, các hành vi vi phạm ngày càng tăng. Trước thực trạng này, cốt lõi là cần chấn chỉnh lại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, xem lại việc quản lý, đồng thời xử lý nghiêm để chấm dứt các sai phạm hiện tại.

2) Năng lực thực thi công vụ của người có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính đối với lĩnh vực xuất khẩu lao động

Thực tế thời gian qua, nhiều cán bộ, công chức có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với lĩnh vực xuất khẩu lao động năng lực vẫn còn hạn chế. Tại Khoản 15, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 (Sửa đổi, bổ sung Điều 79, Luật Cán bộ, công chức năm 2008) như sau: Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: (a) Khiển trách; (b) Cảnh cáo; (c) Hạ bậc lương; (d) Giáng chức; (đ) Cách chức;

(e)Buộc thôi việc. Hình thức giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.

Như vậy, theo quy định của Luật thì công chức sẽ đương nhiên bị buộc thôi việc nếu thuộc một trong hai trường hợp: Bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo; Bị kết án về tội phạm tham nhũng.

Như vậy, công chức bị buộc thôi việc nếu vi phạm một trong các hình thức trên. Riêng với những công chức làm trong lĩnh vực xử lí vi phạm hành chính, Điều 29, Nghị định số 19/2020/NĐ-CP, ngày 12/02/2020 quy định, hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sau đây: Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm

hành chính; Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.

Tiểu kết chương 1

Trong Chương 1 của luận văn, tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Theo đó, những nội dung chủ yếu mà tác giả tập trung phân tích bao gồm: Khái niệm vi phạm, đặc điểm, phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động; Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, hình thức xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực xuất khẩu lao động, các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực xuất khẩu lao động. Ngoài trong Chương 1, tác giả cũng phân tích thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Chương 1 đã phân tích những yếu tố cơ bản tác động tới hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Tác giả đã lập luận để chỉ ra rằng, vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là một trong những dạng của vi phạm pháp luật, vi phạm pháp luật về xuất khẩu lao động nói chung. Đặc biệt khi đưa ra khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, tác giả đã lý giải rõ ràng sự khác nhau giữa “xử phạt vi phạm hành chính” và “xử lý vi phạm hành chính”. Theo đó, xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính, các biện pháp thay thế biện pháp xử lí hành chính. Từ đây, tác giả xác định được

những nội dung cơ bản của công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Toàn bộ những cơ sở lý luận tại Chương 1 sẽ giúp tác giả đánh giá được ưu điểm, tồn tại trong thực trạng xử lí vi phạm hành chính lĩnh vực xuất khẩu lao động.

Chương 2

THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XUẤT

KHẨU LAO ĐỘNG Ở BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ở tỉnh bình định (Trang 54 - 59)