Kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ở tỉnh bình định (Trang 89 - 100)

Thứ nhất, với người lao động, cần triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về pháp luật, đặc biệt là Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006. Nên khuyến cáo rộng rãi đến người dân, khi có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài thì người lao động cần liên hệ trực tiếp với Cục Quản lý lao động ngoài nước và Sở Lao động - Thương binh và xã hội địa phương, các công ty có chức năng xuất khẩu lao động. Khi đã đăng ký để xuất khẩu lao động ở các doanh nghiệp có dấu hiệu trái pháp luật thì người lao động cần thông báo cho các cơ quan chức năng và phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý những sai phạm đó.

Thứ hai, đối với việc thành lập các tổ chức hoạt động xuất khẩu lao động, phải có những quy định chặt chẽ hơn để hạn chế những đơn vị không có đủ điều kiện, không đúng chức năng. Việc thanh lọc các đơn vị này sẽ giúp hạn chế các hành vi tiêu cực. Các doanh nghiệp cần phải công bố thông tin một cách công khai, minh bạch về các điều kiện, thủ tục, tiêu chuẩn tuyển chọn, mức lương và nhất là chi phí xuất khẩu lao động đối với từng thị trường; chỉ đạo và quản lý chặt chẽ các chi nhánh, trung tâm hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ ba, cơ quan có chức năng ở địa phương có các trụ sở của các doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động phải tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động, diễn biến tình hình xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp này. Nắm bắt một cách kịp thời tình hình thực hiện pháp luật cũng như phát hiện sớm các sai phạm. Xử lý thích đáng đối với các trường hợp có dấu hiệu trái pháp luật. Trong nhiều trường hợp, khi sắp bị phát hiện sai phạm, hoặc đã thu tiền lừa đảo xuất khẩu lao động xong, các đơn vị xuất khẩu lao động lại chuyển qua địa bàn khác để hoạt động. Do vậy, các cơ quan chức năng ở các địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để phát hiện.

Thứ tư, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật một cách đầy đủ hơn, chặt chẽ hơn, đồng thời ban hành chính sách, văn bản pháp luật về phòng chống, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động xuất khẩu lao động với các chế tài xử lý ngày càng mạnh và hiệu quả hơn. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, các văn bản hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng một cách đồng bộ, có chế tài đủ mạnh để xử lý đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm; nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư để hình thành những doanh nghiệp mạnh có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc, lao động ở vùng sâu vùng xa tham gia xuất khẩu lao động.

Thứ năm, hoạt động xuất khẩu lao động là một hoạt động cần có sự phối hợp giữa các các quốc gia có mối quan hệ xuất khẩu lao động. Trong quá trình hợp tác này, chúng ta cần phải ký kết các điều ước quốc tế để tạo ra sự thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu lao động, cũng như có những cơ chế hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của người Việt Nam lao

động ở nước ngoài. Thứ sáu, tăng cường trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc phát triển thị trường và công tác quản lý; sắp xếp lại các doanh nghiệp hiện có; chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp trực thuộc và quan tâm chỉ đạo giải quyết những vấn đề phát sinh đối với doanh nghiệp. Các địa phương và ngành ngân hàng cần tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ người lao động và đối tượng chính sách về chi phí đào tạo – bồi dưỡng kiến thức cần thiết và vay vốn đi xuất khẩu lao động; cải tiến thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện mô hình liên kết tuyển lao động tại địa phương.

Thứ bảy, tăng cường công tác thanh tra và xử lý vi phạm; phát hiện kịp thời và kiên quyết triệt phá các đường dây đưa người đi làm việc bất hợp pháp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi lừa đảo. Tăng cường công tác kiểm soát cửa khẩu để phát hiện và kịp thời ngăn chặn việc đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc bất hợp pháp.

Thứ tám, nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp và địa phương để có nguồn lao động đáp ứng yêu cầu; thực hiện đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ; các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng đào tạo – bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài để đảm bảo có nguồn lao động xuất khẩu lao động đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động quốc tế; Nhà nước hỗ

trợ đầu tư từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu việc làm và các chương trình, dự án khác để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động…

Thứ chín, tăng cường công tác quản lý và bảo vệ người lao động ở nước ngoài: Triển khai thoả thuận đã ký về hợp tác lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động; thúc đẩy đàm phán và ký kết các thoả thuận với các nước khác; Kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài bảo đảm các điều kiện theo quy định để làm cơ sở cho việc bảo vệ quyền lợi của người lao động; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý trong và ngoài nước, giữa cơ quan đại diện ngoại giao với đại diện các doanh nghiệp tại nước ngoài.

Tiểu kết chương 2

Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ở nước ta ngày một được hoàn thiện, tuy vậy còn những hạn chế nhất định: chưa có sự thống nhất giữa Luật chung ( Luật Xử lý vi phạm hành chính) và Luật chuyên ngành ( Luật….. ), nhiều quy định chưa được hướng

dẫn cụ thể để thực hiện, chẳng hạn như: chưa có quy định về xử lý vi phạm đối với hành vi đưa người đi lao động nước ngoài của những tổ chức không có chức năng đó. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Bình Định cũng khá phổ biến, nhưng cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không xử lý vi phạm hành chính, mà thường áp dụng biện pháp “ nhắc nhở).

Nguyên nhân của tình trạng này là do: pháp luật chưa hoàn thiện, chưa được hướng dẫn đầy đủ để thực hiện; nhận thức của cơ quan, công chức có chức năng xử lý vi phạm hành chính còn nể nang, xử lý không nghiêm, còn có tâm lý “ nếu xử lý nghiêm” sẽ ảnh hưởng đến việc đưa người đi lao động ở nước ngoài; ý thức pháp luật của các tổ chức có chức năng đưa người đi lao động nước ngoài còn thấp, không tôn trọng pháp luật, còn lợi vào chính sách, pháp luật để vi phạm; người đi nước ngoài lao động không am hiểu pháp luật, ý thức pháp luật còn rất thấp nên không giám tố cáo về những hành vi vi phạm của tổ chức xuất khẩu lao động để bảo vệ quyền, lợi ích của mình.

Để bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, ngoài việc hoàn thiện pháp luật, cần phải nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan quản lý, cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước ở các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương.

KẾT LUẬN

Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Vậy nên, bất kỳ sự thay đổi nào dù là nhỏ cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường lao động quốc tế và tâm lý xã hội. Trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề xây dựng một hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là một bài toán nan giải cần tập trung nhiều nguồn lực để thực hiện. Nếu như không kịp thời khắc phục những bất cập, hạn chế, tồn tại thì sẽ kìm hãm sự phát triển của công tác xuất khẩu lao động, lực lượng lao động dôi dư xã hội vẫn chưa được giải phóng.

Với chủ trương phát triển kinh tế và việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động được áp dụng trong thực tiễn thời gian qua được coi là bước đột phá lớn nhất trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, việc hoàn thiện Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng phải cần được thực hiện khẩn trương, nhanh chóng nhằm hợp lý so với sự phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp thông lệ quốc tế và bổ sung quy định điều chỉnh một số vấn đề thực tiễn mới xuất hiện trong thời gian gần đây.

Có thể nói rằng, cải cách thể chế kinh tế thị trường, phát huy vai trò kiến tạo phát triển của Nhà nước đi đôi với phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra. Trong bối cảnh Chính phủ đang quyết tâm cải thiện hơn nữa môi trường xuất khẩu lao động, những cải cách, sửa đổi, bổ sung Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày

01/3/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ tạo ra những bước chuyển biến mạnh mẽ để nền kinh tế nước ta có thể bứt phá trong thời gian đến./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo số 30/BC-UBND ngày 30/01/2021 của UBND tỉnh Bình Định về tổng kết 05 năm (2016-2020) công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Bình Định.

2. Nguyễn Thị Hồng Bích - Trung tâm nghiên cứu quốc tế - Xuất khẩu lao động của một số nước Đông Nam á kinh nghiệm và bài học, NXB KHXH, 2007.

3. Hiến pháp (2013), Nxb Pháp lý, Hà Nội.

4. Kỷ yếu Hội thảo Định hướng xây dựng Luật Xử lý vi phạm hành chính, Quảng Ninh, 08-09/5/2008.

5. Luận văn Thạc sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật phối hợp đào tạo với Đại học Luật TPHCM; Bùi Huy Tùng (2007).

6. Luật Hành chính Việt Nam, NXB, Đại học Quốc gia Hà Nội, H, 2017.

7. Luật số 72/2006 HQ11 ngày 29/11/2006 về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở

NN theo hợp đồng.

8. Luật số 69/2020 HQ14 ngày 13/11/2020 về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở

NN theo hợp đồng.

9. Lý luận và thực tiễn” Bùi Tiến Đạt 2008; Đỗ Hoàng Yến (2007), “Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ở một số nước trên thế giới”.

10. Nghị định số 141/2005/NĐ-CP ngày 11/11/2005 của Chính phủ về quản lý lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

11. Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

12. Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 về “Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lí

13. Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

14. Nghị quyết số 48 -NQ/TW ngày 24/5/2005 về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”.

15. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (ISSN 1859-2953) số 9 (313), trang 56-59; Một số bất cập trong xử phạt vi phạm hành chính – kiến nghị hoàn thiện - Th.S Lê Văn Sua.

16. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp; Bộ Tư pháp, Cơ quan phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) - Dự án VIE/02/015 (2008).

PHỤ LỤC 1

BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU LAO ĐỘNG TOÀN TỈNH ĐÃ XUẤT CẢNH TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2020

Số TT Tổng cộng: Tổng cộng 502 136 131 146 287 334 761 190 18 51 111 2.667 2016 68 11 9 18 18 28 126 23 1 5 10 317

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ở tỉnh bình định (Trang 89 - 100)