Thiết kế mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN VIỆT NAM 10598630-2494-013017.htm (Trang 39)

Với mục tiêu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ngân hàng thương mại, trong bài

nghiên cứu này, mô hình đã được xây dựng và lựa chọn từ việc tham khảo mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở của Gul và các cộng sự (2011), San và các cộng sự (2012), Adem và Deger (2011) nhằm kế thừa và phát huy cũng như nhằm bù đắp những thiếu sót của nghiên cứu đi trước. Các kiểm định mô hình hồi quy đa biến và việc lựa chọn giữa các mô hình Pooled OLS, FEM và REM sẽ được thực hiện nhằm gia tăng tính chính

xác cho bài nghiên cứu.

Các yếu tố ngân hàng và yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến lời nhuận ngân hàng sẽ được trình bày trong mô hình nghiên cứu cụ thể dưới đây:

ROAit = β0 + β1SIZElt + β2DEPOSITlt + β3LOANlt + β4LIQUIDITYlt

+ β5CAPITALit + β6GDPlt + β7INFlt + μlt

SIZEit

Quy mô tổng tài sản của ngân hàng i trong ______thời gian t______

Logarit tự nhiên (Tổng tài sản) +

DEPOSITit

Tỷ lệ tiền gửi khách hàng của ngân hàng i

trong thời gian t

Tổng tiền gửi khách hàng / Tổng tài sản -

LOANit

Tỷ lệ khoản cho vay khách hàng của ngân hàng i trong thời gian

__________t__________

Tổng khoản cho vay khách hàng / Tổng tài

sản +

LIQUIDITYit

Tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng i trong thời ________gian t________

Tiền và các khoản tương đương tiền / Tổng

tài sản +

CAPITALit

Tỷ lệ vôn CSH trên tổng tài sản của ngân hàng i trong thời gian

__________t__________

Tổng vôn CSH / Tổng tài sản +

GDPit TÔc độ tăng trưởng kinh tế quôc nội

GDPt - GDPt-I GDPt -I r + INFit Tỷ lệ lạm phát của một quôc gia Ch s gi hi n t i — Ch s gi kỳ trỉ ố ả ệ ạ ỉ ố ả ước +/- ______________Ch s gi kỳ trỉ ố ả ước______________ β

o _______________________Hằng sô của mô hình_______________________

β1 - β7 ____________________Hệ sô hồi quy của biến • độc lập__________________ μ

ngân hàng thương mại bao gồm ROA, ROE, NIM. Bằng cách lược khảo nhằm chọn ra cách đo lường phù hợp nhất với mục tiêu nghiên cứu, tác giả chọn biến ROA là biến phụ

thuộc làm đại diện cho tỉ suất sinh lời/lợi nhuận của ngân hàng. Trong các thực nghiệm trước đây, Gul và các cộng sự (2011), Anbar và Alper (2011), Hirindu Kawshala (2017) cũng đã chọn biến ROA là biến phụ thuộc duy nhất khi nghiên cứu. Ngoài ra, San và Heeng (2012) khi nghiên cứu cùng lúc ba chỉ tiêu đã chọn ra biến ROA là đáng tin cậy nhất khi đo lường lợi nhuận của ngân hàng thương mại.

3.3.3.2 Quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng là một trong những yếu tố quyết định đến lợi nhuận của ngân hàng và được đo lường bằng Logarit tự nhiên của tổng tài sản. Nhìn chung, khi gia tăng quy mô tài sản, lợi nhuận ngân hàng sẽ có xu hướng tăng theo. Mặt khác, khi gia tăng quy mô tài sản, các ngân hàng thường đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng và cũng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng nhưng điều này cũng có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Để có thể tối đa hóa lợi nhuận, các ngân hàng cần lựa chọn quy mô hợp lý. Vì vậy, tác giả kì vọng rằng quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Phù hợp với các nghiên cứu

trước của Anbar & Alper (2011), Hirindu Kawshala (2017), Dinh (2013), Nguyen và các

cộng sự (2013).

3.3.3.3 Tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản

Tỷ lệ các khoản cho vay khách hàng được đo lường bằng cách lấy tổng khoản cho

vay khách hàng chia cho tổng tài sản của một ngân hàng i. Các khoản cho vay là nguồn thu nhập chính của ngân hàng và luôn được kỳ vọng sẽ có tác động dương đối với khả năng hoạt động hiệu quả của ngân hàng. Nếu các yếu tố không đổi, tiền gửi huy động chuyển hóa thành các khoản vay càng nhiều, thì lợi nhuận kỳ vọng sẽ cao hơn và đó cũng là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, đạt một tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản kỳ vọng thì ngân hàng phải chịu rủi ro phát sinh như: nợ xấu. Do vậy yếu tố này được tác giả kỳ vọng sẽ tác động hai chiều đến khả năng sinh lời của ngân

hàng. Các thực nghiệm trước đây cũng chỉ ra rằng có tác động hai chiều giữa tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản và lợi nhuận ngân hàng, trong khi Tu (2017), San & Heeng (2012) Syafri (2012), Gul và các cộng sự (2013) chỉ ra rằng có tác động cùng chiều thì Anbar & Alper (2011) cho rằng là ngược lại.

3.3.3.4 Tỷ lệ tiền gửi huy động trên tổng tài sản

Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng được đo lường bằng cách lấy tổng tiền gửi khách hàng chia cho tổng tài sản của một ngân hàng i. Tiền gửi huy động là nguồn vốn hoạt động chính của ngân hàng. Càng nhiều các khoản huy động được chuyển thành các khoản

vay, lợi nhuận sẽ kiếm được nhiều hơn. Tuy nhiên nếu huy động quá nhiều thì ngân hàng

cũng phải trả lãi suất tương ứng, điều đó ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận ngân hàng nếu các khoản huy động không được hoạt động hiệu quả. Do vậy tác động kỳ vọng tiền gửi huy sẽ tác động ngược chiều đối với khả năng sinh lời của các NHTM. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó Obamyi (2013), Anbar và Alper (2011).

3.3.3.5 Tỷ lệ thanh khoản

Trong mối quan hệ giữa tính thanh khoản và lợi nhuận, chỉ số thanh khoản được tính bằng cách lấy tiền và các khoản tương đương tiền chia cho tổng tài sản. Tỷ lệ trên cho ta thấy phần trăm của tiền và các khoản tương đương tiền trong cơ cấu tổng tài sản. Tiền và các khoản tương đương tiền có tính thanh khoản cao, cho nên nếu tỷ số càng cao

thì mức độ thanh khoản của ngân hàng sẽ càng được đảm bảo,khi đó, nguồn lợi ngân hàng thu được tăng lên. Mặc dù các ngân hàng phải tốn thêm một khoản chi phí để duy trì thanh khoản nhưng không đáng kể. Thêm vào đó hiện này các ngân hàng ở Việt Nam quản lý tài sản thanh khoản cực kỳ tốt và luôn ở mức ổn định. Do vậy tác giả kỳ vọng tỉ lệ thanh khoản sẽ tác động cùng chiều với tỉ suất sinh lời của ngân hàng. Hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Tu (2017), San & Heng (2013), Syafri (2012), Obamyi (2013), Anbar & Alper (2011).

3.3.3.6 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ vốn CSH được đo lường bằng cách lấy tổng vốn CSH chia cho tổng tài sản.

các quyết định kinh doanh, phản ánh quy mô và hiệu quả hoạt động của chính ngân hàng

đó, vì vậy ngân hàng cần quản trị tốt nguồn vốn này để tạo ra lợi nhuận kì vọng. Tỷ lệ vốn của ngân hàng càng cao, chi phí sử dụng vốn của ngân hàng càng giảm, và từ đó lợi nhuận của ngân hàng theo đó sẽ tăng lên. Hơn thế nữa, việc gia tăng tỷ lệ vốn cũng có thể mang lại các khoản thu nhập bất ngờ từ việc giảm chi phí đã dự đoán trước từ những

nguy cơ về kinh tế (bao gồm cả về phá sản). Vì vậy, nhóm tác giả kì vọng yếu tố này có tác động cùng chiều đến lợi nhuận. Phù hợp với các nghiên cứu của San & Heng (2013),

Syafri (2012), Obamyi (2013), Anbar và Alper (2011).

3.3.3.7 Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP

Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng tốc độ tăng trưởng GDP để kiểm soát cho các cho kỳ kinh tế vĩ mô. Nếu tỷ lệ này tăng cao qua các năm là một dấu hiệu tốt, nó cho

thấy các cơ hội kinh doanh được cải thiện, nhu cầu tín dụng sẽ tăng và như vậy lợi nhuận

của ngân hàng cũng tăng cao hơn. Ngược lại, nếu tỷ lệ này âm cho thấy rằng nền kinh tế

đang bất ổn, không có sự tăng trưởng tốt và hoạt động sản xuất kinh doanh cũng sẽ gặp khó khăn theo, nhu cầu cho vay cũng có xu hướng giảm nên lợi nhuận của ngân hàng cũng theo đó mà giảm sút. Do đó, tốc độ tăng trưởng GDP được kỳ vọng sẽ tác động cùng chiều với lợi nhuận của NHTM.

3.3.3.8 Tỷ lệ lạm phát

Nhìn chung, lạm phát không phải lúc nào cũng có hại cho nền kinh tế. Nếu nền kinh tế có thể duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải, có thể nó sẽ có tác dụng mở rộng tín dụng, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu để lạm phát tăng quá cao (ở mức từ 2-3 con số mỗi năm), nó sẽ để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho nền kinh tế. Vì vậy, tỷ lệ lạm phát được tác giả kỳ vọng sẽ tác động hai chiều đến lợi nhuận của NHTM.

Tên biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ROA 351 0.0097774 0.0079439 0.0000143 0.06339 LOAN 351 0.5581185 0.1372126 0.1139039 0.85168 DEPOSIT 351 0.6350462 0.1308124 0.1851091 0.8958942 LIQUIDITY 351 0.1914558 0.0978733 0.0450184 0.610376 SIZE 351 18.39127 1.323066 14.69872 21.17315 CAPITAL 351 0.0988636 0.05662 0.0262139 0.462446 GDP 351 0.0592937 0.0105599 0.0291012 0.070758 INF 351 0.0723492 0.0635779 0.008786 0.231154 Tóm tắt chương 3

Trong chương 3, tác giả đã trình bày mô hình nghiên cứu, công thức và cách đo lường cũng như ý nghĩa và kỳ vọng dấu của các biến. Đồng thời tác giả đã cung cấp cái nhìn tổng quan nhất về dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Các phân tích định lượng và phân

tích hồi quy sẽ được cụ thể hóa ở chương 4.

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Ở chương 4, tác giả sẽ đi vào cụ thể kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập được bao gồm thống kê mô tả và chạy mô hình hồi quy. Dựa trên kết quả này, tác giả sẽ phân tích và đối chiếu với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị phù hợp với tình hình thực tế cho các NHTM Việt Nam.

4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ

Bảng 4.1 dưới đây thể hiện giá trị thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình: Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp

Từ số liệu như trên, tác giả sẽ phân tích số liệu của từng biến trong giai đoạn nghiên cứu, cụ thể như sau:

4.1.1 Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản

Hình 4.1 ROA trung bình của các ngân hàng qua các năm

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ Excel

Từ hình 4.1, có thể thấy rằng ROA của các NHTM trung bình trong giai đoạn nghiên cứu xấp xỉ 1%. Ngoài ra, giá trị lớn nhất của ROA là 1.5893% vào năm 2009, giá

trị nhỏ nhất của ROA là 0.4734 thuộc về năm 2015. Trong giai đoạn 2008 - 2020, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của các NHTM tại Việt Nam có phần tăng trưởng không đều. Cụ thể trong giai đoạn 2008 - 2010, ROA tăng từ 1.32% lên mức cao nhất là 1.59% và sau đó giảm nhẹ và từ giai đoạn 2010 - 2015, tỷ lệ này giảm mạnh đến mức tối thiểu là 0.47%. Từ năm 2015 trở đi, tỷ lệ này tăng trưởng trở lại lên 1.09%.

Hình 4.2 ROA theo từng ngân hàng thương mại

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ Excel

Cùng giai đoạn nêu trên, ngân hàng TCB có tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài

sản trung bình đạt mức cao nhất (1.80%) và cũng là ngân hàng có mức đóng góp nhiều nhất vào ROA chung của ngành. Bên cạnh đó, NVB là ngân hàng có mức ROA trung bình thấp nhất nhất (đạt 0.26%).

4.1.2 Tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản

Hình 4.3 Tỷ lệ cho vay trung bình các ngân hàng theo từng năm

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ Excel

Tỷ lệ các khoản cho vay khách hàng trên tổng tài sản của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2020 đạt giá trị trung bình là 55.81%. Trong đó, giá trị lớn nhất là 63.88% năm 2008 và giá trị nhỏ nhất 45.82% năm 2011.

Trong giai đoạn 2008-2020, hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM và không ngừng phát triển đổi mới, hoàn thiện và bổ sung. Nghiệp vụ tín dụng là một hoạt động không chỉ sôi động mà còn xảy ra thăng trầm vì thế

mà nó được xem như con dao hai lưỡi vừa giúp ngân hàng tạo lợi nhuận cao, nhưng cũng

có thể xảy ra thua lỗ. Bước qua nền kinh tế thị trường việc kiểm tra chất lượng tín dụng được xem là khâu mà các NHTM chú trọng và vào các thời điểm cuối năm hoạt động cho vay sẽ thường tăng trưởng mạnh vì đây là thời điểm mà các doanh nghiệp cũng như khách hàng cá nhân cần vốn để chuẩn bị cho việc sản xuất đón năm mới.

đạt 71.58%. Ke đến là ngân hàng SGB với tỷ trọng cho vay khách hàng đạt 69% trên tổng tài sản. Đây là 3 ngân hàng dẫn đầu trong hoạt động cho vay khách hàng trong giai

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ Excel

Trong giai đoạn 2008 - 2020, tỷ lệ tiền gửi của khách hàng vào NHTM Việt Nam đạt giá trị trung bình là 63.5%. Trong đó, giá trị lớn nhất 71.33% vào năm 2015 và giá trị nhỏ nhất 48.22% năm 2011.

Hình 4.5 thể hiện tổng tiền gửi của khách hàng vào NHTM qua từng năm trong giai đoạn 2008 - 2020, nhìn chung, có thể thấy rằng tỷ lệ tiền gửi của khách hàng không ngừng tăng qua từng năm. Trong giai đoạn 2008 - 2011, do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến khách hàng thiếu niềm tin vào ngân hàng thương mại và điều đó dẫn đến tỷ lệ tiền gửi khách hàng giảm từ 57.79% xuống mức thấp nhất là 48.22% ở năm 2011. Tuy nhiên, từ năm 2011 trở đi, lượng tiền gửi từ khách hàng vào ngân hàng tăng trở lại và đạt mức 70.24% vào năm 2020.

Hình 4.6 Tiền gửi huy động của từng ngân hàng

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ Excel

Trong giai đoạn 2008 - 2020, có thể thấy rằng mức chênh lệch tỷ lệ tiền gửi giữa các ngân hàng thương mại là trong khoảng 60% - 70%. AGR là ngân hàng có số lượng tiền gửi từ khách hàng lớn nhất, đạt tỷ lệ 81.58% trên tổng tài sản ngân hàng. Đứng thứ nhì là ngân hàng STB với tỷ lệ tiền gửi từ khách hàng đạt 76.43%. Ke tiếp là ngân hàng ACB với tỷ lệ tiền gửi từ khách hàng đạt 73.67%. Đây là 3 ngân hàng có số lượng tiền gửi từ khách hàng lớn nhất trong giai đoạn 2008 - 2020.

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ Excel

Tiền và các khoản tương đương tiền là một trong số các loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất hiện nay, luôn được dùng trực tiếp để thanh toán, lưu thông và tích trữ. Qua kết quả thống kê mô tả, có thể thấy rằng tiền và các khoản tương đương tiền của các

NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2020 đạt trung bình là 19.15%. Bên cạnh đó, giá trị cao nhất là 28.58% năm 2008 và giá trị thấp nhất 12.93% năm 2016.

Hình 4.8 Tỉ lệ thanh khoản từng ngân hàng

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ Excel

Hình 4.8 mô tả tỷ lệ thanh khoản của từng NHTM trong giai đoạn 2008 - 2020, nhìn chung, có thể thấy rằng SSB là ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản cao nhất, đạt 32.42%.

Đứng thứ nhì là ngân hàng VCB với tỷ lệ thanh khoản đạt 27.02%. Ke tiếp là ngân hàng EIB với tỷ lệ thanh khoản đạt 25.8%. Đó là 3 ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản đạt mức cao nhất giữa các NHTM tại Việt Nam.

4.1.5 Quy mô ngân hàng

20.00 19.00 18.00 17.00 16.00 15.00

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ Excel

Trong giai đoạn 2008 - 2020, quy mô tổng tài sản trung bình của các NHTM tại Việt Nam đạt 18.39. Trong đó giá trị lớn nhất là 19.31 năm 2020 và giá trị nhỏ nhất 16.69

năm 2008. Nhìn chung, quy mô ngân hàng qua tổng tài sản có mức tăng trưởng đều theo

từng năm, từ mức 16.69 lên mức cao nhất 19.31 ở năm 2020.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN VIỆT NAM 10598630-2494-013017.htm (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w