Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội đến

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các trung tâm dịch vụ việc làm của thành phố hà nội (Trang 92 - 95)

7. Bố cục của luận văn: gồm 3 chương

3.2.2. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội đến

năm 2030

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, cũng như phân tích các thuận lợi, khó khăn, nhất là trong tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, thành phố quyết tâm phấn đấu đến năm 2030, xây dựng, phát triển Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước, xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; động lực phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước. Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững theo hướng đô thị thông minh, thành phố đổi mới, sáng tạo; duy trì tăng trưởng kinh tế cao hơn so với trung bình cả nước và cao hơn giai đoạn 2015 - 2020. Hà Nội cơ bản trở thành thành phố công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thu nhập bình quân đầu người đạt từ 200 triệu đến 205 triệu đồng.

Để cụ thể hóa các mục tiêu này, thành phố xác định tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế Thủ đô dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững. Thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra. Nâng cao giá trị sáng tạo và hàm lượng văn hóa trong hoạt động kinh tế; khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa để phát triển du lịch, dịch vụ. Hiện đại hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ số trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội. Ưu tiên thu hút mạnh các nguồn lực, đẩy mạnh thực hiện đột phá xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, xanh, thân thiện với môi trường.

- Trong công tác xây dựng Đảng: Tiếp tục thực hiện kiên trì, có hiệu quả Nghị quyết TW 4 (khóa XI, XII) về xây dựng Đảng gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách làm, tính chủ động, sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả, thích ứng với mô hình tổ chức mới và phù hợp với tình hình thực tiễn của Thủ đô. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đề cao tính nêu gương, gắn bó mật thiết với nhân dân, nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy đoàn kết, dân chủ gắn với kỷ luật, kỷ cương; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, coi trọng kiểm tra việc sửa chữa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm.

- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021 - 2025 đạt khoảng 11 - 12 % và thời kỳ 2025 - 2030 đạt khoảng 9,5 - 10%. Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người của Hà Nội khoảng 7.100 - 7.500 USD, năm 2030 đạt khoảng 16.000 đến 17.000 USD (tính theo giá thực tế). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp; dịch vụ chất lượng cao đóng vai trò trọng yếu trong cơ cấu kinh tế Thành phố [49].

Phấn đấu đến năm 2030, khu vực dịch vụ chiếm 55,5 - 56,6%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41 - 42% và nông nghiệp là 2 - 2,5%. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu trên địa bàn bình quân là 13 - 14% thời kỳ 2020 - 2030 [49].

- Về xã hội: Quy mô dân số đến năm 2025 khoảng 7,9 - 8,0 triệu người, đến năm 2030 khoảng 9,2 triệu người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 70 -75% vào năm 2030. Phát triển giáo dục và đào tạo trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao của cả nước và có tầm cỡ khu vực. Tỷ lệ trường (từ mầm non đến trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia đạt 65 - 70% vào năm 2030; chú trọng giáo dục hướng nghiệp, phát triển đào tạo nghề, nhất là đào tạo công nhân kỹ thuật cao phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế Thủ đô và phục vụ xuất khẩu lao động [49].

Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể.

Phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, tăng tuổi thọ cho nhân dân, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân còn dưới 11% vào năm 2025 và dưới 8% vào năm 2030 [49].

Tỷ lệ đô thị hóa năm 2020 khoảng 46 - 47%, năm 2025 đạt 58 - 60%, đến năm 2030 đạt khoảng 65 - 68%. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2025 đạt 70% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới [49].

- Về hạ tầng và vấn đề bảo vệ môi trường:

Xây dựng Thành phố Hà Nội xanh, sạch, đẹp, văn minh. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị được cải tạo và xây dựng đồng bộ, hiện đại, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng đáp ứng 35 - 45% nhu cầu đi lại của nhân dân. Hiện đại hóa hạ tầng thông tin và truyền thông [49].

Phát triển hệ thống cấp nước, bảo đảm cơ bản tất cả các hộ gia đình được cấp nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia; cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước, từng bước giải quyết tình trạng ngập úng. Xây dựng hệ thống thu gom nước thải và xử lý 100% nước thải các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề. Nâng diện tích nhà ở lên 23 - 24m2/người vào năm 2030 (tính trung bình cả khu vực đô thị và nông thôn). Phát triển vườn hoa, cây xanh, công viên, phấn đấu nâng diện tích đất cây xanh đạt 10 - 12m2/người vào năm 2030 [49].

- Về xây dựng an ninh quốc phòng:

Bảo đảm ổn định vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, nếp sống đô thị, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Xây dựng Hà Nội trở thành khu vực phòng thủ vững chắc.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các trung tâm dịch vụ việc làm của thành phố hà nội (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w