TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢNCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598334-1487-235923.htm (Trang 28)

2.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của Akhtar và cộng sự (2011) tìm hiểu về quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM truyền thống và các NHTM Hồi giáo tại Pakistan. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 12 ngân hàng thương mại ở Pakistan bao gồm 06 NHTM truyền thống và 06 NHTM Hồi giáo tại Pakistan trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2009. Tính thanh khoản được đo lường bằng tiền mặt/tổng tài sản ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều (+) giữa thanh khoản của ngân hàng với các biến: Quy mô ngân hàng, vốn lưu động ròng. Biến hệ số an toàn vốn và suất sinh lợi trên tổng tài sản ngân hàng cũng có tương quan dương với các ngân hàng nhưng tác động không đáng kể.

Nghiên cứu của Doriana Cucinelli (2013) đánh giá rủi ro thanh khoản trong ngắn hạn và dài hạn của 1080 ngân hàng tại khu vực Châu Âu giai đoạn 2006- 2010, tác giả sử dụng 2 biến phụ thuộc để đo lường tỷ lệ thanh khoản bao gồm: Hệ số thanh khoản (LCR) và tỷ lệ nguồn vốn ổn định ròng (NSFR). Kết quả cho thấy trong ngắn hạn các biến như quy mô của ngân hàng (SIZE), khủng hoảng tài chính, lãi suất biên (NIM) đều có mối quan hệ cùng chiều, còn biến chuyên môn hóa lĩnh vực cho vay (SPEC) có tác động ngược chiều. Mặt khác trong dài hạn, các biến quy mô (SIZE) và chuyên môn hóa lĩnh vực cho vay (SPEC) có mối tương quan ngược chiều với tỷ lệ nguồn vốn ổn định ròng (NSFR), trong khi các biến khủng khoảng tài chính và GDP đều không có nghĩa thống kê.

Nghiên cứu của tác giả Ferrouhi và Lahadiri (2014) đánh giá các yếu tố tác động đến thanh khoản của các Ngân hàng Maroc trong giai đoạn 2001 đến 2012. Tác giả sử dụng 6 hệ số khác nhau để đo lường thanh khoản và rủi ro thanh khoản: L1= Tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản, L2= Tài sản thanh khoản/Các khoản phải trả ngắn hạn, L3= Tài sản thanh khoản/Tổng tiền gửi, L4= Dư nợ cho vay/Tổng tài sản, L5= Dư nợ vay/(Tiền gửi + Các khoản phải trả ngắn hạn), L6= (Dư nợ cho vay - tiền gửi của khách hàng)/Tổng tài sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy thanh khoản có tác động bởi: Quy mô ngân hàng (LAGA ) , Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

(CTA), các nguồn huy động bên ngoài trên tổng nợ (EFL), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA), GDP, Thâm hụt ngân sách, khủng hoảng tài chính (FIC).

Theo tác giả và nhóm tác giả Chung Hua Shen và cộng sự (2009); Gatev và Strahan (2006); Sauders và Corrnett (2007); Arif và Anees (2012) cho rằng rủi ro thanh khoản của các NHTM được đo lường bằng khe hở tài trợ hay khe hở thanh khoản (FGAP) đây được xem là biến phụ thuộc nó được các biên độc lập ảnh hưởng đến như quy mô tổng tài sản (SIZE), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TLA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ lạm phát (INF), thu nhập lãi thuần (NIM), cung tiền (M2).

Ionica Munteanu (2012) thực hiện nghiên cứu các nhân tố tác động đến thanh khoản của ngân hàng thương mại Romania, thanh khoản được đo lường bằng 2 hệ số thanh khoản: Ll= Dư nợ/Tổng tài sản và L2= Tài sản thanh khoản/(Tiền gửi của khách hàng và các khoản tài trợ ngắn hạn), kết quả phân tích hồi quy sử dụng dữ liệu bảng của 27 ngân hàng hoạt động tại Romania trong giai đoạn 2002-2010 đã cho thấy rằng các nhân tố: Hệ số an toàn vốn; tỷ lệ thất nghiệp và dự phòng rủi ro tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với thanh khoản của ngân hàng. Riêng lạm phát lại tác động đến thanh khoản theo từng giai đoạn: Giai đoạn 2002 - 2007 có mối quan hệ cùng chiều (+) với thanh khoản và giai đoạn 2008 - 2010 có mối quan hệ ngược chiều (-) với thanh khoản.

Nghiên cứu của Diana Teixeira (2013) về thanh khoản của các ngân hàng tại các nước liên minh Châu Âu và Thụy Sĩ trong giai đoạn 2007-2011, bao gồm 5.715 ngân hàng. Tác giả sử dụng 4 hệ số để đo lường thanh khoản: L1 = Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản, L2 = Khoản cho vay ròng/Tổng tài sản, L3 = Tài sản thanh khoản/ Tổng tiền gửi và L4 = Vốn ngắn hạn tài sản thanh khoản/Tiền gửi và vay. Kết quả cho thấy tỷ lệ thanh khoản ảnh hưởng bởi các yếu tố: tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP), rủi ro tín dụng (LOLOSSPROV), tỷ lệ tiền gửi (DEP) và tốc độ tăng GDP (GDP).

Theo nghiên cứu của Vodová (2011), tác giả sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng để xác định mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại nước cộng hòa Séc (The Czech republic) trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2009. Điểm mới trong nghiên cứu của tác giả so với các nghiên cứu trước đây là ngoài các hệ số tài chính được tính từ báo cáo tài chính của các ngân hàng, tác giả còn đưa thêm biến vĩ mô như lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm và biến giả cho khủng khoảng tài chính vào trong nghiên cứu. Trong mô hình nghiên cứu tác giả sử dụng 4 biến phụ thuộc để đo lường là thanh khoản của ngân hàng như sau: L1 = (Tiền + các khoản tương đương tiền)/Tổng tài sản; L2 = (Tiền + các khoản tương đương tiền)/(Tiền gửi + tiền vay ngắn hạn); L3 = Dư nợ vay/Tổng tài sản; L4 = Dư nợ vay/(Tiền gửi + các khoản huy động ngắn hạn khác). Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng có mối tương quan dương (+) với các biến như: Biến quy mô ngân hàng (TOA); tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (CAP); lãi suất cho vay; tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (NPL). Biến tỷ lệ lạm phát (INF) có mối tương quan âm (-) đối với thanh khoản của ngân hàng và biến tỷ lệ thất nghiệp (UNE), suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), lãi suất theo chính sách tiền tệ (MIR) thì hầu như không có tác động một cách rõ rệt đến thanh khoản ngân hàng.

2.4.2. Các nghiên cứu trong nước

Trong nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Dân (2013) về các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của 15 NHTM lớn tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2014. Tác giả sử dụng khe hở tài trợ được tính bằng hệ số (Tổng dư nợ tín dụng trung bình - Tổng nguồn vốn trung bình)/Tổng tài sản để đo lường rủi ro thanh khoản, các biến độc lập tác động đến rủi ro thanh khoản đó là quy mô tổng tài sản (SIZE), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TLA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát (INF). Kết quả nghiên cứu cho thấy biến quy mô tổng tài sản (SIZE) có mối quan hệ ngược chiều (-) với rủi ro thanh khoản, trong khi đó thì tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TLA) có mối quan hệ cùng chiều (+).

Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thanh Nga (2018) về “Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng: Nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á”, dữ liệu 171 ngân hàng từ 9 quốc gia Đông Nam Á gồm: Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Myanma, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2016. Tác giả đo lường rủi ro thanh khoản bằng 3 hệ số: Khe hở tài trợ, Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản, Dư nợ tín dụng/(Tiền gửi khách hàng + nguồn tài trợ ngắn hạn). Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố sau: Quy mô ngân hàng (SIZE); Độ trễ thanh khoản; Chất lượng tài sản thanh khoản gồm các biến: LIA (Tài sản thanh khoản/tổng tài sản), LLR (tài sản thanh khoản/Tổng dư nơ tín dung), LADS(Tài sản thanh khoản/Tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn); Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA); Rủi ro tín dụng (LLP); Thu nhập lãi thuần (NIM); Tăng trưởng GDP (GDP); Cung tiền (M2); Lạm phát (INF); Khủng hoảng tài chính (D_CRIS). Các nhân tố trên đều có tác động đến rủi ro thanh khoản. Riêng đối với trường hợp Việt Nam (dữ liệu gồm 27 ngân hàng) nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê về tác động của yếu tố khủng hoảng tài chính (D_CRIS), tăng trưởng GDP (GDP).

Nghiên cứu của tác giả Trương Quang Thông (2013) với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam” đã thu thập dữ liệu từ 27 NHTM tại Việt Nam từ năm 2002 - 2011. Theo nghiên cứu này, rủi ro thanh khoản được đo lường bằng phương pháp khe hở tài trợ FGAP được tính bằng L1 = (Tổng dư nợ tín dụng trung bình - Tổng nguồn vốn trung bình)/Tổng tài sản. Kết quả phân tích cho thấy, nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản bao gồm các yếu tố bên trong ngân hàng tác động dương đến FGAP bao gồm quy mô tổng tài sản (SIZE), sự phụ thuộc các nguồn tài trợ bên ngoài (EFD), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TLA), tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn (ETA) và nhân tố có tương quan âm đến FGAP là tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng tài sản (LRA). Trong đó nhóm các nhân tố bên ngoài ngân hàng như tăng trưởng kinh tế (GDP), thay đổi lạm phát (INF) và thay đổi M2 (M2) đều có tác động ngược chiều với rủi ro thanh khoản.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong Chương 2 tác giả đã đưa ra cơ sở lý thuyết về thanh khoản và đặc điểm thanh khoản của ngân hàng, rủi ro thanh khoản và tác động cảu nó trong đó tác giả cũng xác định rủi ro thanh khoản được đo lường bởi chỉ số được tính như sau (Tổng dư nợ tín dụng - Tổng tiền gửi huy động)/ Tổng tài sản . Trong chương này tác giả cũng đã liệt kê những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản bao gồm các yếu tố đến từ NHTM và các yếu tố vĩ mô. Đồng thời tác giả đã khảo lược các nghiên cứu liên quan về vấn đề này trên thế giới đã đề cập để làm cơ sở cho nghiên cứu này tại các chương tiếp theo.

STT Tên biến Mô tả CHƯƠNG 3Nguồn

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT3.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 3.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mối quan hệ phi tuyến tính giữa quy mô ngân hàng (SIZE) và rủi ro thanh khoản ngân hàng được khẳng định trong nghiên cứu của Shen và cộng sự (2009). Tuy nhiên trong các nghiên cứu của Lucchetta (2007); Akhtar và cộng sự (2011), Bonfim và Kim (2011); Đặng Văn Dân (2013) thì lại có tương quan âm giữa quy mô ngân hàng với rủi ro thanh khoản.

Hoạt động của ngân hàng chủ yếu tập trung vào việc gia tăng lợi nhuận thông qua việc sử dụng tối đa các nguồn vốn huy động được nhưng khi làm vậy sẽ dẫn đến việc giảm dự trữ bắt buộc đe dọa đến rủi ro thanh khoản vì vậy có sự tương quan dương giữa ROE và rủi ro thanh khoản theo Bunda và Desquilbet (2008); Shen và cộng sự (2009).

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản là con số phản ảnh về khả năng độc lập và đảm bảo về mặt tài chính của ngân hàng. Tỷ lệ này càng lớn thể hiện khả năng tự chủ càng cao của ngân hàng. Đồng thời đảm bảo thanh khoản cao và ngược lại, tuy nhiên trong nghiên cứu của tác giả Trương Quang Thông (2013) thì lại đưa ra kết luận hai yếu tố này có mối tương quan cùng chiều.

Theo Bonin và cộng sự (2008) các khoản vốn mà ngân hàng huy động được chủ yếu tập trung vào hoạt động tín dụng, vì vậy các khoản vay thông thường thường có tính thanh khoản thấp do đó các khoản rút tiền lớn thì lại không được báo trước nên nếu không thu hồi kịp các khoản nợ tín dụng thì ngân hàng có khả năng rơi vào tình trạng mất thanh khoản. Kết quả thực nghiệm chứng minh tỷ lệ cho vay có tác động cùng chiều với rủi ro thanh khoản cũng được tác giả Trương Quang Thông đề cập trong nghiên cứu năm 2013.

Các nghiên cứu của các tác giả: Lucchetta (2007); Vong và Chan (2009) cho thấy mối quan hệ cùng chiều với rủi ro thanh khoản đó là tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng phản ánh chất lượng của khoản cho vay hay rủi ro tín dụng (Shen & cộng sự, 2009); nếu chi phí dự phòng tăng cao phản ánh chất lượng của các khoản cho vay bị giảm và nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng gia tăng. Đa số các nghiên cứu đều cho thấy mối tương quan dương giữa tỷ lệ dự phòng dự phòng rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng như: Delécha và cộng sự (2012), Cucinelli (2013). Nghiên cứu của Vong và chan (2009); Vodova (2011); Bonfim và Kim (2011) cho kết quả cho thấy mối tương quan âm giữa khả năng thanh khoản và lạm phát, điều này hàm ý rằng rủi ro thanh khoản cao hơn.

Qua việc nghiên cứu lý thuyết về thanh khoản và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản cùng với việc khảo lược các công trình nghiên cứu trước đây thì tác giả lựa chọn mô hình nghiên cứu của tác giả Trương Quang Thông (2013) để làm mô hình gốc để xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất áp dụng cho bài nghiên cứu này vì công trình này phù hợp với thực trạng hoạt động của nền kinh tế Việt Nam cũng như hệ thống ngân hàng thương mại.

1 SIZE Quy mô ngân hàng

Lucchetta (2007); Akhtar và cộng sự (2011), Bonfim và Kim (2011); Đặng Văn Dân (2013).

2 ROE Tỷ lệ lợi nhuận trên vốnchủ sở hữu bình quân

Bunda và Desquilbet

(2008); Shen và cộng sự (2009)

4 TLA Tỷ lệ cho vay trên tổngtài sản Trương Quang Thông (2013)

5 NPL Tỷ lệ nợ xấu Lucchetta (2007); Vong và

Chan (2009)

6 LLR Tỷ lệ dự phòng rủi ro

Shen và cộng sự (2009)

Biến độc lập: Các yếu tố liên quan đến kinh tế vĩ mô

7 INF Lạm phát

Delécha và cộng sự (2012), Cucinelli (2013). Nghiên cứu của Vong và chan (2009); Vodova (2011); Bonfim và Kim (2011)

Biến phụ thuộc: Rủi ro thanh khoản

8 FGAP Khe hở tài trợ Trương Quang Thông (2013)

Qua xem xét các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm kết hợp với dữ liệu thu thập được, đối với luận văn này tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam từ việc kế thừa mô hình có chọn lọc từ những nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài, đặc biệt là nghiên cứu của Ferrouhi và Lahadiri (2014) vì nghiên cứu sử dụng các các biến độc lập nội tại của ngân hàng và các biến kinh tế vĩ mô phù hợp với hoàn cảnh hoạt động của hệ thống NHTM và tình hình kinh tế xã hội tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu này sử dụng biến phụ thuộc đại diện cho rủi ro thanh khoản là khe hở tài trợ (FGAP). Với mục tiêu nghiên cứu đã xác định, mô hình nghiên cứu đề nghị như sau:

FGAP = α + βιSIZEit + β2ROEit + β3CAPit + β4TLAit + β5NPLit + β6LLRit + β7GDPt + β7INFt + εit

Trong đó:

FGAP : Khe hở tài trợ

SIZEit : Quy mô ngân hàng thứ i tại thời điểm t

ROEit : Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thứ i tại thời điểm t CAPit : Tỷ lệ vốn chủ sở hữu thứ i tại thời điểm t

TLAit : Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản thứ itại thời điểm t NPLit : Tỷ lệ nợ xấu thứ i tại thời điểm t

LLRit : Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng thứ i tại thời điểm t INFit : Tỷ lệ lạm phát trong năm thứ t

β1 : Hệ số chặn

βi : Hệ số hồi quy

i : Đại diện cho các NHTM

t : Đại diện cho thời gian từ năm 2009-2018

3.1.2. Phương pháp đo lường các biến

3.1.2.1. Đối với biến phụ thuộc

Khe hở tài trợ (FGAP) đối với nghiên cứu này thì FGAP được tính bằng công thức sau:

FGAP = (T ng d n tín d ng — T ng huy đ ng v n )ổ ư ợ ụ ổ ộ ố T ng tài s nổ ả

3.1.2.2. Đối với các biến độc lập

• Quy mô ngân hàng:

SIZE = Log (Tổng tài sản)

ROE = (Tổng dư nợ tín dụng - Tổng huy động vốn )Tổng tài sản

• Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

ɛʌp _ Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản • Tỷ lệ cho vay

TLA = Tổng dư nợ cho vayTổng tài sản

• Tỷ lệ nợ xấu NPL = Tổng nợ xấuTổng dư nợ • Tỷ lệ dự phòng rủi ro τ τ ŋ _ Giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng LLR---'■- - - -■ . .---'■— Tổng dư nợ

• Tỷ lệ lạm phát (INF) lấy từ số liệu nền kinh tế theo các năm cụ thể

3.2. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU3.2.1. Các yếu tố nội tại của NHTM 3.2.1. Các yếu tố nội tại của NHTM

3.2.1.1. Quy mô ngân hàng (SIZE)

Quy mô ngân hàng có liên quan chặt chẽ với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Nếu các ngân hàng hoạt động kinh doanh tốt, đạt lợi nhuận cao thì việc mở rộng quy mô sẽ tạo ra được nhiều cơ hội để thu hút khách hàng từ đó nâng cao thanh khoản của ngân hang từ việc huy động được nhiều hơn tiền gửi. Tuy nhiên,

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢNCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598334-1487-235923.htm (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w