Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các trung tâm dịch vụ việc làm của thành phố hà nội (Trang 103 - 118)

7. Bố cục của luận văn: gồm 3 chương

3.4.1. Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Một số nội dung cần có văn bản hướng dẫn chi tiết như: Quy định về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động DVVL; Quy định về số lượng cán bộ và yêu cầu trình độ, chuyên môn nghiệp vụ với các vị trí tương ứng; Quy chế làm việc; Quy chế phối hợp; Quy định thống nhất mức thu, minh bạch các khoản thu cho các loại dịch vụ; Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, thắc mắc của NLĐ và người tuyển dụng; Quy định về thanh tra, kiểm tra hoạt động của các TTDVVL.

Bộ LĐTBXH cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành các văn bản hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động DVVL theo hướng tăng quyền tự chủ cho các trung tâm, gắn quyền lợi của các trung tâm với hiệu quả hoạt động DVVL, tôn trọng các công ước, thông lệ cũng như các quy định của quốc tế về hoạt động DVVL.

Hoàn thiện chính sách về tuyển dụng và tiền lương cho cán bộ hoạt động DVVL nhằm thu hút người có năng lực và tâm huyết vào làm việc tại các TTDVVL.

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa cung cấp DVVL thông qua việc huy động, đa dạng hóa các nguồn lực cho hoạt động của hệ thống các TTDVVL, đồng thời khuyến khích phát triển các doanh nghiệp hoạt động DVVL.

3.4.2. Đối với UBND thành phố Hà Nội và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội

Tăng cường các biện pháp xử lý phù hợp, kể cả xử lý hình sự đối với các cơ sở có dấu hiệu lừa đảo NLĐ, cụ thể một số nội dung sau: Tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở DVVL; Tiếp tục có các biện pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực hiện dự án phát triển TTLĐ và việc làm, góp phần thực hiện các mục tiêu đã đặt ra và tầm nhìn 2025; Bố trí kinh phí, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng khung chương trình và tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác QLNN đối với các TTDVVL; Nâng cao năng lực, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện dự án; Tăng cường tuyên truyền quảng bá hoạt động của các TTDVVL và sàn giao dịch việc làm qua các kênh thông tin đại chúng, các hội thảo, xây dựng chuyên mục Lao động – Việc làm nhằm mục đích nâng cao nhận thức của NLĐ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về vai trò của TTDVVL đối với công tác GQVL, phát triển TTLĐ.

Sở LĐTBXH phối hợp với các sở, ngành có liên quan (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố) quản lý, sử dụng và điều hành nguồn vốn vay quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm có hiệu quả.

Khuyến nghị UBND thành phố Hà Nội phê duyệt việc “Tổ chức hoạt động Hệ thống sàn giao dịch việc làm thành phố Hà Nội” trở thành nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của Trung DVVL Hà Nội.

3.4.3. Đối với các Trung tâm dịch vụ việc làm

Đổi mới toàn diện và nâng cao chất lượng công tác chuyên môn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đẩy mạnh đào tạo kỹ năng, năng lực

thực hành, phát triển hệ thống giáo dục, tạo sự chuyển biến căn bản về chất trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ từ đó nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm một cách toàn diện, đào tạo đáp ứng nhu cầu của TTLĐ trong nước, quốc tế và nhu cầu học tập suốt đời của người dân. Chuẩn hóa chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế. Bảo đảm phân bố lao động đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

Tổ chức đánh giá, phân loại chất lượng cán bộ để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ viên chức và NLĐ tại Trung tâm.

Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách pháp luật về lao động việc làm, các hoạt động dịch vụ của Trung tâm đến người lao động, người sử dụng lao động, các cơ sở giáo dục đào tạo…

Đẩy mạnh triển khai và đa dạng hóa các dịch vụ cung ứng nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Cập nhật và nắm bắt đầy đủ tình hình biến động về lao động tại các doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời, gắn kết hoạt động thực hiện chính sách BHTN với giao dịch việc làm nhằm gia tăng tỷ lệ kết nối và minh bạch hóa TTLĐ. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và dự báo nhu cầu tuyển dụng nhân lực của các doanh nghiệp cũng như hoạt động đánh giá nguồn cung nhân lực và dự báo nhu cầu việc làm trên TTLĐ.

Ứng dụng công nghệ thông tin tăng hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành hệ thống Sàn giao dịch việc làm; phát triển Website vieclamhanoi.net thành Cổng thông tin điện tử về lao động việc làm của Thành phố. Xây dựng hệ thống phần mềm đồng bộ, hiện đại, hỗ trợ hoạt động quản lý, điều hành của Sàn GDVL Trung tâm với các điểm và sàn vệ tinh đáp ứng yêu cầu triển khai tổ chức phiên GDVL hàng ngày từ Sàn chính đến các Sàn vệ tinh.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thông tin TTLĐ trên địa bàn Thành phố. Xây dựng mạng lưới thu thập và cung cấp thông tin TTLĐ từ Thành phố tới địa phương thông qua các hoạt động của hệ thống Sàn GDVL Trung tâm, Sàn GDVL vệ tinh, Điểm GDVL vệ tinh được tổ chức đồng bộ.

Xây dựng mô hình dự báo cung – cầu lao động phù hợp với điều kiện của TTLĐ Thành phố và thiết lập cơ sở dữ liệu TTLĐ thống nhất từ Thành phố tới các quận, huyện phục vụ công tác phân tích, dự báo cung – cầu lao động, tư vấn GTVL. Đa dạng hóa các Bản tin về TTLĐ nhằm hỗ trợ tối đa cho các đối tượng tham gia vào TTLĐ (bao gồm cả nhóm đối tượng yếu thế). Nghiên cứu khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu TTLĐ sau khi cập nhập để phục vụ công tác phân tích, dự báo TTLĐ trên địa bàn. Hỗ trợ các quận, huyện trong việc quản lý, khai thác, sử dụng CSDL Cung – Cầu lao động.

Tiểu kết chƣơng 3

Từ những đặc điểm, lợi thế cũng như khó khăn của Thành phố Hà Nội, với mục tiêu tăng cường QLNN đối với các TTDVVL của Thành phố Hà Nội, trong chương 3, tác giả đã trình bày những giải pháp dựa trên dự báo TTLĐ Hà Nội đến năm 2030, xu hướng phát triển và hoạt động của các TTDVVL của thành phố Hà Nội, quan điểm của Đảng về việc làm, GQVL, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội đến năm 2030 và mục tiêu phát triển đối với các TTDVVL của Thành phố Hà Nội. Cụ thể, tác giả đã đưa ra các giải pháp: Cụ thể hóa các quy định pháp luật đối với các trung tâm dịch vụ việc làm; Tuyên truyền, phổ biến kịp thời, thường xuyên các quy định pháp luật về trung tâm dịch vụ việc làm; Phát triển đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với các trung tâm dịch vụ việc làm; Huy động nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất đối với trung tâm dịch vụ việc làm; Thanh tra, kiểm tra thường xuyên và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật đối với trung tâm dịch vụ việc làm; Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các trung tâm dịch vụ việc làm.

Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu một số khuyến nghị đối với cơ quan quản lý các cấp.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở hệ thống hóa các kiến thức về TTDVVL, QLNN đối với TTDVVL với các nội dung: đưa ra một số khái niệm liên quan tới đề tài luận văn; nội dung chính của QLNN đối với TTDVVL: Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đối với TTDVVL; Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối với TTDVVL; Kiện toàn và tổ chức bộ máy phát triển đội ngũ cán bộ, công chức QLNN đối với TTDVVL; Hỗ trợ, huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất đối với TTDVVL; Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đối với TTDVVL. Vai trò và yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với TTDVVL, bên cạnh đó nêu kinh nghiệm QLNN đối với các TTDVVL của một số địa phương và đưa ra bài học kinh nghiệm QLNN đối với các TTDVVL cho Thành phố Hà Nội.

Từ việc khái quát về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội và tác động của các yếu tố đó đến QLNN đối với các TTDVVL của Thành phố Hà Nội, bên cạnh đó nêu thực trạng hoạt động của các TTDVVL của Thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2016 đến nay, phân tích thực trạng QLNN đối với các TTDVVL của Thành phố Hà Nội với các nội dung: Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đối với TTDVVL; Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối với TTDVVL; Kiện toàn và tổ chức bộ máy phát triển đội ngũ cán bộ, công chức QLNN đối với TTDVVL; Hỗ trợ, huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất đối với TTDVVL; Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đối với TTDVVL.

Qua thực trạng QLNN đối với các TTDVVL của Thành phố Hà Nội, nêu những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó làm cơ sở để đưa ra phương hướng và giải pháp tăng cường QLNN đối với các TTDVVL của Thành phố Hà Nội.

Các giải pháp mà tác giả đã đưa ra là: Cụ thể hóa các quy định pháp luật đối với các trung tâm dịch vụ việc làm; Tuyên truyền, phổ biến kịp thời, thường xuyên các quy định pháp luật về trung tâm dịch vụ việc làm; Phát triển đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm; Huy động nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất đối với trung tâm dịch vụ việc làm; Thanh tra, kiểm tra thường xuyên và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật đối với trung tâm dịch vụ việc làm; Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các trung tâm dịch việc làm.

Vấn đề việc làm, GQVL là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia trên thế giới, bao gồm cả những nước có nền kinh tế phát triển. Và để giải quyết vấn đề này, nhà nước có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Có những biện pháp nhằm trực tiếp giải quyết việc làm cho NLĐ nhưng cũng có biện pháp chỉ mang tính chất hỗ trợ. Các biện pháp mang tính hỗ trợ cho GQVL như khuyến khích đầu tư, lập các chương trình việc làm, phát triển hệ thống DVVL, dạy nghề gắn với việc làm, thành lập các quỹ GQVL, cho vay từ các quỹ chuyên dụng, trong đó DVVL là một hoạt động đặc biệt cần có sự quản lý chặt chẽ. Nếu buông lỏng quản lý trước hết sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của loại hình dịch vụ này; hơn nữa sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, gây tổn hại cho NLĐ, cho các trung tâm dịch vụ, cho các cơ quan quản lý và nghiêm trọng hơn nữa là nền kinh tế. Dó đó, QLNN đối với các TTDVVL phải nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Nhà nước về lao động - việc làm đã được đề ra trong kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 72/2016/TT-BTC ngày 19/5/2016 về việc Hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dịch vụ việc làm, Hà Nội.

2. Chính phủ (2013), Nghị định số 196/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, Hà Nội.

3. Chính phủ (2014), Nghị định số 52/2014/NĐ-CP ngày 23/5/2014 quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, Hà Nội.

4. Chính phủ (2015), Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, Hà Nội.

5. Chính phủ (2016), Nghị định số 141/2016/NĐ-C ngày 10/10/2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, Hà Nội.

6. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội (2017), Quyết định số 375/QĐ- UBND ngày 19/01/2017 Về việc tổ chức lại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội và Trung tâm Dịch vụ việc làm số 2 Hà Nội, Hà Nội.

7. Nguyễn Thành Công (2017), Phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

8. Cục việc làm – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2008), thuyết về đầu tư giới thiệu việc làm, Hà Nội.

9. Cục việc làm – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2016), “Thực trạng tổ chức hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm và định hướng phát triển trong thời gian tới”, Hội thảo đánh giá tình hình hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm và định hướng trong thời gian tới, Hà Nội.

10. Phạm Huy Cường (2014), Mạng lưới quan hệ xã hội với việc làm của sinh viên tốt nghiệp, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học xã hội và nhân văn, Tập 30, Số 4 (2014) 44 – 53, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại Hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII, Hà Nội.

13. Nguyễn Chí Hải (2018), Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh.

14. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Nhà nước và Pháp luật

(2017), Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

15. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Nhà nước và Pháp luật (2017),

Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực xã hội, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội. 16. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính, Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước, Nhà xuất bản lý luận chính trị, Hồ Chí Minh.

17. Học viện Hành chính Quốc gia (2010), Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính Nhà nước (chương trình chuyên viên), phần III: Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

18. Học viện Hành chính Quốc gia (2011), Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính Nhà nước (chương trình chuyên viên), phần II: Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

19. Học viện Hành chính Quốc gia (2011), Giáo trình quản lý hành chính nhà nước (tập 1), Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

20. Học viện Hành chính Quốc gia (2011), Tài liệu bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước – Chương trình Chuyên viên cao cấp, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

21. Học viện Hành chính Quốc gia (2020), Giáo trình quản lý nguồn nhân lực xã hội, Nhà xuất bản Bách Khoa, Hà Nội.

22. Học viện Hành chính Quốc gia (2020), Giáo trình quản lý nhà nước về xã hội, Nhà xuất bản Bách Khoa, Hà Nội.

23. Bùi Thế Hùng (2020), Quản lý nhà nước về việc làm trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Bình Dương.

24. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Phân cấp quản lý nhà nước ở Việt Nam – thực trạng và triển vọng, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

25. Bùi Quế Lâm (2010), Nghiên cứu nâng cao chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm tại các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các trung tâm dịch vụ việc làm của thành phố hà nội (Trang 103 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w