- Phòng Giao Dịch Hòa Hưng trong những năm gần đây
4.3 Những kiến nghị khác
Ngân hàng Nhà Nước là nơi hoạch định các chính sách tiền tệ quốc gia với mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Do đó, các biện pháp khả dĩ có thể thực hiện được nhằm khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng, đó là Ngân hàng Nhà Nước cần xây dựng và điều hành một chính sách tiền tệ ổn định và hợp lý hơn. Chính sách này phải theo sát với tín hiệu của thị trường. Các can thiệp của Ngân hàng Nhà Nước phải thông qua thị trường bằng hệ thống các công cụ tiền tệ gián tiếp (dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, thị trường mở...). Bởi sự quản lý chặt chẽ đôi khi vượt quá sự cần thiết vào hoạt động của ngân hàng sẽ tạo khó khăn cho các ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà Nước cần tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra đối với các NHTM để nâng cao hiệu quả cho vay và sử dụng vốn huy động. Chẳng hạn, hàng năm sáu tháng một lần thanh tra Ngân hàng Nhà Nước nên có những đánh giá công khai hoạt động của các ngân hàng để có định hướng cho người gửi tiền. Công khai hoạt động của ngân hàng là một chính sách tiếp thị hữu hiệu nhất. Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các nghiệp vụ để các NHTM có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh hiện tại, tạo nên một hệ thống NHTM vững mạnh, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước.
Xây dựng môi trường pháp lý vững chắc nhằm tạo được lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng và nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân, Ngân hàng Nhà Nước cần mở rộng bảo hiểm tiền gửi để củng cố lòng tin của người dân trong quá trình mở tài khoản tiền gửi tại NHTM. Đồng thời, cần bổ sung và hoàn thiện các chính sách, cơ chế thúc đẩy phát triển nghiệp vụ mở và sử dụng tài khoản tiền gửi. Phát triển và hoàn thiện môi trường pháp lý, hòa nhập với thông lệ quốc tế và làm cơ sở thúc đẩy hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, hoàn thiện kỹ thuật công nghệ và cơ chế quản lý các trung tâm thị trường bù trừ Ngân hàng Nhà Nước.
Hoạt động huy động vốn đòi hỏi các Ngân hàng Thương Mại nói riêng và hệ thống ngân hàng ở nước ta nói chung phải không ngừng đổi mới về phương thức hoạt động, đưa ra các giải pháp và biện pháp thích hợp với từng vùng kinh tế, từng khu vực trên đất nước để làm sao huy động được tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước, nhằm phát huy tối đa nội lực của nền kinh tế, góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó, Nhà Nước cũng phải có chính sách, biện pháp hỗ trợ cho sự hoạt động phát triển của hệ thống ngân hàng, để cho hoạt động của ngành ngân hàng ngày càng tác động tích cực vào công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế đất nước. Bởi vốn là khâu có tính chất quyết định sự tăng trưởng và phát triển để tiến kịp với các nước trong khu vực và thế giới.
Đó cũng là một nhiệm vụ khá khó khăn, với những thách thức mới trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Vì vậy, toàn thể cán bộ nhân viên ngành ngân hàng và ACB - Hòa Hưng phải nỗ lực phấn đấu, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ về mọi mặt, ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là nghiệp vụ huy động vốn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu, giúp ngân hàng ngày càng nâng cao vị thế cạnh tranh trên thương trường.
1. Báo cáo thường niên năm 2007, 2008, 2009 của Ngân hàng TMCP Á Châu. 2. Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP Á Châu - Phòng Giao Dịch Hòa Hưng. 3. Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Phòng Giao Dịch Cách Mạng Tháng Tám.
4. Lê Văn Tề & tgk, (2003), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê.
5. Lê Văn Tề, (2003), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê. 6. Nguyễn Đăng Dờn & tgk, (2009), Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. 7. Website: + www.acb.com.vn. + www.sacombank.com.vn + www.techcombank.com.vn + www.sbv.gov.vn. + vnexpress.net. + vneconomy.vn.