7. Kết cấu của luận văn
1.4.3. Một số kinh nghiệm cho việc phát triển y tế cơ sở
Từ kinh nghiệm về phát triển Y tế cơ sở ở một số nước và một số tỉnh, thành phố trên, có thể rút ra một số bài học cho phát triển Y tế cấp huyện như sau:
-Để có nguồn nhân lực bác sĩ đáp ứng yêu cầu trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân phải có hệ thống chính sách đồng bộ, nhưng quan trọng nhất vẫn là chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Giáo dục và đào tạo giữ vị trí quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực y tế.
- Đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng cho Y tế cơ sở, nhất là tuyến huyện, đảm bảo không có sự chệch về cơ sở vật chất giữa các tuyến.
-Tăng cường khả năng cập nhật kiến thức, tay nghề thông qua học tập liên
tục và chuyển giao công nghệ, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành có trình độ ngày càng cao, đáp ứng các biến động của nhu cầu chăm sóc sức khoẻ.
- Có chính sách đối với đội ngũ Y bác sĩ ở các tuyến cơ sở nhất là tuyến huyện, tuyến xã.
- Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực bác sĩ. Việc này đòi hỏi phải có những giải pháp tổng hợp và nỗ lực, trong đó tập trung làm tốt những công tác sau: dự báo nhu cầu nhân lực bác sĩ; tuyển dụng và tạo điều kiện để họ có cơ hội làm việc; có chế độ đãi ngộ vật chất thoả đáng.
Tiểu kết chương 1
Trong Chương 1, trên cơ sở tiếp cận các văn bản pháp quy và nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành, tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản của tổ chức và hoạt động của Trung tâm Y tế cấp huyện; nêu lên một số vấn đề liên quan đến công tác Tổ chức, hoạt động, chỉ ra sự cần thiết khách quan của việc nâng cao công tác tổ chức và hoạt động có hiệu quả của các Trung tâm Y tế cấp huyện trong giai đoạn hiện nay.
Những cơ sở lý luận trong Chương 1 là tiền đề để tác giả luận văn nghiên cứu thực trạng công tác Tổ chức và hoạt động các Trung tâm Y tế cấp huyện ở Chương 2 và đề xuất các giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao công tác Tổ chức và hoạt động các Trung tâm Y tế cấp huyện ở Thừa Thiên Huế ở Chương 3 của Luận văn.
24
Chương 2:
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC TRUNG TÂM Y TẾ CẤP HUYỆN Ở THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý và bản đồ
Bản đồ 2.1: Hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế
(Nguồn: Trang điện tử)
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý như sau:
- Điểm cực Bắc: 16044'30'' vĩ Bắc và 107023'48'' kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.
- Điểm cực Nam: 15059'30'' vĩ Bắc và 107041'52'' kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.
25
- Điểm cực Tây: 16022'45'' vĩ Bắc và 107000'56'' kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.
- Điểm cực Đông: 16013'18'' vĩ Bắc và 108012'57'' kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.
Được tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên năm 1989, hiện nay, về đơn vị hành chính, tỉnh Thừa Thiên Huế gồm một Thành phố loại I trực thuộc tỉnh (thành phố Huế), 2 thị xã (Hương Thủy, Hương Trà) và 6 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới và Nam Đông) với 105 xã, 47
phường, thị trấn (trong đó có 6 thị trấn huyện lỵ là Phong Điền (huyện Phong Điền), Sịa (huyện Quảng Điền), Phú Lộc (huyện Phú Lộc), Khe Tre (huyện Nam Đông), A Lưới (huyện A Lưới), Phú Đa (Phú Vang) và 2 thị trấn trực thuộc huyện là Thuận An (huyện Phú Vang) và Lăng cô (huyện Phú Lộc).
Bảng 2.1: Số đơn vị hành chính và diện tích của tỉnh
Thành phố, thị xã và các huyện
Cả tỉnh
Thành phố Huế Huyện Phong Điền Huyện Quảng Điền Thị xã Hương Trà Huyện Phú Vang Thị xã Hương Thủy Huyện Phú Lộc Huyện A Lưới Huyện Nam Đông
26
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình và đất đai
Địa hình Thừa Thiên Huế được chia thành các loại: -Địa hình khu vực núi trung bình
-Địa hình khu vực núi thấp và gò đồi -Địa hình khu vực đồng bằng duyên hải -Địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ
Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên là 503.320,53 ha, trong đó diện tích đất khoảng 465.205 ha; hồ, ao, đầm, sông suối, núi đá là 37.125,53 ha. Đất đồi núi chiếm trên 3/4 tổng diện tích tự nhiên, còn đất đồng bằng duyên hải chỉ dưới 1/5 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh.
2.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu của Thừa Thiên Huế cũng có khí hậu của Việt Nam đều chịu tác động phức tạp của hoàn lưu khí quyển khu vực gió mùa Đông Nam Á. Tuy nhiên do sự khác nhau về vị trí địa lý, đặc điểm địa hình mà ảnh hưởng của các trung tâm khí áp tại các tỉnh nằm ở phía Bắc cũng như phía Nam cũng không hoàn toàn giống nhau. Khí hậu miền Bắc cơ bản thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh hơn, trong khi đó khí hậu miền Nam mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với nền nhiệt độ cao và mùa mưa khác biệt mùa khô. Còn khí hậu Thừa Thiên Huế là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Nam - Bắc đó. Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C. Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hóa, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo, y tế lớn của cả nước vừa là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Nền kinh tế của tỉnh có mức tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 là 8,4%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: dịch vụ, du lịch chiếm 48%, công nghiệp - xây dựng 37,8%, nông - lâm - ngư nghiệp 14,2%; tổng sản
27
phẩm trong tỉnh bình quân đầu người đạt 1.490 USD; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 5.800 tỷ đồng. Hạ tầng được đầu tư đồng bộ; hệ thống đô thị Thừa Thiên Huế phát triển đúng theo quy hoạch. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến. Chương trình xóa đói, giảm nghèo, xóa nhà tạm được đẩy mạnh và thu được kết quả tích cực. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có bước phát triển, trình độ dân trí được nâng lên. Thừa Thiên Huế là Trung tâm Y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước với 3 đơn vị đang được nhà nước đầu tư triển khai thực hiện dự án Trung tâm Y tế chuyên sâu khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước là Bệnh viện Trung ương Huế, Trường Đại học Y Dược Huế và Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm, hóa mỹ phẩm Trung ương, có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, tiên tiến; là trung tâm khoa học, công nghệ cao về y học, ngang tầm các trung tâm y tế lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Bản sắc văn hóa Cố đô Huế làm tăng sức hấp dẫn và ngưỡng mộ đối với các nước, mở ra triển vọng mới trong hội nhập và phát triển.
Với vị thế và sức bật đầy triển vọng, Thừa Thiên Huế phấn đấu: “Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Á”.
2.1.3. Chỉ đạo, quản lý của Tỉnh ủy, chính quyền tỉnh đối với tổ chức, hoạt động của các Trung tâm Y tế cấp huyện động của các Trung tâm Y tế cấp huyện
Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp
28
quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Châu Á; có quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Trong đó yếu tố sức khỏe của nhân dân hết sức được quan tâm, Chính quyền UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo về vấn đề nâng cao sức khỏe ở các địa phương cụ thể:
Quyết định số 2973/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ rõ:
- Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành Trung tâm Y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, tiên tiến; là trung tâm khoa học, công nghệ cao về y học, ngang tầm các Trung tâm Y tế lớn của cả nước và khu vực. Ngoài Bệnh viện TW Huế cơ sở 1 và cơ sở 2, thì xây dựng các Trung tâm Y tế ở các địa phương ngày càng chuyên sâu, sơ khám ban đầu và giảm tải áp lực cho bệnh viện tuyến trên.
- Các Trung tâm Y tế cấp huyện phải giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh và chết, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ của người dân, xây dựng được tập quán tốt về vệ sinh phòng bệnh, mọi người đều được sống trong môi trường và cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần
ở các địa phương.
- Xây dựng, phát triển ngành Y tế cơ sở trở thành ngành dịch vụ chất lượng cao, đóng góp lớn vào quá trình phát triển toàn diện con người, nâng cao mức sống, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội bền vững.
-Thời kỳ sau năm 2020 tiếp tục hiện đại hóa, hoàn thiện Trung tâm Y tế
chuyên sâu, trong đó tập trung mở rộng, nâng cấp Bệnh viện Quốc tế lên quy mô 500 giường, cùng với các Bệnh viện đa khoa của tỉnh, các bệnh viện chuyên ngành trở thành tổ hợp trung tâm dịch vụ y tế chất lượng cao của cả
nước, có trình độ kỹ thuật y học hiện đại tương đương các Trung tâm Y tế lớn trong khu vực Đông Nam Á; đồng thời, có kế hoạch để từng bước di chuyển các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa lây, lao, tâm thần, ung bướu… ra khỏi khu vực trung tâm thành phố Huế.
- Xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới Y tế cấp huyện ở tất cả các tuyến đảm bảo tiên tiến, hiện đại. Mỗi cơ sở y tế cấp huyện là một trung tâm dịch vụ. Hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh có khả năng đáp ứng kịp thời và đầy đủ các yêu cầu về dịch vụ y tế khẩn cấp trong mọi tình huống xảy ra như thiên tai, thảm họa, thương vong, ngộ độc hàng loạt; kịp thời chi viện y tế đột xuất phục vụ an ninh và quốc phòng ở mọi lúc, mọi nơi.
- Kiện toàn cơ sở vật chất, kỹ thuật, nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở cấp huyện, hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu và y tế dự
phòng. Đến năm 2020 có 100% xã/phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. -Phát triển nguồn nhân lực y tế cơ sở nhất là các Trung tâm Y tế cấp huyện cân đối và phù hợp cho các tuyến. Bảo đảm đến 2020 có 12 bác sỹ/10.000 dân và năm 2025 có trên 15 bác sỹ/10.000 dân. Phấn đấu đến năm 2020 có 20 - 30 chuyên gia y tế đầu ngành ở các lĩnh vực chuyên môn mũi nhọn; có 100 - 150 tiến sỹ, dược sỹ, bác sỹ chuyên khoa cấp II; 700 thạc sỹ và dược sỹ, bác sỹ chuyên khoa cấp I; có 1.200 - 1.500 cán bộ y tế có trình độ đại học y, dược, điều dưỡng, kỹ sư chuyên ngành trang thiết bị y tế...
Đây chính là những văn bản quan trọng thể hiện đầy đủ những quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy làm cơ sở quan trọng cho việc tổ chức đổi mới hoàn thiện các Trung tâm Y tế của tỉnh Thừa Thiên Huế.
30
2.2. Thực trạng y tế tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1. Về sức khoẻ nhân dân và vấn đề bệnh tật
2.2.1.1. Các chỉ số sức khoẻ dân cư
Bảng 2.2: Các chỉ số sức khỏe dân cư
STT Chỉ tiêu
1 Tổng số giường bệnh (không tính TYT)
2 Số giường bệnh/10.000 dân (không tính TYT)
3 Tổng số bác sĩ
4 Số bác sĩ/vạn dân
5 Số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế
6 Tỷ lệ trẻ em được TC đầy đủ 8 loại vắc xin 7 Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi
8 Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi
9 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng 10 Tỷ lệ trẻ sinh sống thiếu cân (dưới 2,5kg) 11 Tỷ lệ chết mẹ/100.000 trẻ đẻ sống
12 Số trẻ em < 6 tuổi được cấp thẻ KCB miễn phí
II Dân số
1 Dân số trung bình
2 Tốc độ tăng dân số tự nhiên
3 Tỷ suất sinh
4 Mức giảm tỷ lệ sinh
5 Tỷ số giới tính khi sinh (số bé trai/100 bé gái)
6 Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên
thai
8 Tuổi thọ bình quân
9 Tuổi thọ bình quân của nữ giới
(Nguồn: Sở Y tế Thừa Thiên Huế)
31
2.2.1.2. Cơ cấu bệnh tật
Bảng 2.3: Thống kê bệnh tật tử vong tại các bệnh viện thuộc Sở Y tế
(ĐVT: người)
STT Tên chương bệnh
1. Bệnh của hệ hô hấp
2. Bệnh của hệ tiêu hoá
3. Bệnh của hệ tuần hoàn
4. Bệnh của mắt và phần phụ
5. Bệnh của hệ thống cơ, xương và mô
liên kết
6. Bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh vật
7. Bệnh nội tiết, dinh dưỡng chuyển hoá
8. Bệnh của hệ thống thần kinh
9. Bệnh của hệ tiết niệu sinh dục
10. Chửa, đẻ và sau đẻ
11. Vết thương, ngộ độc và kết quả của các
nguyên nhân bên ngoài
12. Rối loạn tâm thần và hành vi
13. Bệnh của da và tổ chức dưới da.
14. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ
người khám nghiệm và điều tra
15. Bệnh của tai và xương chõm
(Nguồn: Sở Y tế Thừa Thiên Huế, năm 2020) Với vị trí, địa lý, vùng có khí hậu, môi trường đặc thù và lối sinh hoạt chưa vệ sinh của người dân nên nhóm bệnh chủ yếu được khám và chữa bệnh
nhiều nhất là bệnh về hô hấp chiếm 21,5%, bệnh hệ tiêu hóa 13,77% và bệnh về tuần hoàn 9,53%.
32
Bảng 2.4: Thống kê các bệnh được khám và điều trị nhiều nhất tại các bệnh viện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế
STT Nhóm bệnh
1. Viêm họng và viêm amidan cấp
2. Tăng huyết áp nguyên phát
3. Viêm dạ dày và tá tràng
4. Sâu răng
5. Đái tháo đường
6. Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp
7. Viêm khớp dạng thấp và viêm khớp khác
8. Tổn thương khác liên quan đến răng và
mô quanh răng
9. Viêm kết mạc, ổn thương khác của kết
mạc
10. Đục thể thuỷ tinh, tổn thương khác của
thể thuỷ tinh
11. Viêm cấp đường hô hấp trên khác