Tỷ lệ (%) chết tích lũy trung bình của tôm thí nghiệm trong đợt II

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM PHÒNG hội CHỨNG CHẾT đỏ ở tôm HE CHÂN TRẮNG (litopenaeus vannamei) BẰNG các sản PHẨM đã CHIẾT rút từ THẢO dược TRONG điều KIỆN THÍ NGHIỆM (Trang 46 - 50)

Tương tự nhưđợt thí nghiệm I, tôm ở các nghiệm thức NT1, NT2, NT3 được cho ăn thức ăn đã trộn với Fucoidan với liều tương ứng là 200, 400 và 600 mg/kg tôm và thức ăn đã trộn với Diệp Hạ Châu với liều tương ứng là: 1, 2 và 3g/ kg thức

ăn đã được dùng cho tôm ở các nghiệm thức NT4, NT5 và NT6 trong 5 ngày. Sang ngày thí nghiệm thứ 6, xác của tôm chân trắng bị hội chứng chết đỏ đã được dùng làm thức ăn cho nghiệm thức ĐC+ và các nghiệm thức nói trên trong 12h, sau đó thức ăn tổng hợp đã được trộn với thuốc F hoặc D với liều như đã mô tả ở trên đã

được dùng cho tôm ăn ở các nghiệm thức cho đến khi kết thúc thí nghiệm (10 ngày). Tỷ lệ chết tích lũy trùng bình (lặp lại 2 lần) ở các nghiệm thức thể hiện ở

bảng 3.4 và hình 3.6.

Bng 3.4: T l (%) tôm chết tích lũy trung bình theo ngày thí nghim đợt II.

Tỉ lệ (%) tôm chết tích lũy theo ngày

Các NT đối Các NT dùng Fucoidan Các NT dùng Diệp hạ Châu Ngày thí nghiệm ĐC-1 ĐC+ NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 1 0 0 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 0 0 3 0 0 0 0 0 0 0 0 4 0 0 0 0 0 0 0 0 5 0 0 0 0 0 0 0 0 6 0 0 0 0 0 0 0 0 7 0 45.83 52.08 50 62.5 58.33 56.25 64.58 8 0 91.67 81.25 89.58 87.5 85.42 91.67 81.25 9 0 100 100 100 100 100 100 97.92 10 0 100 100 100 100 100 100 100

Hình 3.7. T l (%) tôm chết tích lũy trung bình theo ngày thí nghim đợt II

Kết quả thí nghiệm ở bảng 3.4. và hình 3.6. đã thể hiện rằng, chỉ cần 30 h kể

từ khi bắt đầu cảm nhiễm bằng cách cho tôm thí nghiệm ăn xác của tôm bệnh, tôm thí nghiệm đã bộc lộ các dấu hiệu của bệnh ở hầu hết các nghiệm thức: ĐC+, NT1, NT2, NT3, NT4, NT5 và NT6. Một số con tôm ở các NT này đã kém ăn (thức ăn dư nhiều trong bể, đường ruột không rõ), cơ thể chuyển sang mầu đỏ bầm, bơi lội yếu ớt trên mặt nước gần dây sục khí, sau đó chìm xuống đáy và xác tôm chết xuất hiện sau 48h kể từ khi bắt đầu cảm nhiễm, tỷ lệ chết đã đạt xấp xỉ 50% vào ngày thứ

3 sau cảm nhiễm, và chết 100% ở tất cả các nghiệm thức đã được cảm nhiễm vào ngày thứ 5 sau cảm nhiễm (ngày thứ 10 kể từ khi bắt đầu bố trí thí nghiệm).

Trong khi đó, tôm ở NT đối chứng âm (ĐC-) vẫn khỏe mạnh bình thường, hoàn toàn không có hiện tượng chết, tỷ lệ sống sau 10 ngày thí nghiệm đạt 100%.

Ở những con tôm bị chết từ ngày thứ 4 sau cảm nhiễm, ngoài dấu hiệu đỏ

thân, còn quan sát thấy các đốm trắng to hoặc nhỏ ở mặt dưới của giáp đầu ngực, thường chỉ quan sát thấy khi dùng tay kéo rời lớp vỏ của giáp đầu ngực.

Hình 3.8.Các du hiu bnh lý đã quan sát được các con tôm chân trng hp hi và chết trong thí nghim phòng bnh đợt II.

1. Tôm hp hi đã bc l du hiu: thân chuyn sang đỏ bm, không thy

đường rut, rt yếu

2. Hình ảnh của tôm ởđáy của một nghiệm thức sau cảm nhiễm 2 ngày

Bng 3.5. So sánh thng kê v t l chết trung bình ca tôm các nghim thc sau khi đã b cm nhim đợt II. (cm nhim vào ngày th 5 ca thí nghim)

Tỉ lệ chết tích lũy theo ngày thí nghiệm % Các NT Ngày thứ 6 (2 ngày sau cm nhim) Ngày thứ 7 (3 ngày sau cm nhim) Ngày thứ 8 (4 ngày sau cm nhim) Ngày thứ 9 (5 ngày sau cm nhim) ĐC+ 0,00 45,83 ± 4,17a 91,67 ± 4,17a 100,00 ± 0,00a NT1 0,00 51,96 ± 10,29a 81,25 ± 6,25a 100,00 ± 0,00a NT2 0,00 50,00 ± 20,83a 89,58 ± 6,25a 100,00 ± 0,00a NT3 0,00 62,50 ± 12,50a 87,50 ± 4,17a 100,00 ± 0,00a NT4 0,00 58,33 ± 12,50a 85,42 ± 6,25a 100,00 ± 0,00a NT5 0,00 56,25 ± 27,08a 91,67 ± 4,17a 100,00 ± 0,00a NT6 0,00 64,58 ± 6,25a 81,25 ± 18,75a 97,92 ± 0,00a

Chú thích: Các ch cái khác nhau viết kèm các s theo ct dc th hin s khác nhau có ý nghĩa thng kê (p<0,05) khi so sánh bng ANOVA mt yếu t.

Số liệu ở bảng 3.5. đã cho ta thấy không có sự sai khác rõ ràng về thời điểm xuất hiện tôm chết và tỷ lệ chết của tôm ở các nghiệm thức đã dùng Fucoidan (với

liều: 200, 400 và 600 mg/kg tôm) hoặc Diệp Hạ Châu (với liều 1, 2 và 3 g/ kg thức

ăn) trộn vào thức ăn trước (4 ngày) và sau cảm nhiễm để phòng hội chứng chết đỏ ở tôm chân trắng với nghiệm thức đối chứng dương (ĐC+) trong điều kiện thí nghiệm. So sánh thống kê đã cho thấy tỷ lệ chết tích lũy ở mỗi ngày giữa các nghiệm thức đều khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức đối chứng dương (không dùng thuc phòng bnh).

3.1.2.2. Kiểm tra PCR và mô bệnh học các mẫu tôm trước và sau đợt thí

nghiệm II.

Cũng như đợt thí nghiệm thứ nhất, mẫu tôm khỏe dùng để bố trí thí nghiệm, mẫu tôm bệnh dùng để cảm nhiễm và các mẫu tôm thu từ các nghiệm thức ĐC-,

ĐC+, NT1, NT2, NT3, NT4, NT5 và NT6 sau thí nghiệm đều được kiểm tra mức

độ cảm nhiễm virus gây hội chứng chết đỏ (WSSV) ở tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng kỹ thuật PCR và bằng phương pháp mô bệnh học. Kết quả kiểm tra

được thể hiện ở bảng 3.6.

Bng 3.6.Kết qu kim tra mu tôm đợt thí nghim th II bng PCR và mô bnh hc.

Nhiễm WSSV ở các mẫu tôm thí nghiệm Nghiệm thức thí nghiệm PCR MÔ BỆNH HỌC Tôm khỏe trước TN - - Tôm bị hội chứng chết đỏ dùng cho cảm nhiễm + +

KẾT QUẢ KIỂM TRA TÔM SAU THÍ NGHIỆM PHÒNG BỆNH

Mẫu thu từ ĐC- - - Mẫu thu từ ĐC+ + + Mẫu thu từ NT1 + + Mẫu thu từ NT2 + + Mẫu thu từ NT3 + + Mẫu thu từ NT4 + + Mẫu thu từ NT5 + + Mẫu thu từ NT6 + +

Từ kết quả thể hiện ở bảng 3.6. đã cho ta thấy, đàn tôm khỏe dùng cho thí nghiệm đã đảm bảo âm tính với WSSV và mẫu tôm dùng để cảm nhiễm trong thí nghiệm II cũng đã bộc lộ những dấu hiệu của hội chứng chết đỏở tôm chân trắng và dương tính với WSSV. Sau thí nghiệm 10 ngày, mẫu tôm thu ở nghiệm thức ĐC- vẫn âm tính với WSSV tương ứng với tỷ lệ sống 100% khi kết thúc thí nghiệm.

Trong khi đó, các mẫu tôm hấp hối thu ở các nghiệm thức ĐC+, NT1, NT2, NT3, NT4, NT5 và NT6 đã bộc lộ nhưng dấu hiệu đặc thù của hội chứng chết đỏ

như đã từng được báo cáo bởi Nguyễn Thị Nguyệt Huệ (2011) và những mẫu này

đều có kết quả dương tính (+) với WSSV, tương ứng với một tỷ lệ chết dữ dội (xấp xỉ 50%) từ ngày thứ 3 sau khi cảm nhiễm và chết 100% vào ngày thứ 6 sau cảm nhiễm ở nhiệt độ 28,2-310C.

Kết quả thu được từ đợt thí nghiệm thứ II đã một lần nữa khẳng định rằng, dùng Fucoidan sản xuất từ rong mơ (với các liều: 200, 400 và 600 mg/kg tôm) và cao Diệp Hạ Châu (với liều 1, 2 và 3 g/kg thức ăn) trộn vào thức ăn để cho tôm ăn trước (từ 4-7 ngày) và sau thời điểm cảm nhiễm WSSV (thí nghiệm kéo dài từ 10- 14 ngày) đã không có hiệu quả phòng hội chứng chết đỏ do WSSV gây ra ở tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong điều kiện thí nghiệm.

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM PHÒNG hội CHỨNG CHẾT đỏ ở tôm HE CHÂN TRẮNG (litopenaeus vannamei) BẰNG các sản PHẨM đã CHIẾT rút từ THẢO dược TRONG điều KIỆN THÍ NGHIỆM (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)