Thực trạng huy động tiền gởi từ Cá nhân

Một phần của tài liệu 0269 (Trang 61 - 67)

- Phòng Giao Dịch Hòa Hưng trong những năm gần đây

3.2.1.2Thực trạng huy động tiền gởi từ Cá nhân

Bảng 3.5: Tình hình huy động vốn từ Cá nhân 2007 - 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu/Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị +/(-) Tỷ lệ % Giá trị +/(-) Tỷ lệ % Tiền gởi thanh toán 32,634 15,023 17,932 -17,611 -53.97% 2,909 19.36% Tiền gởi tiết kiệm 366,916 618,632 816,991 251,716 68.6% 198,359 32.06% Tiền gởi của Cá nhân 399,550 633,655 834,923 234,105 58.59% 201,268 31.76%

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 - 2009, ACB - Hòa Hưng

Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy kết cấu nguồn vốn huy động được từ Cá nhân của ACB - Hòa Hưng gồm tiền gởi thanh toán của Cá nhân và tiền gởi tiết

kiệm. Trong đó, lượng tiền gởi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn tiền gởi Cá nhân và tỷ trọng của nó tăng dần trong giai đoạn 2007 - 2009. Điều này có lợi cho ngân hàng bởi vì ngân hàng có cơ sở nguồn vốn để cho vay với thời gian tương đối dài, lãi suất cao hơn và có kế hoạch thu hồi vốn đúng hạn. Ta có thể thấy được mức tăng, giảm qua ba năm hoạt động và tỷ trọng của từng loại tiền gởi trong nguồn vốn huy động được từ Cá nhân qua biểu đồ sau:

Biểu 3.4: Biểu đồ tình hình huy động vốân từ Cá nhân 2007 - 2009

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 - 2009, ACB - Hòa Hưng

Cụ thể, năm 2007, lượng tiền gởi tiết kiệm là 366,916 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 91.83%, năm 2008 tiền gởi tiết kiệm chiếm tỷ trọng 97.63% với lượng tiền gởi là 618,632 triệu đồng, và năm 2009 tỷ trọng là 97.85% trong tổng nguồn tiền gởi Cá

0 150,000 300,000 450,000 600,000 750,000 900,000 triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Kết cấu vốn huy động từ Cá nhân

Tiền gởi thanh toán Tiền gởi tiết kiệm Tổng vốn huy động từ Cá nhân

nhân, với mức gởi là 816,991 triệu đồng. Trong đó, lượng tiền gởi tiết kiệm năm 2008 tăng 251,716 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng với tốc độ tăng là 68.6%. Tiền gởi tiết kiệm năm 2009 tăng 198,359 triệu đồng so với năm 2008, với tốc độ tăng là 32.06%. Trong khi đó, tiền gởi thanh toán của Cá nhân qua các năm thay đổi không nhiều. Năm 2007, lượng tiền gởi thanh toán ngân hàng huy động được từ Cá nhân là 32,634 triệu đồng. Năm 2008, lượng tiền gởi thanh toán là 15,023 triệu đồng, giảm 17,611 triệu đồng so với năm 2007, với tốc độ giảm là 53.97%. Đến năm 2009, lượng tiền gởi này tăng lên trở lại là 17,932 triệu đồng, tăng 2,909 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với tốc độ tăng 19.36%. Năm 2007, lượng tiền gởi thanh toán Cá nhân chiếm tỷ trọng 8.17%, năm 2008 tỷ trọng giảm xuống còn 2.37%, và đến năm 2009, tỷ trọng này giảm còn 2.15% trong tổng nguồn Cá nhân. Điều này một phần cho thấy tâm lý thích sử dụng tiền mặt của dân cư trong việc chi tiêu, giao dịch hằng ngày vẫn còn cao.

Bảng 3.6: Tình hình huy động tiền gởi tiết kiệm 2007 - 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu/Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị +/(-) Tỷ lệ % Giá trị +/(-) Tỷ lệ % Không kỳ hạn 23,773 5,971 4,224 -17,802 -74.88% -1,747 -29.26% Kỳ hạn <=12 tháng 163,472 206,619 254,719 43,147 26.39% 48,100 23.28% Kỳ hạn >12 tháng 179,671 406,042 558,048 226,371 125.99% 152,006 37.44% Tiền gởi tiết kiệm 366,916 618,632 816,991 251,716 68.6% 198,359 32.06%

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 - 2009, ACB - Hòa Hưng

Qua bảng số liệu, ta thấy kết cấu nguồn tiền gởi tiết kiệm mà ngân hàng huy động được từ dân cư bao gồm tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm ngắn hạn (kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống) và tiền gởi tiết kiệm trung và dài hạn (kỳ hạn trên 12 tháng). Trong đó, nguồn tiền gởi tiết kiệm trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn tiền gởi tiết kiệm, kế đến là tiền gởi tiết kiệm ngắn hạn và cuối cùng là tiết kiệm không kỳ hạn. Ta có thể minh họa bằng biểu đồ sau:

Biểu 3.5: Biểu đồ tình hình huy động tiền gởi tiết kiệm 2007 - 2009

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 - 2009, ACB - Hòa Hưng

Năm 2007, lượng tiền gởi không kỳ hạn là 23,773 triệu đồng, chiếm 6.48% trong tổng nguồn tiết kiệm. Đến năm 2008, lượng tiền không kỳ hạn này là 5,971 triệu đồng, chiếm 0.97% trong tổng nguồn. Năm 2009, ngân hàng huy động được nguồn tiết kiệm này là 4,224 triệu đồng, và chiếm 0.52% trong tổng khối tiền gởi tiết kiệm. Nhìn chung, ta thấy lượng tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn giảm qua từng năm. Cụ thể, tiền gởi năm 2008 giảm 17,802 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm mạnh là 74.88% so với năm 2007. Năm 2009, lượng tiền gởi không kỳ hạn này tiếp tục giảm 1,747 triệu đồng, với tốc độ giảm là 29.26%. Khách hàng gởi tiền tiết kiệm không kỳ hạn chủ yếu để kiếm lợi nhuận khi họ có một lượng tiền nhàn rỗi mà chưa

0 150,000 300,000 450,000 600,000 750,000 900,000 triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Kết cấu tiền gởi tiết kiệm

Không kỳ hạn <=12 tháng >12 tháng Tiền gởi tiết kiệm

có mục đích sử dụng, nhờ ngân hàng giữ hộ trong một thời gian và khi cần họ có thể rút ra bất kỳ lúc nào. Hơn nữa, lãi suất mà ngân hàng dùng để huy động loại tiền gởi này không cao như tiền gởi tiết kiệm ngắn và dài hạn. Do đó, lượng tiền này không nhiều như tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn.

Ngược lại với tiền gởi không kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm ngắn hạn tăng đều mỗi năm, với tỷ lệ tăng của năm sau cao hơn tỷ lệ tăng năm trước. Năm 2008, lượng tiền gởi tiết kiệm ngắn hạn là 206,619 triệu đồng, tăng 43,147 triệu đồng, với tốc độ tăng là 26.39% so với năm 2007 (163,472 triệu đồng). Cuối năm 2009, ngân hàng huy động được nguồn tiết kiệm ngắn hạn này là 254,719 triệu đồng, tăng 48,100 triệu đồng, với tốc độ tăng 23.28% so với năm 2008. Nguồn tiền gởi tiết kiệm ngắn hạn này chiếm tỷ trọng 44.55% trong tổng nguồn tiết kiệm năm 2007. Năm 2008, tỷ trọng tiền gởi tiết kiệm ngắn hạn là 33.4%, và hết năm 2009 là 31.18% trong tổng khối tiền gởi tiết kiệm.

Đặc biệt, đối với tiết kiệm trung và dài hạn, ACB - Hòa Hưng huy động được lượng tiền gởi này tăng lên mỗi năm, và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn tiền gởi tiết kiệm. Đây là một thuận lợi cho ngân hàng, vì có thể sử dụng nguồn vốn ổn định này để cấp tín dụng và đầu tư dài hạn. Năm 2007, Phòng Giao Dịch Hòa Hưng huy động được 179,671 triệu đồng tiền gởi tiết kiệm trung và dài hạn. Sang năm 2008, lượng vốn này tăng lên đến 406,042 triệu đồng, tăng 226,371 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng với tốc độ tăng mạnh là 125.99%. Đến năm 2009, lượng tiết kiệm trung và dài hạn tăng lên đến 558,048 triệu đồng, tăng 152,006 triệu đồng, với tốc độ tăng là 37.44% so với năm 2008. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng của năm 2008 so với năm 2007 cao hơn tỷ lệ tăng của năm 2009 so với năm 2008. Ngoài ra, tỷ trọng của loại tiền gởi này cũng tăng lên mỗi năm. Cụ thể, năm 2007, nguồn tiết

kiệm trung và dài hạn chiếm tỷ trọng 48.97% trong tổng khối tiền gởi tiết kiệm. Tỷ trọng này tăng lên đến 65.64% vào năm 2008 và đến hết năm 2009, tỷ trọng nguồn tiền gởi này tiếp tục tăng lên chiếm 68.31% trong tổng nguồn vốn huy động tiền gởi tiết kiệm của Phòng Giao Dịch.

Nhìn chung, ta thấy khối tiền gởi tiết kiệm của ACB - Hòa Hưng tăng lên mỗi năm là nhờ vào sự tăng lên của lượng tiền gởi tiết kiệm ngắn hạn và trung, dài hạn. Tiền gởi không kỳ hạn tuy có giảm dần qua mỗi năm, nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến tổng khối tiền gởi tiết kiệm. Để giữ chân khách hàng và thu hút thêm tiền nhàn rỗi, Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu luôn đưa lãi suất huy động lên ngang bằng với các đơn vị bạn cùng quy mô, với các mức lãi suất tiền gửi hấp dẫn đồng thời thực hiện biện pháp khuyến khích mới nhằm thu hút thêm nguồn tiền bằng cách thưởng, tặng quà cho khách hàng. Ngoài ra, điều này còn cho thấy khách hàng tin tưởng vào uy tín của ngân hàng nên đã đồng ý gởi tiền dưới các hình thức tiết kiệm dài hạn. Thêm nữa, tiền gởi tiết kiệm tại ngân hàng cũng là kênh đầu tư an toàn và hấp dẫn so với chứng khoán, vàng, bất động sản. Do đó, tổng lượng vốn tiết kiệm dân cư của ACB - Hòa Hưng trong năm 2008 và 2009 liên tục tăng và đạt tốc độ tăng trưởng cao.

Một phần của tài liệu 0269 (Trang 61 - 67)