Những ưu điểm

Một phần của tài liệu Tổ chức, hoạt động của các trung tâm y tế ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 82 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.1. Những ưu điểm

Thời gian qua, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở các địa phương trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; các dịch vụ y tế ngày một đa dạng; nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng; việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã có nhiều cố gắng hơn trước. Bảo hiểm y tế được hình thành và bước đầu phát huy tác dụng. Nhân dân ở hầu hết các vùng, miền đã được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn; phần lớn các chỉ tiêu tổng quát về sức khoẻ của tỉnh đều vượt các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người.

- Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực bác sĩ tại các đơn vị y tế cấp huyện tỉnh Thừa Thiên Huế không ngừng tăng lên. Năng lực chuyên môn của nhân lực bác sĩ được nâng lên.

- Nguồn nhân lực bác sĩ ở Trung tâm Y tế cấp huyện tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian này đang có xu hướng trẻ hóa, được đào tạo bài bản về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tiếp cận nhanh với kiến thức mới, thích ứng nhanh với yêu cầu của thời kỳ hội nhập quốc tế. Điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhanh chóng tiếp cận các kiến thức mới, kỹ năng, kỹ thuật hiện đại trên thế giới, đáp ứng với nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Kiến thức của bác sĩ được đánh giá khá tốt với 610 bác sĩ thì có 390 bác sĩ có trình độ sau đại học chiếm 63,9%. Đặc biệt một số chuyên khoa Nội, Ngoại, Sản, Nhi. - Thực hiện việc tự chủ theo Nghị định 43 đã giúp các đơn vị chủ động hơn trong công tác quản lý tuyển dụng, sử dụng nhân lực của đơn vị mình, như được quyền ký hợp đồng lao động; tuyển dụng bác sĩ; sắp xếp, bố trí và

56

sử dụng bác sĩ; điều động; biệt phái; nghỉ hưu; thôi việc; chấm dứt hợp đồng làm việc.

- Tỉnh Thừa Thiên Huế có Đại học Y Dược, BV TW Huế, Cao đẳng Y tế và các bệnh viện của các bộ ngành đóng trên địa bàn thuận lợi cho việc học tập, đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ và là nguồn cung cấp nhân lực cho các đơn vị y tế công lập trên địa bàn tỉnh.

- Đạo đức nghề nghiệp là nội dung luôn được coi trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là những nội dung mà mỗi bác sĩ cần phải trao dồi, học tập suốt đời.

- Chính sách tạo động lực như chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp ưu đãi ngành có sự thay đổi kịp thời đã làm cho thu nhập của bác sĩ được tăng lên đáng kể.

- Môi trường làm việc ở các Trung tâm Y tế cấp huyện tỉnh Thừa Thiên Huế ngày một khang trang, sạch đẹp, an toàn. Điều kiện là việc của bác sĩ các đơn vị được cải thiện, tiện nghi, vật tư trang thiết bị được trang bị hiện đại, thuận lợi phục vụ nhu cầu là tuyến cuối khám chữa bệnh và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Đạt được những thành tựu trên là nhờ có sự phấn đấu nỗ lực của đại đa số cán bộ, nhân viên ngành y tế; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các ban, ngành, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể, tổ chức xã hội và đông đảo nhân dân.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, công tác khám chữa bệnh được cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm nhiều hơn.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo để đổi mới tổ chức và hoạt động của TTYT theo hướng nâng cao chất lượng, hiểu quả để phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.

57

Các TTYT cấp huyện đã quan tâm thường xuyên cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao tay nghề chuyên môn cho đội ngũ Y bác sĩ. Sở Y tế luôn quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động toàn diện công tác khám chữa bệnh: củng cố sắp xếp tổ chức bộ máy TTYT theo đúng chức năng, nhiệm vụ, lựa chọn đội ngũ Y bác sĩ đảm bảo tiêu chuẩn và năng lực thực tế, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, chỉ đạo các phòng, ban, đoàn thể liên quan tạo điều kiện thuận lợi để các TTYT hoạt động hiệu quả.

Nguồn kinh phí cấp cho TTYT hoạt động tăng đều qua các năm.

Số lượng bệnh nhân vượt tuyến ngày càng giảm. Điều này thể hiện ở chỗ chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được cải thiện, cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư mạnh mẽ. Có được như vậy là nhờ vào việc lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo các TTYT tổ chức giao ban định kỳ công tác khám chữa bệnh. Qua giao ban, nhiều vấn đề bất cập được nêu rõ để rút kinh nghiệm. Nhờ đó, công tác khám chữa bệnh được chấn chỉnh dần dần làm cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân phấn khởi và tin tưởng.

Điểm nổi bật trong tổ chức, hoạt động các TTYT là được đầu tư xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn của một cơ sở khám chữa bệnh. Nhiều TTYT huyện không còn cảnh tạm bợ, xuống cấp…. Với hệ thống giường bệnh, phòng làm việc rộng rãi, số lượng bệnh nhân ngày càng tin tưởng hơn.

Một phần của tài liệu Tổ chức, hoạt động của các trung tâm y tế ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w