Nhận xét chung về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh

Một phần của tài liệu 1941_003724 (Trang 87)

doanh tại Công ty TNHH Thái Gia Sơn

3.1.1 Ưu điêm

Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh, công ty đã tạo được uy tín trên thị trường và không ngừng mở rộng các mặt hàng kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Doanh thu bán hàng không ngừng được gia tăng. Bên cạnh đó, các chính sách đối với người lao động được đảm bảo đầy đủ. Đội ngũ cán bộ quản lý trên tất cả các lĩnh vực ngày càng được nâng cao, mỗi năm quy chế quản lý, phương pháp điều hành và chỉ đạo đều được tăng cường bổ sung vừa tăng cường tính trách nhiệm và chủ động cho các bộ phận vừa đảm bảo sự quản lý tập trung của công ty nhằm phát huy hiệu quả cao nhất trong công việc.

- về tổ chức công tác kế toán

Công ty TNHH Thái Gia Sơn sử dụng hệ thống bộ máy kế toán tập trung, mọi chứng từ hoá đơn, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều tập trung về phòng kế toán. Do đó rất thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý tình hình tài chính của công ty. Từ đó, giúp cho công tác kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh được chặt chẽ và đảm bảo khả năng cung cấp kịp thời cho lãnh đạo công ty.

Công ty sử dụng hệ thống sổ theo hình thức nhật ký chung rất phù hợp với DN nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại.

Công tác kế toán được tổ chức theo đúng TT 200/2014 QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2014. Các mẫu số, phiếu thu, phiếu chi được thiết kế và sử dụng phù hợp với quy định.

Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán, nó đã giúp kế toán rất nhiều trong việc quản lý công tác kế toán, giảm bớt khối lượng công việc. Sổ sách được quản lý

chặt chẽ, các nghiệp vụ được cập nhật nhanh chóng, kịp thời cung cấp đầy đủ thông tin cho Ban lãnh đạo.

- về công tác chỉ đạo

Công ty đã hoạt động trong một thời gian tuơng đối nên bộ phận cán bộ là những người có kinh nghiệm, có năng lực lãnh đạo biết nắm bắt thị trường và thời cơ đúng đắn. Vì thế nên công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả và mở rộng được thị trường.

- về công tác bán hàng và quản lý bán hàng

Công ty luôn chú trọng nâng cao chất lượng, khả năng làm việc của cán bộ công nhân viên nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hoá phát triển mạnh mẽ hoà vào nền kinh tế thị trường. Các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và nâng cao kỹ năng bán hàng thường xuyên được tổ chức, công ty luôn tạo điều kiện để cho nhân viên được tập huấn. Hơn nữa đội ngũ bán hàng của công ty luôn bám sát thị trường đi sâu vào từng khách hàng nên rất thuận lợi cho việc bán hàng.

- về việc giảm giá hàng bán

Do công ty là công ty kinh doanh thương mại nên công ty đã lựa chọn những mặt hàng tốt, chất lượng cho nên các nghiệp vụ về giảm giá hàng bán ở công ty không xảy ra do vậy đã làm giảm đáng kể khối lượng công tác kế toán thuận lợi cho việc theo dõi doanh thu.

3.1.2 Nhược điêm

Bên cạnh những ưu điểm trên còn một số tồn tại sau:

- Về công tác kế toán hàng dự phòng giảm giá hàng tồn kho: hiện nay công ty chưa trích quỹ dự phòng cho công tác kế toán này trong khi khối lượng hàng tồn kho tương đối lớn. Thị trường luôn biến động về giá gây ra các khoản lỗ về hàng tồn kho, vì vậy trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản chênh lệch do biến động bằng nguồn trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho giúp công ty giảm trừ rủi ro.

- Về công tác kế toán dự phòng phải thu khó đòi: Trong hoạt động kinh doanh của Công ty có những khoản phải thu mà người nợ khó hoặc không có khả năng trả

nợ nhưng ở công ty vân chưa thực hiện việc lập dự phòng phải thu khó đòi. Lập dự phòng giúp doanh nghiệp giảm thiểu những tổn thất có thể xảy ra với hoạt động kinh doanh khi các khoản nợ có nguy cơ không đòi được do nhiều nguyên nhân khác nhau. - Về những chính sách, chiến lược đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ: tại Công ty, hàng hoá được xuất bán cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Vì vậy việc quản lý quá trình thu tiền bán hàng theo từng đối tượng khách hàng là hết sức phức tạp, đòi hỏi phải có sự tổ chức khoa học và hợp lý.

- Về hệ thống sổ sách : số lượng hàng hóa xuất bán ra nhiều, hình thức thanh toán chậm thường xuyên xảy nhưng công ty không sử dụng sổ nhật ký bán hàng. - về chính sách tiền lương: chính sách trả lương theo ngày công cho nhân viên bán hàng chưa thúc đẩy được nhân viên phát huy hết tiềm năng trong công việc. Tiền lương trả theo thời gian chưa thực sự gắn chặt giữa thu nhập với kết quả lao động nên có thể không đảm bảo mức sống cho người lao động

3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện và nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán bánhàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thái Gia Son hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thái Gia Son

Trong nền kinh tế thị trường, để có thể đứng vững và kinh doanh có lãi doanh nghiệp thương mại sẽ phải ngày càng phát triển mạnh để mở rộng quan hệ buôn bán, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, góp phần thúc đẩy kinh doanh phát triển và thực hiện tốt chức năng của mình là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Để đạt được điều đó các nhà quản lý phải sử dụng đồng thời hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau trong đó có công tác kế toán. Kế toán có vai trò rất quan trọng đối với các nhà quản lý, nó giúp cho họ có thể phân tích được các hoạt động kinh tế, đưa ra các quyết định để đầu tư có hiệu quả đem lại lợi nhuận cao. Như vậy sự thành bại của doanh nghiệp một phần cũng dựa vào công tác kế toán. Thông qua việc kiểm tra, tính toán, ghi chép, phân loại và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên hệ thống sổ kế toán để có thể đưa ra các thông tin một cách đầy đủ chính xác, kịp thời và toàn diện về tình hình tài sản và sự vận động tài sản của doanh nghiệp. Điều này càng cho thấy sự cần thiết phải hoàn thiện và đổi mới công tác kế toán, trong đó kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng là vấn đề trọng tâm đối với các doanh

nghiệp. Ke toán bán hàng giúp cho các nhà quản lý phân tích được mặt hàng nào kinh doanh có hiệu quả đem lại nhiều lợi nhuận, mặt hàng nào không nên đầu tư tiếp và xu hướng phát triển tiếp theo của các mặt hàng.

Đối với các doanh nghiệp thì bán hàng là khâu cuối cùng và quan trọng nhất của việc luân chuyển vốn. Giá vốn hàng hoá của nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh và thường được theo dõi chặt chẽ. Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc tạo ra nhiều lợi nhuận được đưa lên hàng đầu và nó quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Do vậy hoàn thiện công tác kế toán nói chung và hoàn thiện kế toán bán hàng nói riêng là một vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, hoàn thiện phải hoàn thiện cả nội dung lẫn phương pháp kế toán, muốn hoàn thiện được đòi hỏi phải có nhận xét đúng đắn trong việc thực hiện công tác kế toán, đảm bảo phù hợp với chế độ, chính xác và đặc điểm kinh doanh của công ty, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác những thông tin cần thiết, tiết kiệm được chi phí và có hiệu quả.

3.3 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thái Gia Sơn

Bên cạnh những mặt tích cực mà công ty đã đạt được, công tác tổ chức kế toán bán hàng vẫn không tránh khỏi những mặt còn tồn tại chưa hợp lý và chưa thật tối ưu. Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn tại công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán bán hàng ở công ty như sau:

Đề xuất 1: về kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm mục đích:

- Giúp cho doanh nghiệp có nguồn vốn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch nhằm bảo tồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị thiết bị, thành phẩm không cao hơn giá cả trên thị trường tại thời điểm lập báo cáo.

Tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính công ty sẽ tiến hành trích lập dự phòng. Việc trích lập phải được thực hiện cho từng nhóm mặt hàng dựa trên cơ sở các bằng chứng xác thực chứng minh cho sự giảm giá của hàng bán tại thời điểm đó. Để có các bằng chứng này, công ty có thể dựa vào giá bán thực tế của từng loại mặt hàng đó trên thị trường. Căn cứ để đánh giá giá thị trường thực tế tại thời điểm lập dự phòng cho các mặt hàng của công ty là dựa vào các bảng báo giá của các loại cùng loại tại các cửa hàng bán buôn, bán lẻ trên thị trường. Từ đó tiến hành lập “ Sổ chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Sổ này sẽ là căn cứ để kế toán của công ty thực hiện bút toán trích lập dự phòng. Kế toán sử dụng TK 229 để hạch toán, cụ thể là TK 2294 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”

Sau khi đã tính toán được mức dự phòng cần lập cho từng nhóm hàng hoá, kế toán Công ty sẽ lập các bút toán trích lập dự phòng như sau:

Nợ TK 632

Có TK 2294

Tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán, công ty dựa trên cơ sở đánh giá khả năng giảm giá của hàng hóa để tiến hành trích lập dự phòng:

Tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán, công ty dựa trên cơ sở đánh giá khả năng giảm giá của thành phẩm để tiến hành trích lập dự phòng.

Có hai khả năng có thể xảy ra:

❖ Trường hợp Công ty xác định được mức cần trích lập lớn hơn mức đã trích lập cuối niên độ trước (thể hiện trên số dư của tài khoản 2294) thì kế toán phải thực hiện việc trích lập thêm như sau:

Nợ TK 632

Có TK 2294

❖ Trường hợp Công ty xác định được mức cần trích lập nhỏ hơn mức đã trích lập

thì kế toán của Công ty sẽ hoàn nhập khoản dự phòng thông qua việc ghi sổ như sau: Nợ TK 2294

Với cách trích lập đơn giản như trên không những không gây khó khăn cho công tác kế toán của công ty mà trái lại nó sẽ giúp công ty giảm bớt rủi ro có thể xảy ra và nguyên tắc thận trọng trong công tác kế toán của công ty được thực hiện triệt để hơn.

Đề xuất 2: về kế toán dự phòng phải thu khó đòi

Lập dự phòng phải thu khó đòi là việc công ty tính trước vào chi phí quản lý doanh nghiệp một khoản chi để khi có các khoản nợ khó đòi, không đòi được thì tình hình tài chính của công ty không bị ảnh hưởng.

Ve nguyên tắc căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi như khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản, ... nên không hoặc khó có khả năng thanh toán, công ty đã làm thủ tục đòi nợ nhiều lần vẫn không thu được nợ.

Việc lập dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập các báo cáo tài chính. Mức lập dự phòng đối với nợ phải thu khó đòi và việc xử lý xoá nợ khó đòi phải theo quy định của chế độ tài chính.

Khi phát sinh nghiệp vụ trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi kế toán công ty phải hạch toán vào TK 229, cụ thể là TK 2293 “Dự phòng phải thu khó đòi”.

Cuối kỳ kế toán năm, công ty căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được (nợ phải thu khó đòi), kế toán tính xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay lớn hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 2293 - Dự phòng nợ phải thu khó đòi

❖ Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:

Nợ TK 2293- Dự phòng nợ phải thu khó đòi Có TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp

NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Phải thu từ người mua TK ghi Nợ SH NT HH TP DV 1 ^2 1 7 ~5 ~6 ^^7 1 Số trang trước chuyển sang ... Cộng chuyển trang sau

Đề xuất 3: về những chính sách, chiến lược đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ

Công ty nên quan tâm xây dựng những chính sách, chiến lược kinh doanh hữu hiệu nhằm mở rộng mạng lưới tiêu thụ như: tăng cường các hoạt động marketing, giới thiệu sản phẩm để thu hút hơn nữa sự chú ý của các đơn vị của những doanh nghiệp có nhu cầu về sản phẩm mà công ty phân phối. Công ty cũng nên tích cực tham gia vào các hội chợ, triển lãm một mặt nhằm tuyên truyền quảng cáo cho sản phẩm của mình, mặt khác nhằm thu nhập các thông tin cần thiết về thị trường, về nhu cầu, thị hiếu khách hàng, về đối thủ cạnh tranh.

Đề xuất 4: Về hệ thống sổ sách

Công ty sử dụng hình thức ghi sổ nhật ký chung là phù hợp với việc tin học hóa trong công tác kế toán. Là một DN kinh doanh thương mại, số lượng hàng hóa xuất bán ra lớn, hình thức thanh toán chậm xảy ra thường xuyên, do vậy để quản lý quá trình bán hàng hóa công ty nên sử dụng sổ nhật ký bán hàng để hạch toán các nghiệp vụ bán hàng thu tiền chậm.

SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG

Đề xuất 5: về chính sách tiền lương

Do tính chất mặt hàng kinh doanh, công ty không áp dụng trả lương cho nhân viên bán hàng theo sản phẩm bán ra thì không thể khai thác hết tiềm năng của nguồn nhân lực. Vì vậy, nếu áp dụng chính sách trả lương cho nhân viên bán hàng theo thời gian thì công ty nên có chính sách thưởng cho nhân viên bán hàng hợp lý theo tỷ lệ doanh thu bán hàng để khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên tốt hơn. Ngoài ra nên tăng cường công tác quản lý thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện công việc của nhân viên.

KẾT LUẬN

Đất nước ta đang trên đà phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Trong nền kinh tế đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải biết tự vươn lên khẳng định mình. Muốn đạt được điều này thì công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng càng

Một phần của tài liệu 1941_003724 (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w