1.4.9.1 Khái niệm
Chi phí khác là các khoản chi phí của các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra chi phí của đơn vị. Gồm: - Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán (nếu có).
- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế - Khoản bị phạt thuế, truy nộp thuế
- Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán - Các khoản chi phí khác, ...
1.4.9.2 Chứng từ sử dụng
- Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ...
1.4.9.3 Tài khoản sử dụng
TK 811 - “Chi phí khác”
❖ Kết cấu TK 811
Bên Nợ 811 “Chi phí khác” Bên Có
- Các khoản chi phí khác phát sinh - Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản c hi p
TK 811 không có số dư
1.4.9.4 Phương pháp hạch toán
- Chi phí cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ Nợ TK 811
Có TK 111, 112, 152, ...
Nợ TK 811
Có TK 111, 112, 333, 338, ...
- Chi phí khác: như khắc phục tổn thất do gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh (bão lụt, hoả hoạn, cháy nổ, ...)
Nợ TK 811
Có TK 111, 112, 141, ... - Cuối kỳ, kết chuyển sang 911
Nợ TK 911
Có TK 811
1.4.10 Ke toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
1.4.10.1 Khái niệm
Chi phí thuế TNDN là tổng chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.
Chiphí thuế TNDN hiện hành: thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành
Chi phí thuế TNDN hoãn lại: thuế TNDN hoãn lại phải trả là thuế TNDN phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành.
1.4.10.2 Tài khoản sử dụng
TK 821 có 2 TK cấp hai: TK 8211 “Chi phí thuế TNDN hiện hành” TK 8212 “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”
1.4.10.3 Phương pháp hạch toán
a) Chi phí thuế TNDN hiện hành
- Hàng quý, khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp vào ngân sách Nhà nước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành:
Nợ TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 333(4): Thuế thu nhập doanh nghiệp. - Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN:
Nợ TK 333(4): Thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 111, 112, ...
- Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp:
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành còn phải nộp:
Nợ TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 333(4): Thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành:
Nợ TK 333(4): Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót.
+ Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại:
Nợ TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 333(4): Thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại:
Nợ TK 333(4): Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành:
+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch: Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. + Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch:
Nợ TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
b) Chi phí thuế TNDN hoãn lại
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm):
Nợ TK 8212: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Có TK 347: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đã ghi nhận từ các năm trước (là số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm):
Nợ TK 8212: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Có TK 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm):
Nợ TK 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm):
Nợ TK 347: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả
Có TK 8212: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:
+ Nếu TK 8212 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi: Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8212: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. + Nếu TK 8212 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch:
Nợ TK 8212: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
1.4.11 Ke toán xác định kết quả kinh doanh.
1.4.11.1 Khái niệm:
Kết quả kinh doanh là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của tất cả hoạt động kinh tế đã được thực hiện trong kỳ. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả từ hoạt động khác.
1.4.11.2 Tài khoản sư dụng
-TK 911-“ Kế toán xác định kết quả kinh doanh”
❖ Kết cấu tài khoản 911
Bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh Bên Có
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, - Doanh thu thuần về số sản phẩm,
- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác trong kỳ.
- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ.
- Số lợi nhuận sau thuế về hoạt động kinh
- Doanh thu hoạt động tài chính và các
khoản thu nhập khác trong kỳ. - Thực lỗ về hoạt động kinh
doanh trong kỳ.
doanh trong kỳ.
TK 911 không có số dư cuối kỳ 1.4.11.3 Phương pháp hạch toán
- Kết chuyển doanh thu bán hàng và công cụ dụng cụ: Nợ TK 511
Có TK 911
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính Ncr TK 515 Có TK 911 - Kết chuyển thu nhập khác: Nợ TK 711 Có TK 911 - Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 911 Có TK 632 - Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK 911 Có TK 641
- Kết chuyển chi phí khác: Nợ TK 911
Có TK 811
- Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành: Nợ TK 911
Có TK 8211
- Kết chuyển chi phí thuế TNDN hoãn lại: Nợ TK 911
Có TK 8212
- Xác định kết quả kinh doanh:
Kết chuyển lãi Nợ TK 911
Có TK 421
Kết chuyển lỗ Nợ TK 421
Có TK 911
1.5 Các hình thức ghi sổ kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Đối với mỗi doanh nghiệp thì việc áp dụng hình thức sổ kế toán là hoàn toàn khác nhau, có thể áp dụng một trong bốn hình thức sau:
- Chứng từ ghi sổ - Nhật ký chung - Nhật ký chứng từ - Nhật ký sổ cái - Ghi sổ kế toán bằng phần mềm 1.5.1 Hình thức chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ: là hình thức kế toán chứng từ ghi sổ được hình thành sau các hình thức nhật ký chung và nhật ký sổ cái. Nó tách việc ghi nhật ký với việc ghi sổ cái thành 2 bước công việc độc lập, kế thừa để tiện cho phân công lao động kế toán, khắc phục những hạn chế của hình thức nhật ký sổ cái. Đặc trưng cơ bản là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ. Chứng từ này do kế toán lập
trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Tại công ty hình thức kế toán được áp dụng là: chứng từ ghi sổ.
Số lượng và các loại sổ dùng trong hình thức chứng từ- ghi sổ sử dụng các sổ tổng hợp chủ yếu sau:
- Sổ chứng từ ghi sổ: Sổ nhật ký tài khoản - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Nhật ký tổng quát - Sổ cái tài khoản: Sổ tổng hợp cho từng tài khoản - Sổ chi tiết cho một số đối tượng.
Sơ đồ 1.2: Tổ chức hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Ghi chú:
---► Ghi hàng ngày
> Ghi định kỳ hoặc cuối tháng __________Đối chiếu
1.5.2 Hình thức nhật ký chung
Nhật ký chung: là hình thức kế toán đơn giản số lượng sổ sách gồm: sổ nhật ký, sổ cái và các sổ chi tiết cần thiết. Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Sơ đồ 1.3 : Tổ chức hạch toán theo hình thức nhật ký chung
1.5.3 Hình thức nhật ký chứng từ
Nhật ký chứng từ: hình thức này có đặc trưng riêng về số lượng và loại sổ. Trong hình thức nhật ký chứng từ có 10 nhật ký chứng từ, được đánh số từ nhật ký chứng từ số 1-10. Hình thức kế toán này tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo tài khoản đối ứng nợ. Nhật ký chứng từ kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế và kết hợp việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép
Sơ đồ 1.4: Tổ chức hạch toán theo hình thức nhật ký chứng từ
Ghi chú:
---► Ghi hàng ngày
> Ghi định kỳ hoặc cuối tháng ◄---► Đối chiếu
1.5.4 Hình thức nhật ký sổ cái
Nhật ký sổ cái: là hình thức kế toán trực tiếp, đơn giản bởi đặc trưng về số lượng sổ, loại sổ, kết cấu sổ, các loại sổ cũng như hình thức nhật ký chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ nhật ký sổ cái. Căn cứ để ghi vào sổ nhật ký sổ cái là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc.
Đối chiếu
1.5.5 Hình thức kế toán trên phần mềm
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hợp pháp, hợp lệ đã được định khoản kế toán ghi vào sổ nhật ký chung, một định khoản có bao nhiêu tài khoản thì phải ghi vào nhật ký chung bấy nhiêu dòng.
- Căn cứ vào nhật ký chung kế toán ghi sổ ghi vào sổ cái tài khoản liên quan theo từng nghiệp vụ.
- Riêng những chứng từ có liên quan đến tiền mặt hằng ngày, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ.
- Những chứng từ liên quan đến các đối tượng cần hạch toán chi tiết thì đồng thời được ghi vào các sổ chi tiết có liên quan.
- Cuối tháng cộng sổ, thẻ kế toán chi tiết để lấy số liệu lập các báo cáo tổng hợp chi tiết.
- Cuối tháng cộng sổ cái tài khoản, số liệu trên sổ cái đối chiếu với các bảng tổng hợp chi tiết có liên quan. Sổ cái sau khi đối chiếu khớp đúng được dùng để lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản.
- Cuối tháng căn cứ vào bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản, bảng tổng hợp chi
tiết, sổ nhật ký đặc biệt để lập bảng báo cáo kế toán (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ).
Ghi chú:
In sô, khóa luận cuôi tháng, cuôi năm ---► Nhập sô liệu hàng ngày
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THÁI GIA SƠN 2.1 Tổng quan về Công Ty TNHH Thái Gia Sơn
2.1.1 Thông tin chung về công ty
CÔNG TY TNHH THÁI GIA SƠN Mã số thuế: 0304915489
Địa chỉ: Số 220/37/1, Đường số 10, Phường 9, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
• Tên giao dịch: THAGISON CO., LTD
• Giấy phép kinh doanh: 0304915489 - ngày cấp: 16/04/2007
• Ngày hoạt động: 09/04/2007
• Điện thoại: 06503798205 - Fax: 3798208
• Giám đốc: THÁI DOÃN NGHĨA / THÁI DOÃN NGHĨA 2.1.2 Lịch sử ra đời và quá trình phát triên của công ty
2.1.2.1 Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của công ty
Với 12 năm thành lập và hoạt động mà Công ty TNHH Thái Gia Sơn đã có những thành tựu đáng kể.
Công ty đã không ngừng gia tăng vốn điều lệ thêm 8.200.000.000 đồng (tám tỷ hai trăm triệu đồng), mà còn mở rộng quy mô kinh doanh, đồng thời làm tăng lợi nhuận và doanh thu cho công ty, số lượng khách hàng và đơn đặt hàng ngày càng