Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu 0269 (Trang 37 - 77)

PGD Hòa Hưng tiền thân là một chi nhánh, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 04/06/1998. Sau này, do tình hình cạnh tranh và thị trường tài chính phức tạp, nên Ngân hàng Nhà Nước đã ban hành một số quy định về việc mở và thành lập cũng như chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của Ngân hàng Thương Mại dựa trên số vốn điều lệ được cho phép. Trước tình hình đó, Ngân hàng TMCP Á Châu đã có số chi nhánh vượt quá mức cho phép, nên một số chi nhánh nhỏ sẽ được chuyển thành PGD dựa trên đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu, trong đó có chi nhánh Hòa Hưng với quyết định chuyển đổi ngày 17/11/2005.

PGD Hòa Hưng hiện có hai cơ sở, cơ sở 1 với tên gọi là PGD Hòa Hưng 1, được đặt tại 497 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10; cơ sở 2 tại 549 - 551 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 15, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh, được gọi là PGD Hòa Hưng 2. Được kế thừa truyền thống, thành quả và kinh nghiệm của một chi nhánh, PGD Hòa Hưng luôn nỗ lực nối tiếp những thành công đó.

Với chiến lược ACB - Hội Sở, ACB - Hòa Hưng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đồng thời thực hiện hoạt động cho vay, chuyển tiền nhanh, chuyển tiền quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán thẻ.

2.2.2 Cơ cấu tổ chức.

Trong đó:

PGĐ: Phó Giám Đốc PGD Hòa Hưng, bao gồm Phó Giám Đốc khối Kinh doanh và Phó Giám Đốc khối Vận hành.

PFC: Bộ phận Tư Vấn Tài Chính Cá Nhân. CA: Bộ phận Thẩm Định Tín Dụng.

KSV: Bộ phận Kiểm Soát, bao gồm Kiểm Soát Viên phòng Giao dịch và Kiểm Soát Viên phòng Tín dụng.

Teller: Bộ phận Giao dịch viên. QLTD: Bộ phận Quản Lý Tín Dụng.

2.3 Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu - Phòng Giao Dịch Hòa Hưng trong những năm gần đây.

Với vị trí nằm g n khu chợ Hòa Hưng, ACB - Hòa Hưng có nhiều thuận lợi hơn trong việc huy động vốn cũng như cung cấp vốn cho nhiều khách hàng cá nhân và các tổ chức kinh tế, góp phần làm tăng lợi nhuận và nâng cao uy tín cho hệ thống Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu.

2.3.1 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu - Phòng Giao Dịch Hòa Hưng trong những năm gần đây.

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh 2007 - 2009

Đơn vị tính: Triệu đồng 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu/Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị +/(-) Tỷ lệ % Giá trị +/(-) Tỷ lệ % Doanh thu 37,394 43,137 36,904 5,744 15.36% -6,233 -14.45% Chi phí 24,664 29,613 24,203 4,950 20.07% -5,410 -18.27%

Lợi nhuận trước

thuế 12,730 13,524 12,701 794 6.24% -823 -6.09%

Nhìn một cách tổng thể, ta thấy lợi nhuận trước thuế của ACB - Hòa Hưng không thay đổi nhiều qua các năm. Trong đó, doanh thu và chi phí cùng tăng lên vào năm 2008 và cùng giảm xuống trong năm 2009 tương ứng với sự tăng, giảm của lợi nhuận trước thuế.

Cụ thể, năm 2008, lợi nhuận trước thuế tăng 794 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng với tốc độ tăng 6.24%. Trong năm này, tỷ lệ tăng của doanh thu PGD là 15.36%, thấp hơn so với tỷ lệ tăng của chi phí (20.07%), nhưng giá trị tăng của doanh thu vẫn cao hơn giá trị tăng của chi phí. Nguồn thu từ hoạt động cho vay giảm 4.3% so với năm 2008. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận trước thuế của PGD Hòa Hưng vẫn tăng là nhờ vào sự tăng lên của nguồn lợi nhuận kinh doanh vàng và ngoại hối. Mặt khác, chi phí lãi tiền gởi chiếm tỷ trọng cao nhất so với các chi phí khác trong tổng nguồn chi phí của PGD Hòa Hưng. Cùng với tốc độ tăng trưởng cao, năm 2008 những khó khăn trong nền kinh tế cũng bắt đầu lộ diện: lạm phát tăng cao, thâm hụt thương mại lớn, biến động tỷ giá lớn… Nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ mô, các chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước đã đẩy các Ngân hàng Thương Mại vào tình thế khó khăn. Các chính sách hạn chế cung tiền là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng khan hiếm tiền mặt đã đẩy các Ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất huy động nhằm tăng tính thanh khoản, điều này đã góp phần làm tăng chi phí của PGD.

Đến năm 2009, lợi nhuận trước thuế giảm xuống 823 triệu đồng, với tốc độ giảm là 6.09%. Trong đó, mặc dù tốc độ giảm của doanh thu là 14.45%, chậm hơn so với tốc độ giảm của chi phí (18.27%), nhưng giá trị tuyệt đối của doanh thu giảm nhiều hơn so với giá trị tuyệt đối của chi phí. Trong năm này, PGD Hòa Hưng đã nỗ lực không ngừng nhằm tăng doanh thu, kiểm soát chi phí. Nguồn thu từ hoạt động dịch

vụ của Ngân hàng tăng đều mỗi năm. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đã có phần khởi sắc do chính sách khuyến khích tăng trưởng tín dụng từ đầu năm thông qua gói hỗ trợ lãi suất cho vay 4% của Chính Phủ, đồng thời thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng để kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Tuy nhiên, sự biến động của thị trường vàng bạc cuối năm đã phần nào ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế của ACB - Hòa Hưng. Do đó, lợi nhuận trước thuế năm 2009 tuy có giảm đi so với năm 2008 nhưng không nhiều. 2.3.2 Hoạt động sử dụng vốn. Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn 2007 - 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu/Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị +/(-) Tỷ lệ % Giá trị +/(-) Tỷ lệ % Tổng doanh số cho vay 224,510 235,441 432,195 10,931 4.87% 196,754 83.57%

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 - 2009, ACB - Hòa Hưng

Hoạt động sử dụng vốn ở ACB - Hòa Hưng hiện nay chủ yếu tập trung vào hoạt động cho vay. Song song với nghiệp vụ huy động vốn thì nghiệp vụ cho vay đóng vai trò quyết định trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, PGD còn dành một phần vốn nhỏ để kinh doanh vàng bạc và ngoại tệ. Tuy nguồn vốn để kinh doanh không nhiều, nhưng nguồn thu từ hoạt động này đã thay đổi khá mạnh theo sự biến động của thị trường vàng bạc, ngoại tệ trong hai năm

2008 và 2009, và ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận trước thuế của ACB - Hòa Hưng.

Phòng Giao Dịch Hòa Hưng luôn nỗ lực trong việc kiềm chế tăng trưởng tín dụng nóng, đầu tư tín dụng được chủ động và tăng trưởng một cách hợp lý đi đôi với việc cải thiện, nâng cao chất lượng, thực hiện rà soát, sàng lọc, lựa chọn khách hàng làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo điều kiện tín dụng. Cho vay tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động cho vay của Phòng Giao Dịch. Khách hàng của ACB - Hòa Hưng chủ yếu là các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận và các vùng lân cận. Tính đến cuối năm 2007, tổng doanh số cho vay của Phòng Giao Dịch đạt 224,510 triệu đồng, chiếm 53.38% trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Năm 2008 tổng doanh số cho vay cao hơn năm 2007 là 10,931 triệu đồng, với tốc độ tăng 4.87%, và chiếm 36.19% trong tổng nguồn huy động. Tổng doanh số cho vay năm 2009 chiếm tỷ trọng 50.42% trong tổng nguồn vốn huy động, cao hơn năm 2008 là 196,754 triệu đồng.

Năm 2008, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động bất lợi đến nền kinh tế nước ta và trong chừng mực nhất định đến ngành ngân hàng. Trong nước, lạm phát tăng mạnh; lãi suất tiền gửi, tiền vay dâng cao, lãi suất cơ bản điều chỉnh nhiều lần, thanh khoản các ngân hàng có lúc thiếu hụt, tăng trưởng tín dụng bị kiểm soát chặt chẽ. Do đó, doanh nghiệp tập trung khai thác tối đa vốn tự có để sản xuất kinh doanh, hạn chế vay vốn ngân hàng do lãi suất tiền vay quá cao. Vì vậy, tuy tỷ trọng doanh số cho vay trong tổng vốn huy động của Phòng Giao Dịch năm 2008 có giảm đi nhưng trong điều kiện kinh tế khó khăn, để đạt được doanh số cho vay năm 2008 cao hơn năm 2007 thì đây là một điều đáng khích lệ đối với ACB - Hòa Hưng.

So với năm 2008, chính sách tiền tệ và hoạt động của các Ngân hàng Thương Mại trong năm 2009 đã có sự ổn định tương đối. Nhưng thị trường vẫn còn nhiều biến động và ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp. Vì vậy, tỷ trọng doanh số cho vay trong tổng nguồn huy động năm 2009 của Phòng Giao Dịch tuy thấp hơn so với năm 2007 do doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, nhưng tổng doanh số cho vay đã tăng cao trở lại, với tốc độ tăng mạnh 83.57%. Với quyết định dỡ bỏ trần lãi suất cho vay của Ngân hàng Nhà Nước, trong tương lai ACB - Hòa Hưng nói riêng cũng như Ngân hàng TMCP Á Châu nói chung sẽ có nhiều mức lãi suất cạnh tranh hơn nữa để thu hút khách hàng và mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.

2.4 Thuận lợi và khó khăn của Phòng Giao Dịch Hòa Hưng.

* Khó khăn:

- Do PGD được xây dựng hơn mười năm rồi nên cơ sở vật chất đã xuống cấp, không gian nhỏ hẹp, một số trang thiết bị đã khá cũ và thỉnh thoảng bị hư, gây ra nhiều bất tiện cho khách hàng, làm kéo dài thời gian giao dịch và ảnh hưởng đến hoạt động của ACB - Hòa Hưng.

- Đội ngũ nhân viên của PGD khá ít, hay có sự thay đổi nhân sự, một số nhân viên có kỹ năng chuyên môn chưa cao. Do đó, khi số lượng khách hàng đến đông thì hay xảy ra sơ sót trong quá trình tác nghiệp.

* Thuận lợi:

- ACB - Hòa Hưng có một địa điểm giao dịch khá thuận lợi là nằm ngay gần chợ Hòa Hưng. Điều này tạo được sự thuận tiện cho khách hàng khi cần đến giao dịch và giúp PGD thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

- Vì PGD được thành lập khá lâu và có đội ngũ nhân viên giao dịch với khách hàng niềm nở và thân thiện nên lôi kéo được những khách hàng quen, đã từng có quan hệ tín dụng với ACB - Hòa Hưng, tạo được sự thuận lợi cho Ngân hàng khi thẩm định khách hàng trong hoạt động cho vay, đồng thời giúp Ngân hàng tăng thêm uy tín và mở rộng mối quan hệ với nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, mối quan hệ hòa đồng giữa các nhân viên PGD cũng tạo nên tính đoàn kết trong quá trình làm việc. - Các chương trình khuyến mãi, dự thưởng và biểu lãi suất luôn được cập nhật đến khách hàng rất nhanh chóng, và được khách hàng đến hưởng ứng các chương trình này một cách tích cực.

CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU - PHÒNG GIAO DỊCH HÒA HƯNG

3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn tại Phòng Giao Dịch Hòa Hưng. Dịch Hòa Hưng.

 So sánh sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình huy động vốn của ACB - Hòa Hưng, Techcombank - Hòa Hưng và Sacombank - Cách Mạng Tháng Tám. 1. Địa thế:

Các Ngân hàng có địa điểm giao dịch thuận lợi là nằm gần khu chợ Hòa Hưng, nơi có đông dân cư. Tuy nhiên, ACB - Hòa Hưng có lợi thế hơn khi nằm gần trung tâm của chợ. Điều này đã tạo được sự thoải mái, thuận tiện hơn cho khách hàng khi cần đến giao dịch với PGD, đồng thời giúp thu hút thêm nhiều khách hàng biết đến Ngân hàng. Họ sẽ đến giao dịch, gởi tiền, vay vốn để kinh doanh, từ đó làm tăng lượng vốn huy động và mang lại nhiều lợi nhuận cho PGD cũng như cả hệ thống Ngân hàng.

2. Lãi suất:

Việc xây dựng chính sách lãi suất trong điều kiện cạnh tranh được xem như yếu tố cơ bản trong việc duy trì và mở rộng tiền gởi.

Mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh riêng, trong đó chính sách lãi suất là một bộ phận quan trọng. Lãi suất là một bộ phận cấu thành trong phần lớn thu nhập và chi phí. Vì vậy mọi biến động về lãi suất có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

* Giống nhau: Có các mức lãi suất linh hoạt theo lãi suất thị trường tại từng thời điểm đồng thời chịu sự chi phối của chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà Nước về lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãõi suất chiết khấu…

* Khác nhau: Tùy vào khả năng và chính sách kinh doanh của mỗi Ngân hàng mà họ sẽ đưa ra các mức lãi suất cạnh tranh khác nhau.

Cụ thể trong năm 2008, sau khi có quyết định chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Nhà Nước nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát (Quyết định 305/QĐ-NHNN Ngày 30/1/2008 quy định lãi suất cơ bản là 8.75%/năm), các NHTM đã lần lượt chạy đua cạnh tranh tăng lãi suất trên thị trường. Trong đó, biểu lãi suất tiền gởi tiết kiệm của Techcombank - Hòa Hưng hấp dẫn khách hàng hơn so với các Ngân hàng khác.

Bảng 3.1: So sánh lãi suất tiết kiệm của các Ngân hàng

Đơn vị tính: %/tháng

Bảng lãi suất các Ngân hàng

Ngân hàng

Kỳ hạn ACB - Hòa Hưng

Techcombank - Hòa Hưng Sacombank - CMTT Không kỳ hạn 0.250 0.25 0.25 Kỳ hạn 01 tháng 1.150 1.18 0.74 Kỳ hạn 02 tháng 1.145 1.18 0.76 Kỳ hạn 03 tháng 1.140 1.18 0.810 Kỳ hạn 04 tháng 1.18 0.811 Kỳ hạn 05 tháng 0.812

Kỳ hạn 06 tháng 0.860 1.18 0.815 Kỳ hạn 07 tháng 1.18 0.816 Kỳ hạn 08 tháng 1.18 0.817 Kỳ hạn 09 tháng 0.865 0.820 Kỳ hạn 10 tháng 0.821 Kỳ hạn 11 tháng 0.822 Kỳ hạn 12 tháng 0.875 1.18 0.830 Kỳ hạn 13 tháng 0.880 0.840 Kỳ hạn 15 tháng 0.841 Kỳ hạn 18 tháng 0.88 0.842 Kỳ hạn 24 tháng 0.885 0.88 0.845 Kỳ hạn 36 tháng 0.890 0.850

Nguồn: Biểu lãi suất ngày 26/02/2008, ACB, Techcombank và Sacombank

3. Sản phẩm tiền gởi Ngân hàng:

* Giống nhau: Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng. Việc đa dạng hóa các hình thức huy động và thời hạn huy động giúp Ngân hàng tránh được các rủi ro thị trường như rủi ro về thanh khoản, rủi ro tiền tệ.

* Khác nhau: Sacombank - CMTT c ng nh Techcombank - Hòa Hưng có nhiều sản phẩm tiết kiệm dành cho khách hàng Cá Nhân hơn ACB - Hòa Hưng. Tuy nhiên, các sản phẩm của ACB - Hòa Hưng được phân bố đều và đặc trưng cho mỗi khách hàng Cá Nhân và Doanh Nghiệp.

Sản phẩm tiền gởi các Ngân hàng

ACB - Hòa Hưng Techcombank - Hòa Hưng Sacombank - CMTT

* Khách hàng Doanh Nghiệp:

- Đầu tư linh hoạt. - Tiền gởi thanh toán. - Tiền gởi thanh toán lãi suất có thưởng.

- Tiền gởi Upstair. - Tiền gởi có kỳ hạn. - Tiền gởi kỳ hạn lãi suất linh hoạt.

- Tiền ký quỹ.

* Khách hàng Cá Nhân:

- Tiền gởi thanh toán bằng VNĐ và ngoại tệ. - Tiền gởi có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.

- Tiền gởi ký quỹ bảo đảm thanh toán thẻ. - Tiền gởi thanh toán linh hoạt - lãi suất thả nổi. - Tiền gởi tiết kiệm

Một phần của tài liệu 0269 (Trang 37 - 77)