Dựa vào kết quả thực nghiệm của nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CTV của các DN ngành thép tại VN trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2018, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Các khuyến nghị này nhằm tăng CTV để tối đa hóa lợi ích của lá chắn thuế nhưng vẫn đảm bảo rủi ro trả nợ của DN bằng cách điều chỉnh các nhân tố có
ảnh hưởng đến CTV của DN theo kết quả nghiên cứu trên. Cụ thể, nhân tố quy mô DN và tốc độ tăng trưởng có tác động cùng chiều đến CTV của doanh nghiêp, do đó tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính liên quan đến việc tăng quy mô DN và tốc độ tăng trưởng của DN. Còn đối với yếu tố độ tuổi của DN, do đây là biến cố định không thay đổi được nên trong phần này tác giả sẽ không đề xuất các khuyến nghị liên quan đến yếu tố độ tuổi của DN.
Trong nghiên cứu này, yếu tố quy mô DN được đo lường bằng quy mô của tổng tài sản DN. Tương tự, yếu tố tốc độ tăng trưởng của DN cũng được đo lường bằng tỷ lệ tăng trưởng của tổng tài sản DN. Do cả hai nhân tố trên đều được ước lương dựa trên giá trị của tổng tài sản nên để tăng mô DN và tốc độ tăng trưởng của DN, từ đó nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính thì tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp làm tăng tổng tài sản của DN.
Trên thực tế, có rất nhiều biện pháp làm tăng tổng tài sản của DN như sử dụng các thủ thuật kế toán hoặc làm tăng lợi nhuận DN, như vậy lượng tiền và các khoản phải thu của DN tăng nên sẽ làm tăng tổng tài sản của DN. Mục tiêu của chương này nhằm đưa ra các khuyến nghị thiết thực cho các DN ngành thép tại VN, nhất là trong giai đoạn ngành này đang gặp khó khăn như hiện nay nên tác giả sẽ chỉ tập trung vào biện pháp làm tổng tài sản nhờ vào tăng trưởng lợi nhuận của DN.
Để có thể tiếp tục tăng trưởng về lợi nhuận và tổng tài sản trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, các DN ngành thép cần phải:
Thứ nhất, các DN cần nghiên cứu kỹ về thị trường trong nước cũng như các thị trường xuất khẩu để có chính sách xuất khẩu hợp lý trước làn sóng bảo hộ thương mại của các nước trên thế giới.
Ngành thép đang chịu nhiều áp lực do tình hình bảo hộ thương mại đang diễn ra ngày càng nhiều trên thế giới. Chi tiết các biện pháp bảo hộ thương mại của các quốc gia được tóm tắt qua bảng 5.1.
Bảng 5.1. Các biện pháp bảo hộ thương mại ngành thép của một số quốc gia trên thế giới
Mỹ Thuế nhập khẩu/hạn ngạch các mặt hàng thép gia
được miễn thuế là: Argentina, Úc, Brazil, và Hàn
Quốc, nhưng vẫn phải chịu hạn ngạch nhập khẩu nhất
định.
• Hàng rào thuế quan và hạn ngạch sẽ có thể dẫn
EU
Các biện pháp
phòng vệ ngành thép
• Để ngăn ngừa lượng thép xuất khẩu sang Mỹ chuyển
hướng sang khu vực EU, EU đã đưa ra những biện
pháp phòng vệ thương mại, dự kiến sẽ áp mức thuế
nhập khẩu bổ sung 25% đối với 23 sản phẩm
thép nếu
lượng nhập khẩu các mặt hàng này vào thị
trường EU
vượt hạn ngạch trung bình của 3 năm gần nhất. • Hạn ngạch được áp dụng trên cơ sở thứ tự của
Ấn Độ Thuế tự vệ
• Tháng 11/2015, áp thuế tự vệ tạm thời 10% lên thép
tấm cán nóng và tôn. • Áp thuế nhập khẩu 12,5%.
ASEAN Thuế chống bán phá giá nguội, cán nóng.
• Indonesia áp dụng thuế chống bán phá giá mặt hàng:
tôn màu, HRC, CRC.
• Thái lan áp dụng thuế chống bán phá giá mặt hàng:
ống thép.
• VN áp dụng thuế tự vệ mặt hàng: phôi thép, thép dài,
khởi xướng điều tra, áp dụng thuế bảo hộ thương mại để bảo vệ thị trường trong nước nên gây nhiều khó khăn cho các DN xuất khẩu, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu thép không chỉ ở hiện tại mà còn trong tương lai. Trong khi đó, VN lại là nước có tỷ trọng xuất khẩu thép khá cao. Cụ thể, tỷ trọng xuất khẩu thép và các thị trường xuất khẩu chính được thể hiện qua hình 5.1 sau:
Hình 5.1. Tỷ trọng xuất khẩu thép và các thị trường xuất khẩu chính của VN Sản xuất và xuất khẩu thép Việt Nam
_ 25,0 ⊂ ■«05 J 20,0 15,0 10,0 5,0 21% 2015 2016 2017 25% 20% 15% 10% 05% 00%
Sản xuất Xuất khẩu
Xuất khầu/Sản xuẩt XK sang Mỹ/Sàn xuất
Thị trướng xuất khẩu thép chính của Việt Nam
Từ hình 5.1 có thể thấy trong giai đoạn 2015 tới nay, VN xuất khẩu khoảng 20% luợng thép sản xuất nội địa. Trong năm 2017, VN sản xuất đuợc hơn 22 triệu tấn thép, và xuất khẩu đuợc 4,7 triệu tấn. Nhu vậy, thị truờng xuất khẩu chiếm 21,4% tổng sản xuất thép của VN, trong đó thị truờng chính là các nuớc trong khối ASEAN - đặc biệt là Campuchia, Malaysia, Indonesia, và Thái Lan - chiếm hơn 50% tổng luợng thép xuất khẩu, Mỹ và EU đứng thứ 2 và 3 với 11% và 9% tổng luợng thép xuất khẩu. Nhu vậy, việc ba thị truờng xuất khẩu lớn nhất của VN áp dụng chính sách bảo hộ thuơng mại rõ ràng có ảnh huởng tiêu cực rất lớn đến việc sản xuất và xuất khẩu của các DN ngành thép tại VN. Để giảm bớt khó khăn trong truờng hợp này và tiếp tục duy trì tốc độ tăng truởng thì các DN ngành thép tại VN nên chú trọng vào thị truờng nội địa, nơi mà vẫn có nhiều triển vọng vì nền kinh tế tiếp tục tăng truởng và nhiều hoạt động đầu tu đuợc chú ý triển khai đảm bảo nhu cầu tiêu thụ thép. Các DN ngành thép nên hạ tỷ trọng thép xuất khẩu trong tổng sản luợng thép sản xuất và DN truớc khi xuất khẩu hàng hóa vào thị truờng Hoa Kỳ cần nghiên cứu kỹ quy định về chống bán phá giá và các quy định về phòng vệ thuơng mại của Hoa Kỳ. Đồng thời phải làm việc với các đơn vị tu vấn của Hoa Kỳ để họ tham vấn ý kiến. Cùng với đó, các DN VN cần thông qua hiệp hội ngành thép (VSA), không nên xuất khẩu ồ ạt vào thị truờng Hoa Kỳ và bán với giá thành thấp, bởi ngay lập tức các nhà sản xuất Hoa Kỳ sẽ phản ứng và dùng các lobby chính sách để yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ phải bảo vệ ngành sản xuất trong nuớc. Việc xuất khẩu có tổ chức nhu vậy đảm bảo đuợc Hoa kỳ không thể vin vào cớ hàng hóa xuất khẩu tăng đột biến để áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc các biện pháp phòng vệ thuơng mại khác.
Ngoài ra, cần xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp về phòng vệ thuơng mại, có kế hoạch chuẩn hoá, chuẩn bị tốt các số liệu cho các cơ quan điều tra trong và ngoài nuớc.
Thứ hai, các DN ngành thép cần nghiên cứu và khắc phục các khuyết điểm trong chuỗi giá trị để tạo ra giá trị gia tăng.
Hiện nay, sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu thép xây dựng, thép cán nguội, ống thép, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu nhưng VN vẫn đang nhập khẩu rất nhiều thép, chủ yếu là những sản phẩm trong nước chưa cung ứng được như thép cuộn cán nóng (HRC), thép chế tạo... Phần lớn các DN sản xuất thép ở VN hiện nay đều nhập khẩu HRC từ Trung Quốc, ngoại trừ tập đoàn Hòa Phát tự sản xuất HRC được một phần để sử dụng vào hoạt động sản xuất của DN. Tuy nhiện, chính phủ Trung Quốc đang áp dụng chính sách thuế mới nhằm bảo vệ môi trường đánh vào các DN sản xuất công nghiệp. Cụ thể, các DN phải chịu các mức thuế cho việc gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, hoạt động khai thác, chế biến quặng và đặc biệt là sản xuất thép. Các chính sách này khiến cho chi phí sản xuất thép thành phẩm tăng, nguồn cung các thành phẩm như HRC bị cắt giảm làm cho giá HRC khá cao khi so với các thành phẩm khác. Như vậy, với mục đích nhằm tăng tổng tài sản của DN, tối ưu hóa lợi nhuận thì các DN ngành thép khác cần phải tập trung xây dựng nhà máy chế tạo thành phẩm HRC để hạn chế nhập khẩu với mức giá cao từ Trung Quốc, nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, tránh sự phụ thuộc và biến động về giá thành phẩm từ các nước và tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu.
Nếu các DN làm ống thép có thể tiến tới sản xuất được HRC, tiềm năng tăng trưởng sẽ rất rộng mở. Cần khai thác những khâu còn khuyết trong chuỗi giá trị Ngành, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu tốt và biên lợi nhuận cao như ống thép, tôn mạ. Song song với đó là tối ưu hóa quy mô sản xuất với quy trình khép kín, giúp nâng cao hiệu quả, tiết giảm tối đa chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh về giá, kể cả so với sản phẩm nhập khẩu.
Thứ ba, các DN ngành thép cần quản trị tốt việc đầu tư sản xuất kinh doanh.
Trước bối cảnh khó khăn và dư thừa nguồn cung như hiện nay thì thay vì đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất, các DN nên chú trọng đầu tư vào những sản phẩm mà VN chưa sản xuất được, như phôi thép hoặc sản phẩm thép tấm cán nóng, thép chế tạo... để hình thành dây chuyền sản xuất khép kín. Còn với các sản phẩm tốp cuối như tôn mạ, thép xây dựng... các DN cần hết sức thận trọng.
Bên cạnh đó, các DN ngành thép cần chú trọng đầu tư cải tiến, đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Cần chủ động nâng cao nội lực, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, từ đó xây dựng ngành thép đồng bộ, hiện đại. Điều này góp phần tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho các DN. Ngoài ra, cần chú trọng nâng cao trình độ nhân lực trong các DN, trước hết, là người đứng đầu DN. Đứng trước những cơ hội thị trường, DN có phát triển được hay không phần lớn phụ thuộc và nhận thức, trình độ và quyết tâm của những người lãnh đạo. Vì vậy, để các DN sản xuất kinh doanh thép phát triển tốt, duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao thì những người đứng đầu DN cần trang bị nhiều kiến thức về kinh doanh, thị trường về lĩnh vực thép, cập nhật tình hình từ thị trường thép trong nước và thế giới. DN cũng nên chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn phục vụ công việc.
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài 5.3.1 Hạn chế
Bên cạnh những đóng góp từ kết quả nghiên cứu của đề tài thì bài nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, vì không đủ dữ liệu nên bài nghiên cứu chỉ thực hiện trên 23 DN ngành thép được niêm yết trước năm 2011 trên thị trường chứng khoán VN trong khi ở VN các DN ngành thép có quy mô vừa và nhỏ còn rất lớn. Do đó, kết quả nghiên cứu chỉ mang tính đại diện chứ chưa phản ánh được đầy đủ toàn bộ DN
ngành thép tại VN.
Thứ hai, trong mô hình nghiên cứu, tác giả chỉ sử dụng hệ số DE để đo lường CTV của DN trong khi có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh CTV khác như đã trình bày ở phần cơ sở lý thuyết. Vì vậy kết quả nghiên cứu chỉ phản ánh chung chung về CTV và bỏ qua các tác động đến CTV trong dài hạn và trong ngắn hạn.
Cuối cùng, theo kết quả mô hình hồi quy cuối cùng thì các biến độc lập trong mô hình chỉ mới giải thích được 13% sự thay đổi của biến độc lập. Như vậy mô hình còn bỏ qua những nhân tố khác tác động đến CTV của các DN ngành thép tại VN. Nguyên nhân của vấn đề này do thời gian cũng như thông tin, dữ liệu nghiên cứu mà tác giả tiếp cận được còn hạn chế.
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo
Trong bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các nhân tố bên trong DN như quy mô DN, tốc độ tăng trưởng, tỷ suất sinh lợi, đặc điểm riêng của tài sản, tài sản cố định hữu hình, tính thanh khoản và độ tuổi của DN, thuế suất mà DN phải trả,.... Bài nghiên cứu chưa nghiên cứu đến tác động của các biến ngoại sinh, các nhân tố vĩ mô như lãi suất cho vay, điều kiện của thị trường chứng khoán (đo bằng tỷ suất sinh lợi của chỉ số VN-Index), tỷ giá hối đoái,... Chính vì thế, các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng cơ sở dữ liệu bằng cách gia tăng các biến số vĩ mô này để nghiên cứu một cách tổng quát và sâu hơn về đề tài này để làm một tài liệu tham khảo hữu ích cho các DN ngành thép tại VN trong việc nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Chương 5 đã đưa ra một số khuyến nghị để cải thiện hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính bằng cách tăng tổng tài sản - biến số có tác động đến CTV của DN theo kết quả nghiên cứu. Cụ thể, tác giả đề xuất các giải pháp để DN hoạt động hiệu quả, làm tăng lợi nhuận DN, từ đó tăng tổng tài sản của các DN ngành thép tại VN. Đồng thời, chương này cũng nhìn nhận một số hạn chế còn tồn tại của nghiên cứu và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo cho các bài nghiên cứu khác trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Abor, J. (2008). Determinants of the capital structure of Ghanaian firms. African Economic Research Consortium, No. RP_176.
Alan Kraus, Robert H. Litzenberger (1973). A State-Preference Model of Optimal Financiel Leverage. Journal of Finane, vol. 28, issue 4, pp. 911-22.
Anifowose, Mutalib (2011). Determinants of Capital Structure in Cement Industry: A Case of Nigerian Listed Cement Firms’, SSRN 4 August, Available from <
https://ssrn.com/abstract=1905096>, [4 August 2011].
Chen, J. (2004). Determinants of Capital Structure of Chinese-Listed Companies.
Journal of Business Research, 57(12), pp. 1341- 1351.
CTS (2019). Báo cáo cập nhật ngành Thép 07/2019, truy cập tại <
https://www.cts.vn/> [29 July 2019].
Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yen (2014). Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Tạp chí Phát triển và hội nhập, Số 18 (28) tháng 9-10/2018, trang 34-39. Diamond, D. W., &Verrecchia, R. E. (1991). Disclosure, liquidity, and the cost of capital. The journal of Finance, 46(4), pp. 1325-1359.
Domadar N. Gujarati (2011). Basic Econometrics 5th Edition.
FPTS (2018). Báo cáo ngành Thép, truy cập tại <https://www.fpts.com.vn/>, [29 October 2018].
Frank, M. Z., & Goyal, V. K. (2009). Capital structure decisions: which factors are reliably important?. Financial Management, 38(1), pp. 1-37.
Jensen M. C. and Meckling W. H. (1976). Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs, and Capital Structure. Journal of Financial Economics, 3(4), pp. 305-360.
lodging companies’, Available from < www.emeraldinsight.com/0959-6119.htm>, [15 January 2009].
Lê Chí Đạt (2013). Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoạch định cấu trúc vốn của các nhà quản trị tài chính tại Việt Nam. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số 9 (19), trang 22-28.
Lê Thị Kim Thư (2012). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các CTCP ngành bất động sản niêm yết trên SGDCK TP. HCM, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nằng.
Lê Thị Minh Nguyên (2016). Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn: Một nghiên cứu trong ngành xi măng Việt Nam. Van Hien University Journal of Science, Số 4(3), trang 30-37.
Modigliani F. and Miller M. H. (1963). Corporate Income Taxes and the Cost of