THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢNCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598334-1487-235923.htm (Trang 58)

4.4.1. Ket quả chung về mô hình nghiên cứu cuối cùng

Dựa trên tổng hợp kết quả hồi quy của ba mô hình tác động đó là POOLED OLS, FEM và REM cho dữ liệu bảng có thời gian nghiên cứu từ năm 2009 - 2018 của 20 ngân hàng TMCP thì cả ba mô hình này không phù hợp do bị các khuyết tật phương sai thay đổi và tự tương quan. Vì thế, để khắc phục hiện tượng này thì tác giả đã tiến hành dùng phương pháp FGLS cho mô hình phù hợp nhất là mô hình REM, đồng thời sử dụng kết quả của mô hình FGLS này để thảo luận kết quả nghiên cứu về vấn đề rủi ro thanh khoản:

- Hệ số xác định R-square của mô hình là 0,5655 có nghĩa là 56,55% sự thay đổi của rủi ro thanh khoản (khe hở thanh khoản) được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình.

- Các biến SIZE; CAP; TLA; INF có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, còn lại các biến ROE; NPL và LLR không có ý nghĩa thống kê.

- Dựa trên kết quả bảng 4.9 thì ta thấy dấu tương quan của các yếu tố biến độc lập khá thống nhất với dấu kì vọng của giả thuyết ban đầu chỉ có của biến SIZE là ngược so với kì vọng.

4.4.2. Kết luận các giả thuyết nghiên cứuQuy mô ngân hàng (SIZE) Quy mô ngân hàng (SIZE)

Quy mô ngân hàng tác động cùng chiều (+) đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả này phù hợp với giả thuyết H1 đặt ra của mô hình nghiên cứu. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Akhtar và cộng sự (2011), Doriana Cucinelli (2013). Cụm từ “Too big to fail” mà nhiều nhà kinh tế từng đề cập cho rằng chính phủ sẽ can thiệp vào các tình huống mà hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp có ảnh hưởng quá lớn đến chức năng của nền kinh tế, đến mức sự sụp đổ của nó sẽ là thảm họa đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung. Các ngân hàng có quy mô càng lớn, đặc biệt nhận đảm bảo, hỗ trợ từ chính phủ trong các tình huống xấu, từ nhận định này, các ngân hàng sẽ tận dụng quy mô lớn của mình để giảm phần dự trữ các tài sản thanh khoản để đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao nhưng đem lại lợi nhuận cao tương ứng cho ngân hàng, điều này có thể gây gia tăng rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Nếu quy mô ngân hàng tăng lên 1 đơn vị thì khe hở tài trợ tăng 0.0301 đơn vị.

Kết luận: Kết quả hồi quy cho thấy quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Vì vậy bác bỏ giả thuyết H1.

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong nghiên cứu này không có ý nghĩa thống kê ở các mức ý nghĩa chấp nhận, kết quả này không ủng hộ giả thuyết H2 và các nghiên cứu.

Kết luận: Không đủ bằng chứng kết luận tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có tác động đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Bác bỏ giả thuyết H2.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP)

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động cùng chiều (+) đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng với mức ý nghĩa 1%, phù hợp với giả thuyết H3 của mô hình và phù hợp với nghiên cứu của các tác giả: Aspachs và cộng sự (2005); Munteanu (2012); Vodová (2011); Cucinelli (2013); Trương Quang Thông (2013); Đàng Quang Vắng (2017). Kết quả này cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng 1 đơn vị sẽ làm rủi ro thanh khoản của ngân hàng tăng 0,9264 đơn vị. Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tương quan thuận với rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Điều này được giải thích là khi các NHTM gia tăng vốn chủ sở hữu để nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng nhưng tốc độ tăng trưởng của tín dụng và các nguồn thu dịch vụ khác không theo kịp tốc độ gia tăng của vốn chủ sở hữu thì điều này sẽ làm giảm tỷ suất sinh lời trên vốn chủ của các ngân hàng. Do đó việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu sẽ tạo sức ép ngược lên chính các nhà quản lý của ngân hàng phải tìm cách để gia tăng lợi nhuận thông qua việc mở rộng tín dụng, đầu tư tài chính... Chính điều này cũng góp phần làm gia tăng rủi ro cho ngân hàng

Kết luận: Kết quả hồi quy cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Chấp nhận giả thuyết H3.

- Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TLA)

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có tác động cùng chiều (+) đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng với mức ý nghĩa 1%, phù hợp với giả thuyết H4 của mô hình và nghiên cứu của tác giả Trương Quang Thông (2013). Kết quả này cho thấy Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tăng 1 đơn vị sẽ làm rủi ro thanh khoản của ngân hàng tăng 0,812 đơn vị. Điều này được giải thích như là khi nền kinh tế có nhu cầu vay cao thì các ngân hàng sẽ giảm nắm giữ các tài sản thanh khoản cao để tập trung việc cho vay gia tăng lợi nhuận, điều này làm gia tăng rủi ro cho ngân hàng khi những khoản rút tiền lớn và không được dự báo trước có thể dẫn đến việc mất thanh khoản của ngân hàng

Kết luận: Kết quả hồi quy cho thấy tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Chấp nhận giả thuyết H4.

- Tỷ lệ nợ xấu (NPL)

Tỷ lệ nợ xấu không có ý nghĩa thống kê đối với mô hình trong giai đoạn nghiên cứu ở các mức ý nghĩa chấp nhận, kết quả không ủng hộ giả thuyết H5 của mô hình. Điều này được lý giải là do các ngân hàng tại Việt Nam có tình trạng che giấu các khoản nợ xấu, hay các ngân hàng cố tình làm đẹp để giảm tỷ lệ này xuống vì thế số liệu này có thể chưa phản ánh chính xác hoặc chưa phản ánh toàn diện thực tế tình hình hoạt động của các ngân hàng.

Kết luận: Không đủ bằng chứng kết luận tỷ lệ nợ xấu có tác động đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Bác bỏ giả thuyết H5.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng không có ý nghĩa thống kê đối với mô hình trong giai đoạn nghiên cứu ở các mức ý nghĩa chấp nhận, kết quả không ủng hộ giả thuyết H6 của mô hình. Điều này được lý giải là do các ngân hàng tại Việt Nam có tình trạng che giấu các khoản nợ xấu, phân loại nợ không đúng nhóm nợ. Theo đó, có những khoản nợ xấu đáng lẽ đã đủ điều kiện phân loại vào nhóm 5 nhưng vẫn được phân loại vào nhóm 3, vì vậy các khoản trích lập dự phòng tín dụng sẽ không phản ánh chính xác hoặc chưa phản ánh toàn diện thực tế tình hình hoạt động của các ngân hàng.

Kết luận: Kết quả hồi quy cho thấy không đủ bằng chứng cho thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tác động đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Bác bỏ giả thuyết H6.

Lạm phát (INF)

Lạm phát có tác động cùng chiều (+) đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng với mức ý nghĩa 1%, phù hợp với giả thuyết H7 của mô hình. Kết quả này cho thấy khi lạm phát tăng 1đơn vị sẽ làm rủi ro thanh khoản của ngân hàng tăng 0,3841 đơn

vị. Lạm phát cao sẽ làm cho môi trường kinh tế vĩ mô xấu đi, do đó làm giảm thanh khoản của các ngân hàng (Vodová,2011). Trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng tốt, lạm phát tăng, nhu cầu tín dụng tăng cao, việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, các ngân hàng phải tăng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút vốn huy động, việc cạnh tranh thu hút vốn giữa các ngân hàng trở nên khốc liệt hơn, đồng thời tâm lý lo ngại đồng tiền mất giá, khiến người dân dùng tiền nhàn rỗi đầu từ vào tài sản khác mà không để tiền vào mục đích gửi tiết kiệm. Từ đó, cung thanh khoản của các ngân hàng bị suy giảm, sẽ gia tăng rủi ro thanh khoản. Khi xem xét lãi suất cho vay, lạm phát tăng dẫn đến sự gia tăng lãi suất của các ngân hàng, làm giảm khả năng trả nợ của người vay, dẫn đến rủi ro nợ xấu tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Bên cạnh đó, nền kinh tế tăng trưởng tốt, các ngân hàng sẽ đặt mục tiêu sinh lợi cao, các ngân hàng sẽ gia tăng việc cấp tín dụng thay vì dự trữ tài sản thanh khoản và sẽ gia tăng rủi ro thanh khoản.

Kết luận: Kết quả hồi quy cho thấy Lạm phát có tác động cùng chiều đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Chấp nhận giả thuyết H7.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương này tác giả đã tiến hành thực hiện các tính toán nghiên cứu liên quan tới mô hình nghiên cứu cụ thể là so sánh sự phù hợp giữa ba mô hình tác động POOLED OLS; FEM; REM và tiến hành khắc phục các khuyết tật mô hình của mô hình phù hợp nhất

Cuối cùng, kết quả nghiên cứu đã giải đáp các câu hỏi nghiên cứu một cách cụ thể về vấn đề rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009- 2018. Rủi ro thanh khoản của các ngân hàng bị tác động bởi các nhân tố: Quy mô ngân hàng, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu, Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, Lạm phát.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.1. KẾT LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU

Kết quả nghiên cứu từ 20 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn năm 2009- 2018, cho thấy rủi ro thanh khoản của ngân hàng bị tác động bởi các yếu tố: Quy mô ngân hàng (+), Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (+), Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (+), Lạm phát (+).

Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro thanh khoản, nghĩa là không phải cứ tăng quy mô ngân hàng là sẽ giảm được rủi ro thanh khoản, các ngân hàng có lợi thế quy mô tài sản lớn cần chú trọng, quan tâm đầu tư vào tài sản có thanh khoản cao, tránh các trường hợp chỉ tập trung vào việc tập trung đầu tư kinh doanh gia tăng lợi nhuận. Mặt khác trong quá trình gia tăng tài sản của ngân hàng có thể ngân hàng phải sử dụng đến các khoản nợ vay, vì thế ngân hàng cũng có thể đối diện với rủi ro thanh toán đến hạn nên tình hình kinh doanh không hiệu quả. Trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản, nếu nắm giữ các tài sản thanh khoản cao hay tình hình thanh khoản tốt các ngân hàng sẽ tránh được bất ổn trong tài chính. Do đó, các ngân hàng cần xây dựng và tuân thủ chính sách đảm bảo các chỉ số an toàn trong hoạt động; giảm thiểu và kiểm soát chặt chẽ các tài sản có rủi ro cao; tự chủ trong việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao, phân bổ tài sản một cách phù hợp.

Tiếp đó, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro thanh khoản của ngân hàng, khi các NHTM gia tăng vốn chủ sở hữu để nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng cải thiện thanh khoản đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi phát sinh các nhu cầu rút vốn đột ngột nhưng tốc độ tăng trưởng của tín dụng và các nguồn thu dịch vụ khác không theo kịp tốc độ gia tăng của vốn chủ sở hữu thì điều này sẽ làm giảm tỷ suất sinh lời trên vốn chủ của các ngân hàng. Do đó việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu sẽ tạo sức ép ngược lên chính các ban lãnh đạo của ngân hàng phải tìm cách để gia tăng lợi nhuận thông qua việc mở rộng tín dụng, đầu tư tài chính... Chính điều này cũng góp phần làm gia tăng rủi ro cho ngân hàng

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro thanh khoản, khi các ngân hàng tiến hành hoạt động cho vay một cách không kiểm soát hay công tác thẩm định lỏng lẻo không theo quy trình chủ yếu chạy theo mục tiêu tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Vì thế có thể ngân hàng sẽ bị dẫn đến tình hình nợ quá hạn, nợ xấu có thể tăng cao nếu rủi ro xảy ra làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng, giảm lợi nhuận. Khi đó sẽ buộc ngân hàng phải giảm tiền mặt dự trữ và giảm các tài sản thanh khoản hoặc đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ để bù đắp thanh khoản. Do đó mà khi nguồn vốn chủ sở hữu tăng cao, đẩy tăng trưởng tín dụng tăng cao, đồng thời làm thanh khoản của ngân hàng giảm xuống.

Đối với tăng trưởng lạm phát, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý vĩ mô cần có các chính sách phù hơp để giúp thực hiện mức lạm phát mong muốn. Từ đó, các ngân hàng lập ra phương án cho việc thiết lập lại quy mô, cơ cấu nguồn vốn.v.v... phù hợp với hoạt động cho vay theo nhu cầu của thị trường mà không gây ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng. Nếu xét ở yếu tố lạm phát , khi có lạm phát xảy ra thì trong nền kinh tế giá cả leo thang hay bản thân ngân hàng cũng sẽ có khả năng tăng lãi suất cho vay vì thế các khách hàng hạn chế vay để bổ sung vốn mà sử dụng một kênh khác vì thế tăng trưởng tín dụng có thể giảm xuống và thanh khoản của ngân hàng có thể được duy trì hay ít phải đối mặt với rủi ro.

5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HẠNCHẾ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

5.2.1. Đối với NHTM

Giải pháp mở rộng quy mô ngân hàng: Các NHTM cần có lộ trình phù hợp để mở rộng quy mô ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động tương ứng, đảm bảo việc mở rộng quy mô trong tầm kiểm soát, từ đó nâng cao khả năng thanh khoản. Khi mở rộng quy mô của mình các ngân hàng cần lưu ý đến việc tập trung gia tăng các loại tài sản có tính thanh khoản cao để phòng ngừa cho các rủi ro. Mặt khác mở rộng quy mô ngân hàng cũng xét đến khía cạnh độ phủ sóng hoạt động của ngân hàng, bản thân ngân hàng cũng cần phải có chiến lược mở rộng thị trường của mình

một cách bền vững, an toàn, tập trung mở rộng nâng cao cạnh tranh của mình tại những địa bàn hay địa điểm thật sự tiềm năng và an toàn. Đưa sự hoạt động bền vững của ngân hàng làm yếu tố tiên quyết để mở rộng quy mô.

Giải pháp tăng trưởng cho vay: Các NHTM cần nâng cao công tác quản trị, kiểm soát nội bộ, thẩm định, nguồn nhân lực, nhằm đảm bảo việc tăng trưởng cho vay hiệu quả, giảm nợ xấu cho ngân hàng, giảm rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng và cũng là hoạt động có thể gây ra rủi ro thanh khoản lớn cho ngân hàng. Vì vậy với tất cả các khoản cho vay thì các ngân hàng cần phải tuân theo một quy trình chặt chẽ để hạn chế rủi ro thanh khoản bị kéo theo từ các khoản nợ khó thu hồi. Mặt khác tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng, hạn chế việc áp đặt chỉ tiêu cho vay đến nhân viên tín dụng để tránh việc cho vay mất kiểm soát và gây ra rất nhiều rủi ro cho ngân hàng đó là rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.

Giải pháp tăng trưởng vốn: các NHTM cần xây dựng chiến lược tăng vốn phù hợp quy mô của ngân hàng, phù hợp với từng giai đoạn khác nhau của nền kinh tế, bên cạnh đó, tăng vốn đi kèm với việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả, phát triển bền

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢNCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598334-1487-235923.htm (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w