7. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý và bản đồ
Bản đồ 2.1: Hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế
(Nguồn: Trang điện tử)
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý như sau:
- Điểm cực Bắc: 16044'30'' vĩ Bắc và 107023'48'' kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.
- Điểm cực Nam: 15059'30'' vĩ Bắc và 107041'52'' kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.
25
- Điểm cực Tây: 16022'45'' vĩ Bắc và 107000'56'' kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.
- Điểm cực Đông: 16013'18'' vĩ Bắc và 108012'57'' kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.
Được tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên năm 1989, hiện nay, về đơn vị hành chính, tỉnh Thừa Thiên Huế gồm một Thành phố loại I trực thuộc tỉnh (thành phố Huế), 2 thị xã (Hương Thủy, Hương Trà) và 6 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới và Nam Đông) với 105 xã, 47
phường, thị trấn (trong đó có 6 thị trấn huyện lỵ là Phong Điền (huyện Phong Điền), Sịa (huyện Quảng Điền), Phú Lộc (huyện Phú Lộc), Khe Tre (huyện Nam Đông), A Lưới (huyện A Lưới), Phú Đa (Phú Vang) và 2 thị trấn trực thuộc huyện là Thuận An (huyện Phú Vang) và Lăng cô (huyện Phú Lộc).
Bảng 2.1: Số đơn vị hành chính và diện tích của tỉnh
Thành phố, thị xã và các huyện
Cả tỉnh
Thành phố Huế Huyện Phong Điền Huyện Quảng Điền Thị xã Hương Trà Huyện Phú Vang Thị xã Hương Thủy Huyện Phú Lộc Huyện A Lưới Huyện Nam Đông
26
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình và đất đai
Địa hình Thừa Thiên Huế được chia thành các loại: -Địa hình khu vực núi trung bình
-Địa hình khu vực núi thấp và gò đồi -Địa hình khu vực đồng bằng duyên hải -Địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ
Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên là 503.320,53 ha, trong đó diện tích đất khoảng 465.205 ha; hồ, ao, đầm, sông suối, núi đá là 37.125,53 ha. Đất đồi núi chiếm trên 3/4 tổng diện tích tự nhiên, còn đất đồng bằng duyên hải chỉ dưới 1/5 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh.
2.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu của Thừa Thiên Huế cũng có khí hậu của Việt Nam đều chịu tác động phức tạp của hoàn lưu khí quyển khu vực gió mùa Đông Nam Á. Tuy nhiên do sự khác nhau về vị trí địa lý, đặc điểm địa hình mà ảnh hưởng của các trung tâm khí áp tại các tỉnh nằm ở phía Bắc cũng như phía Nam cũng không hoàn toàn giống nhau. Khí hậu miền Bắc cơ bản thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh hơn, trong khi đó khí hậu miền Nam mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với nền nhiệt độ cao và mùa mưa khác biệt mùa khô. Còn khí hậu Thừa Thiên Huế là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Nam - Bắc đó. Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C. Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ.