Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các trung tâm dịch vụ việc làm của thành phố hà nội (Trang 49 - 50)

7. Bố cục của luận văn: gồm 3 chương

2.1.2. Điều kiện kinh tế

- Tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP): Hà Nội đạt tốc độ tăng trưởng GRDP là 8,2%/năm vào năm 2016, 7,12%/năm vào năm 2018 và 4,5 – 5%/năm vào năm 2020 [49].

- Vốn đầu tư phát triển: Tổng vốn đầu tư xã hội tăng trưởng đều qua các năm, trung bình tăng hơn 10%/năm, năm 2019 đạt hơn 340 tỷ đồng, trong đó, tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước giảm dần, năm 2017 chiếm 39,3% tổng vốn đầu tư; đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước tăng tương ứng, đạt 51,1%. Thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách của các doanh nghiệp trong nước đạt 621,038 nghìn tỷ đồng. Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của thành phố đạt 20,28 tỷ USD, đưa Hà Nội liên tục dẫn đầu cả nước về lĩnh vực này [49].

- Công nghiệp: Trong lĩnh vực công nghiệp, Hà Nội tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn. Cho đến nay, thành phố đã hình thành bốn khu công nghệ thông tin tập trung, hơn 11.200 doanh nghiệp doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, tăng 51% so với năm 2015, đạt tổng doanh thu 10,1 tỷ USD, tạo việc làm cho 185 nghìn lao động [49].

- Dịch vụ: Dịch vụ phát triển nhanh về quy mô, đa dạng hóa ngành hàng và thị trường, trở thành khu vực có giá trị tăng thêm lớn, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế Thủ đô, có tác dụng làm hạt nhân đóng góp vào mức

tăng chung của kinh tế. Tiếp tục phát triển một số ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính - ngân hàng, bưu chính viễn thông, tư vấn, du lịch, y tế, giáo dục với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế [49].

- Nông nghiệp: Trong giai đoạn 2016 - 2020 Hà Nội đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, từng bước chuyển dịch nền nông nghiệp từ một vùng nông nghiệp thuần nông, giá trị thu nhập thấp sang một nền nông nghiệp đa dạng, hiện đại, nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế cho người dân, góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nông thôn mới [49].

- Giáo dục: Tính đến nay, toàn ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội có 155.323 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cấp học, ngành học. Tỷ lệ giáo viên đứng lớp ở các bậc học, cấp học đạt chuẩn là 100%. Tỷ lệ trên chuẩn giáo viên mầm non 53,5%; tiểu học: 93,8%; trung học cơ sở: 75,6%; trung học phổ thông: 21,3%; trung cấp chuyên nghiệp: 39,8%; giáo dục thường xuyên: 16,5%. Đây chính là nguồn lực quan trọng để toàn ngành thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo theo hướng thực chất, hiệu quả và tiệm cận với nền giáo dục tiên tiến, hội nhập [49].

- Y tế: Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020 Hà Nội có 94 bệnh viện, 579 trạm y tế xã, phường, thị trấn với 32.597 cán bộ y tế và 22.260 giường bệnh. Do sự phát triển không đồng đều, những bệnh viện lớn của Hà Nội (và là của miền Bắc) chỉ tập trung ở khu vực nội thành và đều trong tình trạng quá tải [49].

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các trung tâm dịch vụ việc làm của thành phố hà nội (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w