4.3.4.1 Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled OLS và REM
Để lựa chọn mô hình Pooled OLS hay REM, tác giả sử dụng kiểm định nhân tử Lagrangian, giả thuyết kiểm định nhân tử Lagrangian được mô tả như sau:
H0: phương sai giữa các đối tượng không thay đổi, mô hình Pooled OLS phù hợp
H1: phương sai giữa các đối tượng thay đổi, mô hình REM phù hợp
Dựa vào kết quả ước lượng ở phụ lục 3.2 có thể thấy rằng hệ số Prob > chibar2 là
0.000, điều đó cho thấy giả thuyết H1 được chấp nhận. Kết quả là mô hình REM phù hợp.
4.3.4.2 Kiểm định lựa chọn mô hình FEM và REM
Để lựa chọn mô hình FEM hay REM, tác giả sử dụng kiểm định Hausman, giả thuyết kiểm định Hausman được mô tả như sau:
H0: không có tương quan giữa sai số và biến giải thích, mô hình REM phù hợp H1: có sự tương quan giữa sai số và biến giải thích, mô hình FEM là phù hợp. Kết quả kiểm định Hausman ở phụ lục 3.1 cho thấy hệ số Prob > chi2 là 0.0001
4.3.4.3 Kiểm định F-test
Để lựa chọn mô hình hồi quy Pooled OLS và FEM, tác giả sử dụng kiểm định F Test, giả thuyết kiểm định được mô tả như sau:
H0: không có tương quan giữa sai số và biến giải thích, mô hình Pooled OLS là phù hợp
H1: có sự tương quan giữa sai số và biến giải thích, mô hình FEM là phù hợp. Kết quả kiểm định ở bảng 3.3 (phụ lục 3) cho thấy hệ số Prob>chibar2 = 0.000<0.01, do đó giả thuyết H1 được chấp nhận. Do đó mô hình FEM là phù hợp.
4.3.4.4 Kiểm định thừa biến mô hình nghiên cứu
Sau khi ước lượng mô hình Pooled OLS, FEM, REM, tác giả nhận thấy rằng hệ số hồi quy của các biến GDP và INF đều không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Do đó tác giả quyết định sử dụng kiểm định Wald để kiểm tra sự cần thiết của các biến không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Giả thuyết kiểm định Wald như sau:
H0: biến GDP và INF là không cần thuyết H1: biến GDP và INF là cần thiết
Kết quả kiểm định Wald cho 3 mô hình Pooled OLS, FEM và REM ở phụ lục